221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
728354
15 năm nữa, GD đại học VN đạt đẳng cấp khu vực
1
Article
null
15 năm nữa, GD đại học VN đạt đẳng cấp khu vực
,

(VietNamNet) - Đến năm 2020, giáo dục (GD) ĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới- Mục tiêu chung của đề án đổi mới GDĐH VN vừa được Chính phủ thông qua. Do tính chất quan trọng của đề án, chúng tôi xin giới thiệu các mục tiêu cụ thể và nhóm giải pháp mà đề án đặt ra cho cả giai đoạn từ 2006 đến 2020.

Soạn: AM 610325 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các thủ khoa ĐH tại các trường ĐH Hà Nội khóa 2003-2004 (Ảnh: NV)

Sẽ có nhiều trường ĐH đẳng cấp quốc tế

Theo Nghị quyết này, việc đổi mới giáo dục (GD) ĐH VN sẽ có 6 mục tiêu cụ thể.

1.Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở GDĐH, có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

2.Phát triển các chương trình GDĐH theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định GDĐH. Xây dựng một vài trường ĐH đẳng cấp quốc tế.

3.Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 SV/1 vạn dân vào năm 2010 và 450SV/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó, khoảng 70 - 80% SV theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng, khoảng 40% SV ngoài công lập.

4. Nâng tầm đội ngũ giảng viên (GV) và cán bộ quản lý GDĐH: Bảo đảm tỷ lệ SV/GV không quá 20. Đến năm 2010, có ít nhất 40% GV đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% GV đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ.

5.Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH. Các trường ĐH lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học- công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu của các cơ sở GDĐH vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.

6.Hoàn thiện chính sách phát triển theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở GDĐH, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với GDĐH.

Để thực hiện các mục tiêu trên, bảy nhóm giải pháp đồng bộ đã được đưa ra.

Khuyến khích tập đoàn, doanh nghiệp lớn mở trường ĐH

Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDĐH là nhóm giải pháp đầu tiên, trong đó ưu tiên mở rộng quy mô các chương trình định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; áp dụng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông, kết hợp mô hình truyền thống với mô hình đa giai đoạn để tăng cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực; chuyển đổi một số cơ sở GDĐH công lập sang bán công, tư thục; hoàn thiện mô hình trường CĐ cộng đồng và xây dựng quy chế chuyển tiếp đào tạo với các trường ĐH, củng cố các ĐH mở để có thể mở rộng quy mô của 2 loại trường này.

Khuyến khích mở cơ sở GDĐH trong các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn;sáp nhập cơ sở GDĐH với các cơ sở nghiên cứu khoa học để gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh. Tập trung đầu tư, huy động chuyên gia trong và ngoài nước và có cơ chế phù hợp để xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế.

SV được học theo cách học quốc tế

Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo là nhóm giải pháp thứ hai, trong đó, nhấn mạnh tới việc cơ cấu lại khung chương trình; bảo đảm sự liên thông của các cấp học. Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước. Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực, nhu cầu học tập của nhân dân và tăng quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH. Cải tiến tuyển sinh theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại. Chấn chỉnh công tác tổ chức đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Tuyển dụng giảng viên: Rất cạnh tranh

Nhóm giải pháp thứ ba là đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng GV và cán bộ quản lý. Trong đó, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Một điểm mới nữa là đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Bảo đảm sự bình đẳng giữa GV biên chế và hợp đồng, công lập và  ngoài công lập.

Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với GV bao gồm tiêu chuẩn GV, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc....

Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS theo hướng giao cho các cơ sở GDĐH, thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận GV, GV chính.

Soạn: AM 610315 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 Nhà nước sẽ tập trung xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử. Trong ảnh: SV trường ĐH Quản lý Singapore chuẩn bị bài học tại thư viện (Ảnh: H.A)

1% ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học

Tại nhóm giải pháp thứ tư (đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ), đề án đề cập tới việc Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cơ sở nghiên cứu mạnh trong các cơsở GDĐH. Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH.

Đồng thời, quy định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của GV, gắn việc đào tạo nghiên cứu sinh với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Đáng lưu ý, sẽ bố trí tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở GDĐH thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ.

Nhà nước cấp tiền trực tiếp cho người học

Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính là nhóm giải pháp thứ năm.

Theo đó, Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho GDĐH; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung như: trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá và các cơ sở văn hoá, thể dục thể thao.

Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực GDĐH; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của nhà đầu tư.

Chính sách học phí, học bổng, tín dụng SV sẽ được xây dựng lại  trên cơ sở xác lập những nguyên tắc chia sẻ chi phí GDĐH giữa nhà nước, người học và cộng đồng. Nhà nước thực hiện sự trợ giúp toàn bộ hoặc một phần học phí đối với các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học.

Điểm đổi mới nữa là nghiên cứu áp dụng quy trình phân bổ ngân sách dựa trên sự đánh giá của xã hội đối với cơ sở GDĐH. Thực hiện hạch toán thu - chi đối với các cơ sở GDĐH công lập, tạo điều kiện để các cơ sở có quyền tự chủ cao trong thu - chi theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích luỹ cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế về tài chính đối với các cơ sở GDĐH ngoài công lập.

Xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản

Đề án cũng dành hẳn một nhóm giải pháp cho đổi mới cơ chế quản lý.

Theo đó, sẽ chuyển các cơ sở GDĐH công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.

Xoá bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập. Bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng về chất lượng GDĐH.

Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định GDĐH; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô GDĐH.

Đặc biệt, Luật Giáo dục ĐH sẽ được xây dựng.

Bằng ĐHVN sẽ tương đương thế giới

Cuối cùng là các giải pháp về hội nhập quốc tế, trong đó, lưu ý tới việc triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài; tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế; đạt được thoả thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở GDĐH trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi GV, chuyên gia với nước ngoài; khuyến khích GV là người VN ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại VN; khuyến khích du học tại chỗ.

Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các cơ sở GDĐH có uy tín trên thế giới mở cơ sở GDĐH  quốc tế tại VN hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở GDĐH VN.

  • Ban Giáo dục (giới thiệu)

Theo dòng sự kiện

 "Việt Nam sẽ có trường ĐH cạnh tranh với thế giới!"

 Thay "chặn lũ" bằng "phân lũ"

Năm 2006, VN thí điểm chương trình đào tạo ĐH tiên tiến

 Giảng đường "nội", giáo trình "ngoại"

Chuyển ngữ: Bao giờ?

Tháng 6, trình Chính phủ đề án đổi mới giáo dục ĐH

Hơn 200 kiến nghị đổi mới giáo dục ĐH

5 vấn đề đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam

Thủ tướng- Đổi mới giáo dục ĐH là chuyện cấp bách

Đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam, góc nhìn châu Á


Bạn có đóng góp gì về đề án đổi mới toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam?


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,