221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
741224
Học liệu mở ở Fulbright Việt Nam
1
Article
null
Học liệu mở ở Fulbright Việt Nam
,

(VietNamNet) - Dự án Học liệu mở của trường Fulbright (FETP OpenCourseWare) khởi động từ cuối năm 2002 với mục tiêu chia sẻ kiến thức với mọi người thông qua các tài liệu giảng dạy và nghiên cứu của trường. Đây là một nguồn tư liệu trực tuyến để những ai đang học tập và làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế học ứng dụng và chính sách công có thể nâng cao kiến thức và khám phá những cách thức tiếp cận mới trong quá trình học tập, nghiên cứu và xây dựng tài liệu giảng dạy và giáo trình.

Soạn: AM 642590 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vào OCW cập nhật nội dung học

Dân học Kinh tế, không ai không biết...

 Lê Yến Quỳnh,  làm việc tại Ngân hàng Á Châu khẳng định như thế về chương trình học liệu mở của trường Fulbright. Hồi còn là SV ĐH Kinh tế, Quỳnh và những người bạn của mình đã tải khá nhiều tài liệu ở đây.

Lúc là SV năm 3, Quỳnh thường tải về những tài tập để bổ sung thêm kiến thức. Cô bạn khá rành về trang web cũng như những quy định, đọc  vanh vách thời khoá biểu từng học kỳ: học kỳ hè, học kỳ xuân, học kỳ thu...Cô bạn còn rành rẽ về những nội quy: sẽ có những tài liệu tải được, sẽ có những tài liệu không. Có những tài liệu sẽ được hướng dẫn đến thư viện của trường. Và những tài liệu này, chỉ những học viên của trường mới được sử dụng.

Là những cuốn sách, những bài tập bằng tiếng Việt nên Quỳnh cũng như các bạn của mình đỡ phải tốn nhiều công sức: "Nhiều giảng viên giới thiệu tụi em đến với học liệu mở này. Những bài tập, tài liệu ở đây khá bổ ích và gần gũi. Thầy cô phải thấy có chất lượng thì mới hướng dẫn sinh viên mình tìm đến chứ!"

Điều này cũng được ông Trương Sỹ Ánh, Phó giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright khẳng định: Giảng viên các trường ĐH được khuyến khích sử dụng tài liệu của FETP để phát triển giáo trình hoặc tích hợp kiến thức vào chương trình giảng dạy của mình. SV và những người tự học có thể sử dụng những tài liệu này để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức hoặc làm định hướng cho hoạt động học tập và nghiên cứu độc lập của họ.

Soạn: AM 642584 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một giờ học ở trường

Tài liệu được đưa lên mạng bao gồm nhiều thể loại khác nhau, từ đề cương môn học, bài giảng, danh mục tài liệu đọc và bài tập sử dụng trong các môn học của chương trình đào tạo một năm, chương trình và tài liệu các khóa đào tạo cao cấp và đào tạo ngắn hạn, cũng như các báo cáo nghiên cứu của giáo sư và giảng viên của trường Fulbright.

Vừa nghe nhắc đến học liệu mở, Vũ Trọng Nghĩa, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nói ngay: "Lớp khác thì em không biết, chứ lớp em thì các bạn đều vào đây để tải tài liệu". Lớp Nghĩa có 2 môn sử dụng nhiều tài liệu của học liệu mở: Thương mại quốc tế và Tài chính doanh nghiệp. Bài tập, dự án của học liệu mở được Nghĩa tải về để nâng cao kiến thức.

Với Nghĩa, tài liệu bằng tiếng Anh hay Việt không quan trọng. Nhưng bạn tìm được những ví dụ về tình hình của VN ở đây, những ví dụ,  miêu tả mang tính thời sự:  "Các ví dụ như thế làm cho người học cảm thấy gần gũi và nó thiết thực. Tài liệu các môn học được biên soạn phù hợp với điều kiện của VN bằng cách gắn kết các mô hình lý thuyết trong phân tích chính sách với những nghiên cứu thực tiễn. Chính vì vậy, nội dung tài liệu giảng dạy của Fulbright mang tính ứng dụng cao, phù hợp với bối cảnh thực tiễn của VN và giúp cho người học có thể dễ dàng lĩnh hội kiến thức phong phú".

Đi làm, vẫn vào đây để tìm thêm kiến thức

Tiếp xúc với các học viên đang theo học chương trình, đều nhận được: "Mai này đi làm, chúng tôi vẫn có thể vào đây để tìm thêm kiến thức".

Cô Mai Thị Hồng, giảng viên trường ĐH Xây dựng Hà Nội, hiện đang học tại trường Fulbright bật mí: "Học liệu mở là kho tư liệu của tôi sau này. Chương trình luôn được cập nhật, nâng cao và thiết thực giúp chúng tôi nắm vững kiến thức và mở rộng thêm. Trở lại với các bạn SV, tôi sẽ hướng dẫn các em phương pháp học, đọc sách, nghiên cứu mà tôi may mắn được tiếp cận".

Anh Lê Minh Khánh, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng chỉ cho tôi xem danh sách các bạn học của mình và nói: "Học chung với những bạn ưu tú, mình học hỏi được nhiều điều. Chương trình học, phương pháp giảng dạy thì khác hẳn với các trường của ta, một ngày học rất thú vị, trường quản lý học viên rất chặt".

Soạn: AM 642586 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thảo luận nhóm

Anh Khánh thường giới thiệu kho Học liệu mở của trường mình cho các bạn. Anh học cao học Công nghệ và Quản lý xây dựng của trường Bách khoa TP.HCM, có những môn học ở đây giống ở Fulbright, thế là anh mang tài liệu của mình có được chia sẻ với các bạn. Hướng dẫn mọi người đến với OCW của trường.

Không những thế, anh còn hỗ trợ các bạn về phương pháp học, các bài tập ứng dụng...Những đồng nghiệp trong công ty cũng được anh chia sẻ kiến thức. Anh cho biết: "Nếu không là học viên thì người đọc chỉ được tải giới hạn. Còn chúng tôi thì hưởng trọn 100%. Vì thế, thỉnh thoảng hỗ trợ các bạn không được đi học".

Bây giờ, kho Học liệu mở là phương tiện hỗ trợ cho anh những khi bận công tác không đến lớp được. Bất cứ nơi đâu, chỉ cần mở máy tính là biết được ở lớp đang học gì, học như thế nào...

"Mỗi năm kiến thức mỗi cập nhật, các bài tập cũng khác, đặc biệt là tài liệu mới luôn được ưu tiên nên tôi có thể tự học nhờ học liệu mở. Bận rộn với công việc, nhưng cũng có thể bổ sung, làm mới kiến thức, trình độ của mình nhờ vào học liệu mở của trường".

Giảng viên phải đưa sản phẩm lên mạng

Địa chỉ trang web dự án Học liệu mở của trường: http://ocw.fetp.edu.vn/

Địa chỉ trang web từ điển thuật ngữ: http://www.fetp.edu.vn/edictionary/

Thầy Trương Sĩ Ánh tiếp chúng tôi với niềm vui: "Trường thoả thuận gần xong để mua một bản quyền sách. Phải mất cả mấy tháng trời thuyết phục, giờ họ mới đồng ý. Nhưng cũng chưa đưa ra giá cả. Vì họ đang xem xét thời gian mình trưng bày sách trên mạng. Sáu tháng thì sẽ khác với giá của một năm. Mong rằng giá không quá cao".

Bản quyền là một trong những khó khăn của Học liệu mở Fulbright. Chi phí để mua một bản quyền là rất lớn, nhiều khi còn tuỳ thuộc vào thời gian cung cấp tài liệu trên mạng. Bởi hiếm nhà xuất bản, tác giả nào đồng ý để đưa sách, tài liệu của mình lên mạng. Tuy nhiên, đối với giảng viên của trường Fulbright thì đây là quy định. Mọi sản phẩm nghiên cứu, mọi bài giảng, giáo án đều phải được công khai trên mạng. Lúc đầu, cũng gặp sự phản đối của nhiều giảng viên, nhiều nhà khoa học. Nhưng hiện nay trường đã làm được. Và theo thầy Trương Sĩ Ánh, đây là thuận lợi của Fulbright. Nếu không được tất cả giảng viên đồng ý đưa sản phẩm của mình lên mạng thì nhà trường không thể cho ra đời Học liệu mở được.

Hiện nay, trường Fulbright đang có 5 chuyên viên dịch chủ chốt. Và 4 chuyên gia IT. Muốn đưa một chương học lên mạng phải mất cả tuần. Với tài liệu dịch, phải luôn có sự hiệu đính qua lại, nhiều lần. Trong khi đó, để tìm được một chuyên viên dịch giỏi, am hiểu về lĩnh vực kinh tế không phải dễ. Thường mỗi khi sách về, bộ phận dịch, hiệu đính phải làm ngày làm đêm để kịp thời chuyển sách lên mạng. Bộ phận kỹ thuật của trường cũng thế, mỗi ngày phải trực đến 22h. Chi phí dành để dịch rất lớn.

Thầy Ánh mở cho xem những tài liệu vừa được post lên. Học liệu mở của trường Fulbright luôn luôn được cập nhật. Các tài liệu giảng dạy không chỉ được cập nhật thường xuyên từ những tài liệu mới nhất ở trong và ngoài nước. Tập thể giảng viên của trường đều tham gia nghiên cứu về phát triển kinh tế của VN và kết hợp các kết quả nghiên cứu này vào chương trình giảng dạy của mình. Các tài liệu giảng dạy được đưa lên Internet cùng một lúc với các bài giảng tại trường.

 

Việt hóa

 

Soạn: AM 642588 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tham khảo tài liệu tại OCW

Thầy Trương Sĩ Ánh cho biết: "Theo ước tính sơ  bộ, ở VN hiện nay, số HSSV có khả năng sử dụng ngoại ngữ để phục vụ công tác học tập nghiên cứu của mình ở những mức độ khác nhau chỉ chiếm khoảng 10%. Vì vậy ngôn ngữ vẫn là một rào cản chủ chốt trong việc tiếp cận, bồi dưỡng và học tập từ các nguồn tài liệu nước ngoài đối với hầu hết HSSV chúng ta. Mặt khác, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành tiếng nước ngoài chưa có trong tiếng Việt, và việc biên dịch chúng sang tiếng Việt cũng không dễ dàng. Do đó, ngay cả những người giỏi ngoại ngữ cũng gặp không ít khó khăn khi sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài để tự nghiên cứu học tập.

 

Ý thức được vấn đề này, hàng năm, trường Fulbright đều dành một nguồn kinh phí đáng kể để dịch toàn bộ tài liệu giảng dạy và nghiên cứu sang tiếng Việt, với đội ngũ dịch thuật gồm những người có kinh nghiệm lâu năm và nắm vững chuyên môn thuộc các chuyên ngành khác nhau.

 

Ngoài ra nhà trường đã xây dựng một từ điển thuật ngữ kinh tế trực tuyến (economics glossary) theo ý tưởng của từ điển Wikipedia. Người đọc có thể tham gia đóng góp thêm thuật ngữ mới hoặc biên dịch hay hiệu đính lại những thuật ngữ đã có trong từ điển.

 

Luôn làm mới

 

Tính đến tháng 10/2005, trường Fulbright đã đưa lên mạng Internet hơn 4.500 tài liệu của toàn bộ các môn học được giảng dạy ở trường cũng như các khóa đào tạo cao cấp tại các địa phương trong cả nước từ năm 2002 đến nay, với khoảng 70% là tài liệu được dịch hoặc biên soạn bằng tiếng Việt. Theo thống kê,  bình quân mỗi tháng có trên 75.000 lượt người từ 128 nước trên thế giới tải tài liệu từ kho Học liệu mở trực tuyến của trường về sử dụng.

 

Thường, vào những tháng cuối học kỳ, số lượng người truy cập tăng khá cao. Thầy Ánh bật mí: "Thỉnh thoảng, có người gọi điện hoặc đến tận trường xin chép những tài liệu không được phép tải xuống. Cũng có những học viên chép tài liệu về giúp bạn bè".

 

Quan tâm tới những điều được - mất khi làm dự án Học liệu mở, thầy Trương Sĩ Ánh khẳng định: Các bài giảng, bài tập, bài giảng...đều được đưa lên mạng, mang ra công bố rộng khắp nên buộc giảng viên phải luôn luôn nâng cao trình độ, đổi mới tư duy. Anh không thể tương lên mạng một bài tập giống như bài tập của năm trước được. Anh cũng không thể công bố một bài giảng không có gì mới. Một cuốn sách không thiết thực cũng không được người đọc ủng hộ. Vì thế, đòi hỏi giảng viên của trường luôn luôn tìm tòi, luôn luôn phải đổi mới, luôn cập nhật kiến thức và tự hoàn thiện mình.

  • Đoan Trúc

Học liệu mở MIT sẽ được triển khai ở 3 ngành ĐH

Học liệu mở của MIT sẽ được đưa vào các trường ĐH Việt Nam, trước mắt ở 3 ngành: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thông tin và Điện tử Viễn thông. Trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ thành lập tổ công tác để triển khai nội dung này.

Dùng Học liệu mở: VN sẽ có SV đẳng cấp quốc tế

"Đây là một sự kiện có tính lịch sử đối với giáo dục Việt Nam. Nó bắt đầu từ việc Thủ tướng Phan Văn Khải nhận được bản tóm tắt về học liệu mở tại MIT vào tháng 6/2005", Giám đốc điều hành quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF) Phạm Đức Trung Kiên đánh giá về sự kiện ký kết Biên bản ghi nhớ đưa Học liệu mở (OCW) của Viện kỹ thuật Massachussets (MIT) vào Việt Nam được tổ chức chiều nay (17/11), tại Hà Nội.

Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên

"Mỗi trường đều có đặc thù riêng, khả năng riêng, vì vậy vai trò của Bộ là  tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chủ trương; dùng chương trình nào, môn nào, dùng đến mức độ nào học liệu mở của MIT... là quyền chủ động và quyết định của các trường". Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định.

Sẽ có phiên bản học liệu mở của MIT tại Việt Nam

Viện ĐH Công nghệ Massachusetts (MIT) - cơ sở đào tạo ĐH hàng đầu về khoa học công nghệ của Mỹ sẽ cung cấp chương trình học liệu mở cho Việt Nam theo một thoả thuận sẽ được ký kết chiều nay, 17/11 tại Hà Nội. Đây là thành quả sự hợp tác giữa các bên: Bộ GD-ĐT, quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), Công ty phần mềm truyền thông VASC và MIT

MIT- Viện ĐH hàng đầu về công nghệ của Mỹ

Sự ra đời của MIT đánh dấu nỗ lực không mệt mỏi của William Barton Rogers - một nhà khoa học tự nhiên lỗi lạc - nhằm thiết lập một kiểu tổ chức giáo dục mới, độc lập ở Mỹ. Rogers chú trọng tới tính thực dụng và khả thi. Ông tin rằng, cách tốt nhất để thúc đẩy năng lực nghề nghiệp là kết hợp giảng dạy với nghiên cứu cũng như chú trọng tới các vấn đề thực tế.

Một ngày của Thủ tướng tại ĐH Harvard và viện MIT

Trong cùng một ngày, Thủ tướng đã gặp giám đốc ĐH Harvard, Học viện MIT, dự bàn tròn về hợp tác giáo dục ĐH Việt - Mỹ. Dưới đây là những thông tin mà VietNamNet vừa cập nhật từ hội thảo "làm thế nào để xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN".

Học liệu mở MIT sắp đến Việt Nam

Sáng kiến Học liệu mở MIT (MIT OCW) của Học viện công nghệ Massachusetts đang mở ra những cơ hội tiếp cận kiến thức khoa học tiên tiến nhất thế giới cho các giảng viên, sinh viên và những người tự nghiên cứu trên khắp toàn cầu. Mục tiêu của sáng kiến này là tạo nên một mạng liên kết các trường đại học hàng đầu toàn thế giới, cung cấp khả năng truy cập, tham khảo vào các tài liệu giáo dục chất lượng, cao theo nhiều phương thức đào tạo khác nhau, dưới các ngôn ngữ đa dạng.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,