(VietNamNet) - Sẽ thí điểm 3 ngành: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thông tin và Điện tử Viễn thông trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam thời gian tới. Kế hoạch và lộ trình đưa Học liệu mở (OCW) của MIT vào Việt Nam đã được bàn thảo tại cuộc họp với các đơn vị chức năng do Bộ GD - ĐT tổ chức sáng nay (5/12).
Giám đốc điều hành Quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ Phạm Đức Trung Kiên (bìa trái), Giám đốc công ty VASC Nguyễn Anh Tuấn (bìa phải) và Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GD - ĐT) Trần Bá Việt Dũng (giữa) tại lễ ký kết đưa OCW vào Việt Nam. (Ảnh Chí Dũng) |
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD - ĐT) Trần Bá Việt Dũng cho biết, trong tuần này, Tổ công tác của Bộ sẽ được thành lập. Tổ sẽ có nhiệm vụ liên lạc với các đối tác thực hiện đưa OCW của Viện kỹ thuật Massachussets (MIT) vào Việt Nam như: MIT, Quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa kỳ (VEF), Bộ GD - ĐT và Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC.
Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên Trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long về câu chuyện đưa học liệu mở của MIT tới các trường ĐH Việt Nam |
Theo Vụ ĐH & Sau ĐH, trước mắt sẽ triển khai thí điểm OCW ở 3 ngành có điều kiện như: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông.
Lộ trình triển khai sẽ xây dựng ngay sau khi Tổ công tác được thành lập.
Việc đưa học liệu mở MIT vào Việt Nam là bước quan trọng để góp phần hiện đại hóa các chương trình giảng dạy cũng như phương pháp học tập của ĐH Việt Nam, nằm trong nội dung của đề án đổi mới giáo dục ĐH đến năm 2020, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định.
OCW là một sáng kiến của MIT nhằm đưa toàn bộ tài liệu giảng dạy của các chương trình ĐH và sau ĐH lên mạng trực tuyến. Khi được đưa lên mạng, các tài liệu này sẽ được cung cấp cho những người truy cập được Internet sử dụng hoàn toàn miễn phí. Các học liệu mở của MIT sẽ được cung cấp tại các trang web phiên bản ở Việt Nam và tại các mạng nội bộ của các trường ĐH.
Tính đến 1/6/2005, MIT đã phát hành 1.100 khoá học theo phát kiến học liệu mở, và hiện vẫn đang tiếp tục đánh giá về hiệu quả, hoạt động và khả năng sử dụng của chương trình này. Kể từ khi bắt đầu sáng kiến chia sẻ vào 30/9/2002, rất nhiều người từ hơn 215 quốc gia và vùng lãnh thổ đã truy cập vào MIT OCW, phản hồi hơn 22.000 e-mail cho sáng kiến OCW.
Tại lễ ký kết vừa diễn ra ở Hà Nội, ông Phạm Đức Trung Kiên, Giám đốc VEF nhận định "đây là một cuộc "cách mạng" về giáo dục của Việt Nam trong việc cập nhật các chương trình tiên tiến của nước ngoài thông qua internet...." Tuy nhiên, để triển khai học liệu mở có hiệu quả, Bộ GD - ĐT phải thành lập những nhóm chuyên ngành tùy thuộc vào các khóa học tương ứng.
-
Kiều Oanh
Dùng Học liệu mở: VN sẽ có SV đẳng cấp quốc tế
"Đây là một sự kiện có tính lịch sử đối với giáo dục Việt Nam. Nó bắt đầu từ việc Thủ tướng Phan Văn Khải nhận được bản tóm tắt về học liệu mở tại MIT vào tháng 6/2005", Giám đốc điều hành quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF) Phạm Đức Trung Kiên đánh giá về sự kiện ký kết Biên bản ghi nhớ đưa Học liệu mở (OCW) của Viện kỹ thuật Massachussets (MIT) vào Việt Nam được tổ chức chiều nay (17/11), tại Hà Nội.
Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên
"Mỗi trường đều có đặc thù riêng, khả năng riêng, vì vậy vai trò của Bộ là tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chủ trương; dùng chương trình nào, môn nào, dùng đến mức độ nào học liệu mở của MIT... là quyền chủ động và quyết định của các trường". Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định.
Sẽ có phiên bản học liệu mở của MIT tại Việt Nam
Viện ĐH Công nghệ Massachusetts (MIT) - cơ sở đào tạo ĐH hàng đầu về khoa học công nghệ của Mỹ sẽ cung cấp chương trình học liệu mở cho Việt Nam theo một thoả thuận sẽ được ký kết chiều nay, 17/11 tại Hà Nội. Đây là thành quả sự hợp tác giữa các bên: Bộ GD-ĐT, quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), Công ty phần mềm truyền thông VASC và MIT
MIT- Viện ĐH hàng đầu về công nghệ của Mỹ
Sự ra đời của MIT đánh dấu nỗ lực không mệt mỏi của William Barton Rogers - một nhà khoa học tự nhiên lỗi lạc - nhằm thiết lập một kiểu tổ chức giáo dục mới, độc lập ở Mỹ. Rogers chú trọng tới tính thực dụng và khả thi. Ông tin rằng, cách tốt nhất để thúc đẩy năng lực nghề nghiệp là kết hợp giảng dạy với nghiên cứu cũng như chú trọng tới các vấn đề thực tế.
Một ngày của Thủ tướng tại ĐH Harvard và viện MIT
Trong cùng một ngày, Thủ tướng đã gặp giám đốc ĐH Harvard, Học viện MIT, dự bàn tròn về hợp tác giáo dục ĐH Việt - Mỹ. Dưới đây là những thông tin mà VietNamNet vừa cập nhật từ hội thảo "làm thế nào để xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN".
Học liệu mở MIT sắp đến Việt Nam
Sáng kiến Học liệu mở MIT (MIT OCW) của Học viện công nghệ Massachusetts đang mở ra những cơ hội tiếp cận kiến thức khoa học tiên tiến nhất thế giới cho các giảng viên, sinh viên và những người tự nghiên cứu trên khắp toàn cầu. Mục tiêu của sáng kiến này là tạo nên một mạng liên kết các trường đại học hàng đầu toàn thế giới, cung cấp khả năng truy cập, tham khảo vào các tài liệu giáo dục chất lượng, cao theo nhiều phương thức đào tạo khác nhau, dưới các ngôn ngữ đa dạng.
Bạn nhìn nhận như thế nào về việc đưa học liệu mở của cơ sở đào tạo ĐH hàng đầu của Mỹ vào các trường ĐH Việt Nam?