221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
740290
Lớp học một giới tính: Chúng tôi đã từng là "nạn nhân"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Lớp học một giới tính: Chúng tôi đã từng là 'nạn nhân'
,

(VietNamNet) - Lớp một giới tính, sau năm 1975, có lẽ trường THPT dân lập Nguyễn Khắc Viện mới thử nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên, trong các trường học hiện nay, đang tồn tại không ít "mô hình" lớp học một giới tính như vậy. Chẳng hạn, các lớp chuyên, lớp chọn ở trường phổ thông (lớp chuyên văn hầu hết là nữ và lớp chuyên toán chủ yếu là nam). Việc này đã tạo ra những hậu quả không tốt mà mãi về sau, các em học sinh, những người trong cuộc mới nhận ra được. Dưới đây, chúng tôi ghi nhận các ý kiến.

Soạn: AM 639529 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trường THPT dân lập Nguyễn Khắc Viện

Họ tên: Đỗ Thị Hạnh Dung
Địa chỉ: Hà Nội
Email:
mydinh02@yahoo.com

Phương pháp giảng dạy này rõ ràng mang tính chủ quan của con người, trái với quy luật của tự nhiên và xã hội. Bản thân tôi đã từng là nạn nhân của kiểu giảng dạy này (tương tự như vậy).

Còn nhớ, khi nhỏ tôi là một HS chuyên toán. Vì là khối A, nên không phải do các thầy sắp xếp mà do đặc điểm của môn tự nhiên nên cả lớp chỉ có một mình tôi là nữ. Dù có tôi, các bạn nam mặc sức nghịch ngợm, nhiều khi họ cũng cho tôi là người cùng giới nên đôi khi cư xử rất thiếu tế nhị. Còn tôi, nhiều lúc cũng chẳng nghĩ mình là con gái.

Vào ĐH, tôi rơi vào một môi trường hoàn toàn khác. Cũng lại do đặc điểm môn xã hội, lớp tôi toàn con gái (có 6/30 là nam với tính cách khối D nhẹ nhàng, uốn éo chẳng khác nào con gái). Do mối quan hệ với các bạn trong lớp nam trước kia nên tôi không khó khăn khi giao tiếp với các bạn khác giới trong trường, hoặc các buổi đi chơi. Tôi có người yêu khi là sinh viên.

Các bạn gái trong lớp ĐH thì không hề có khái niệm về nam giới do môi trường học chuyên 10 năm toàn nữ. Đến bây giờ, thậm chí, khi tôi đã có gia đình, có con, rất nhiều bạn gái của tôi cũng chưa một lần biết thế nào là yêu khác giới. Nguyên nhân là họ quá thiếu mối quan hệ với bạn bè khác giới ở thời điểm tuổi trưởng thành khi những cảm nhận về tình bạn khác giới còn trong sáng. Đến giờ, các bạn gái của tôi chẳng hiểu phải nói chuyện, làm quen với người khác giới như thế nào nữa.

Theo tôi, việc giáo dục lệch như vậy để lại một hậu quả tâm lý nặng nề cho cả một thế hệ. Tuổi trẻ có những tâm lý riêng và nếu chúng ta hạn chế sự phát triển tính cách, tâm sinh lý, có thể dẫn đến sự thui chột.

Tôi mạo muội đưa ra một ví dụ. Để hạn chế tai nạn giao thông, có quy định mỗi người chỉ được đăng ký một xe. Nhưng thực tế tai nạn giao thông không giảm, người muốn mua xe vẫn mua được, chỉ làm lợi cho kẻ khác! Chúng ta phải áp dụng biện pháp giáo dục giới tính cho các em nhỏ thay vì cách ly chúng ra như vậy. Các bậc cha mẹ lo lắng khi con mình phát triển quá sớm về tâm sinh lý, vậy các bậc cha mẹ có lo không khi con mình đến tuổi 30 vẫn không có bạn trai, bạn gái?

Kết thúc, tôi xin trích một câu chuyện có thật của bạn tôi. Khi cùng học ĐH, mẹ bạn cấm không được yêu và phải học cho thật giỏi, không cho đi chơi gì. Sau khi tốt nghiệp ĐH 2 năm, bà mẹ bắt đầu giục con lấy chồng. Trong một lần tranh luận, cô bạn đã phản ứng: "mẹ cứ nói con không yêu là không yêu, giờ mẹ bảo con lấy chồng đi, ai lấy con đây?"

Họ tên: Minh Hà
Địa chỉ: HaNoi
Email:
minhha003@hotmail.com

Việc "phân ban" nam riêng, nữ riêng đang cướp đi những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của thời học sinh của các em lứa tuổi 15-18. Không hiểu đến khi ra trường, các em còn cái gì để nhớ.

Tôi là HS cũ trường Amstesdam. Lớp chuyên văn trường tôi thường chỉ có học sinh nữ. Tôi còn nhớ tâm trạng của nhiều người: luôn thiếu thốn, thèm muốn được học cùng các bạn khác giới như các lớp chuyên khác như thế nào.

Sẽ chẳng có cái gì gọi là phát triển giới tính tốt hơn cả khi mà trong lớp, có nhiều việc nặng nhọc không phải lúc nào cũng có thể nhờ các bạn nam lớp khác. Thế là một bộ phận học sinh nữ của lớp phải cáng đáng việc này, và dĩ nhiên, họ phải đóng vai đàn ông.

Tôi cũng đồng ý với bạn nào đó nói rằng, vắng người khác giới, con người ta sống cẩu thả, ăn nói thô lỗ hơn nhiều. Lứa tuổi 15-18 là thời kỳ phát triển nhân cách và khám phá giới tính mạnh mẽ. Những khám phá này đòi hỏi nhiều quan sát hàng ngày, không chỉ trong vui chơi mà cả trong công việc, học tập, xem những cặp khác giới quan hệ đối xử với nhau như thế nào để bắt chước hoặc tự rút kinh nghiệm. Có như vậy mới là quan sát đầy đủ mọi mặt.

Tại sao lại cứ khăng khăng cho rằng, bạn học khác giới chắc chắn làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học của nhau? Đã có biết bao nhiêu tấm gương đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến có cả hai giới, bổ khuyết những yếu kém cho nhau. Có bao nhiêu biểu hiện giới tính phát triển trong thời kỳ này. Chỉ vì một biểu hiện "ghen tuông" mà tạo ra môi trường kìm hãm tất cả những biểu hiện khác thì thật phản khoa học.

Tôi đã từng là giáo viên trong 5 năm. Việc chia ra thành những lớp một giới sẽ làm cho nhân cách HS phát triển sai lệch. Khi ra cuộc sống, các em có thể sẽ nhận thức sai lệch về cuộc sống và xã hội.

Tôi nghĩ rằng, các nhà giáo dục cần phải suy nghĩ và cân nhắc thậ kỹ điều này. Cần phải tổ chức nhiều hội thảo khoa học bàn về mô hình trên. Không nên vôi vàng để làm hỏng một thế hệ. Đúng như một số ý kiến, học sinh đến trường không phải chỉ để học chữ mà các em còn học cả cách ứng xử. Ứng xử thế nào cho đúng trong những trường hợp khác nhau? Nếu một lớp, HS chỉ toàn một giới thì có thể trong mọi trường hợp, các em sẽ ứng xử giống nhau. Điều này khá nguy hiểm.(congoctu; Örebro sweden;  congoctu@yahoo.com)

Những báo cáo tổng kết kết quả học tập của thầy Hiệu trưởng sẽ không có ý nghĩa gì cả bởi vì bày chuyện rồi lại tự viết báo cáo. Có khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi.

Ngoài ra, những kết quả học tập thì có thể thống kê được, nhưng những lệch lạc thiếu hiểu biết về giới tính, những cư xử vụng về do không được tiếp xúc thường xuyên với những người khác giới thì ai sẽ thống kê cho?

Một số các em sẽ vào được ĐH. Nhưng còn đại đa số sẽ không học tiếp mà đi làm nghề. Kiến thức đối với họ không cần quá nhiều, quá đủ như HS sẽ học tiếp lên cao. Vậy thì lại sao lại được quyền tước đi niềm vui, tình bạn, kỷ niệm thời HS của họ?

Đừng kỳ vọng rằng một lớp bình thường ở nông thôn sẽ đỗ ĐH đến 50%, không có đâu, khi mà các lớp bình thường ở thành phố, được đầu tư tốt hơn cũng chỉ được 20-30%. Vậy vì tại sao lại bắt đa số vì quyền lợi của thiểu số? Chẳng lẽ chỉ vì báo cáo thành tích?

 Và ngay cả đối với những người đỗ ĐH, thật chẳng tác dụng gì khi trước và sau khi học ở những lớp một giới ấy, lên ĐH, họ lại vào học những lớp trộn giới. Tình bạn thời phổ thông, nhất là cấp 3 quan trọng lắm. Rất nhiều người có những người bạn tốt nhất là ở thời kỳ này.

Con gái lớn lên lao vào cuộc sống gia đình thường vất vả, chả mấy khi có điều kiện chăm chút cho tình bạn. Chỉ có con trai có nhiều thời gian và lý do để nhớ đến các bạn, đặc biệt cả bạn gái. Học chung tạo ra lý do để gắn bó, và rất nhiều kỷ niệm để đưa đến tình bạn, có hoàn cảnh để giúp đỡ lẫn nhau chứ gặp nhau ở sân kho, ở những cuộc tụ họp chung, trừ phi "mê" nhau chứ chỉ nghĩ về nhau một cách bình thường chả mấy khi tiến tới tình bạn được.

Người ta thường nói bạn "đồng nghiệp", "đồng môn" vì những mối quan hệ này gắn bó khăng khít, có một trách nhiệm vô hình với nhau, là như vậy. Có thể các em học sinh ở các lớp một giới ấy không ý thức được mình đang bị đánh cắp cái gì, nhưng các phụ huynh và thầy Đắc cần nhìn rộng hơn về hậu quả xã hội mà lớp học tạo ra.

Họ tên: Thiên Hương
Email:
eva8404@yahoo.com

Chuyện phân lớp theo giới tính là một mô hình không thể mê được...Tôi xin nói như vậy với tư cách là người từng học chuyên ban trường THPT Chu Văn An (HN). Lớp tôi ngày ấy chủ yếu là con gái. Việc học trong một môi trường như thế bất lợi ở điểm nào, mãi sau này tôi và các bạn cùng lứa mới nhìn ra được. Điểm bất lợi chính là thiếu đi những mối quan hệ xã hội với phái nam. Khi ra ngoài xã hội, chúng tôi cảm thấy ngu ngơ và thiếu đi những trải nghiệm mà bạn bè cùng tuổi có. Giao tiếp xã hội vì thế có sự hụt hẫng và chập chững ban đầu.

Theo dòng sự kiện:

Theo bạn, môi trường một giới tính sẽ giúp HS phát triển tốt hay sẽ sinh ra các hậu quả lệch lạc trong tâm sinh lý? Mời các bạn phân tích và đưa ra những câu chuyện cụ thể:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,