221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
743272
Học liệu mở: Ghi chép từ MIT
1
Article
null
Học liệu mở: Ghi chép từ MIT
,
(VietNamNet - Boston) - Nguyễn Quang Hoàng, một thành viên của "nhóm Boston Mafia" - cách gọi vui về nhóm làm việc đưa học liệu mở của MIT về Việt Nam - ghi chép lại câu chuyện MIT vào VN như thế nào.
 
Soạn: AM 648013 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Trần Bá Việt Dũng (Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế -Bộ GD-ĐT) trò chuyện qua Video Conference với nhóm "Boston Mafia" trong lễ ký kết biên bản ghi nhớ đưa học liệu mở của MIT vào VN ngày 17/11 (Ảnh: Chí Dũng)

Ngày 25/6/2005, thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm MIT. Cùng đi với Thủ tướng là các quan chức chính phủ, Bộ GD-ĐT, Tổng biên tập báo điện tử VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn và anh Phạm Đức Trung Kiên – giám đốc điều hành quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF).

Tại đây, Thủ tướng và đoàn VN gặp, làm việc với bà chủ tịch của MIT - Susan Hockfield. Hai bên đã nói chuyện về những cơ hội hợp tác. Trong đó, Thủ tướng được nghe trình bày về MIT OpenCourseWare. Bà chủ tịch MIT đã nói trong cuộc gặp rằng: “MIT OCW có thể giúp phát triển vượt bậc giáo dục ĐH tại Việt Nam”. Và sự khởi đầu của một chuyến thăm tốt đẹp đã mang lại kết quả tốt đẹp: MIT OCW đã có mặt ở Việt Nam chỉ sau 5 tháng.

Con đường tới VN của MIT OCW chứng kiến nỗ lực hợp tác làm việc của nhiều tổ chức và cá nhân, dù ở các cấp và lĩnh vực khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tấm lòng: phát triển giáo dục Việt Nam.

Ngay sau buổi làm việc buổi sáng cùng thủ tướng với MIT, buổi chiều hôm đó, trước khi đoàn Viêt nam làm việc tại trường ĐH Harvard, anh Phạm Đức Trung Kiên đã gặp chúng tôi, những LHS ở MIT và Boston để “giao nhiệm vụ”.

Kết quả là ngay trên đường đi bộ từ MIT đến Harvard anh Kiên đã lập ra một nhóm làm việc mà anh đặt cho một cái tên rất vui là nhóm “Boston Mafia”. Nhiệm vụ nhóm chúng tôi là nghiên cứu MIT-OCW để đưa về Việt Nam. Nhóm chúng tôi gồm 4 thành viên là VEF fellows: Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quang Hoàng - sinh viên MIT và Nguyễn Đức Dũng, sinh viên Northeastern University.

Nhóm làm việc này đã trực tiếp gặp gỡ làm việc với MIT-OCW qua sự giới thiệu ban đầu của VEF và tiến sĩ Ray Gamble -Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.

Qua nhiều buổi làm việc cụ thể với MIT-OCW, trao đổi về những khả năng hợp tác giữa MIT-OCW và VEF, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và sự giúp đỡ từ phía MIT.

Trong đó, phải kể đến anh Jon Paul (Communications Manager) và chị Farnaz Haghseta ( External outreach Liaison) từ phía MIT- OCW, hai người đã cùng tham gia vào nhóm làm việc của chúng tôi, bàn bạc mọi cơ hội hợp tác có thể giữa MIT-OCW và Việt Nam, cách thức triển khai MIT-OCW ở VN và Kinh nghiệm phát triển MIT-OCW của họ. Qua VietNamNet xin gửi lời chúc sức khoẻ và cám ơn tới các bạn.

Các buổi làm việc ban đầu tập trung vào tìm kiếm các giải pháp tốt nhất để đưa MIT-OCW đến được tất cả mọi người dân Việt Nam, tập trung trọng tâm vào tầng lớp học sinh, sinh viên, giảng viên và Bộ GD -ĐT.

Trên cơ sở đó, đã đi đến giải pháp: MIT sẽ cung cấp toàn bộ nội dung của MIT-OCW về cài đặt tại các mang LAN ở Việt Nam, tập trung vào các trường đại học, các viện nghiên cứu, các thư viện …v.v. Tìm kiếm cơ hội thành lập các nhóm chuyên gia dịch tàI liệu các môn học của MIT sang tiếng Việt, tiến tới thành lập mạng cơ sở học liệu mở Việt Nam. Trợ giúp kỹ thuật và hợp tác của phía MIT trong việc cài đặt và vận hành các mạng Mirror sites. Chỉ trong thời gian ngắn, tới đầu tháng 11, phía MIT đã cung cấp cho chúng tôi bản copy toàn bộ mạng học liệu mở của họ để chuyển về Việt Nam.

Trong thời gian tiếp cận MIT-OCW, đoàn cán bộ của Bộ GD-ĐT, dẫn đầu là Thứ trưởng Bành Tiến Long cũng đã sang thăm và làm việc với MIT-OCW, buổi làm việc đã tăng cường cơ sở hợp tác mà Việt Nam tạo dựng được sau chuyến thăm của Thủ tướng và đoàn.

Một chuyến làm việc quan trọng khác nữa đó là chuyến làm việc của anh Nguyễn Anh Tuấn tới MIT sau đó. Anh Tuấn và các cộng sự đi từ New York về Boston, bị lỡ tàu khoảng 1 tiếng. Nhóm "Boston Mafia" chúng tôi cùng các bạn ở MIT-OCW ngồi đợi trong quán phở Pasteur ở Boston. Sau khi trình bày những kết qủa và dự định triển khai MIT-OCW tại Việt Nam, VASC bày tỏ sự ủng hộ hợp tác mạnh mẽ trong kế hoạch này.

Dự án này mới chỉ là bắt đầu, và nó cần nhiều hơn nữa sự tham gia của nhiều người và tổ chức để đi tới thành công. Sự thành công sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam. Việt Nam sẽ trở thành một trong những người bạn đầu tiên của MIT-OCW, là cơ sở mở rộng được nhiều chương trình hợp tác giáo dục khác với MIT và các trường ĐH lớn của Mỹ. HS, SV VN không những có điều kiện tiếp cận tham khảo kiến thức khoa học hiện đại mà còn có thể chuẩn bị trước cho việc du học sau này qua việc nghiên cứu và học tập tàI liệu của họ. MIT-OCW một mô hình hiện đại, các nhà làm chính sách có thể tham khảo trong phát triển giáo dục Việt Nam.

  • Nguyễn Quang Hoàng (nghiên cứu sinh MIT)

Theo dòng sự kiện:

Một vài nhận xét về học liệu mở

Khá háo hức, tôi đã thử truy cập vào chương trình đào tạo về quản lý để thử đánh giá mức độ hữu ích của nó cho người dùng.

Học liệu mở ở Fulbright Việt Nam

Dự án Học liệu mở của trường Fulbright (FETP OpenCourseWare) khởi động từ cuối năm 2002 với mục tiêu chia sẻ kiến thức với mọi người thông qua các tài liệu giảng dạy và nghiên cứu của trường.

Học liệu mở MIT sẽ được triển khai ở 3 ngành ĐH

Học liệu mở của MIT sẽ được đưa vào các trường ĐH Việt Nam, trước mắt ở 3 ngành: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thông tin và Điện tử Viễn thông. Trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ thành lập tổ công tác để triển khai nội dung này.

Dùng Học liệu mở: VN sẽ có SV đẳng cấp quốc tế

"Đây là một sự kiện có tính lịch sử đối với giáo dục Việt Nam. Nó bắt đầu từ việc Thủ tướng Phan Văn Khải nhận được bản tóm tắt về học liệu mở tại MIT vào tháng 6/2005", Giám đốc điều hành quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF) Phạm Đức Trung Kiên đánh giá về sự kiện ký kết Biên bản ghi nhớ đưa Học liệu mở (OCW) của Viện kỹ thuật Massachussets (MIT) vào Việt Nam được tổ chức chiều nay (17/11), tại Hà Nội.

Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên

"Mỗi trường đều có đặc thù riêng, khả năng riêng, vì vậy vai trò của Bộ là  tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chủ trương; dùng chương trình nào, môn nào, dùng đến mức độ nào học liệu mở của MIT... là quyền chủ động và quyết định của các trường". Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định.

Sẽ có phiên bản học liệu mở của MIT tại Việt Nam

Viện ĐH Công nghệ Massachusetts (MIT) - cơ sở đào tạo ĐH hàng đầu về khoa học công nghệ của Mỹ sẽ cung cấp chương trình học liệu mở cho Việt Nam theo một thoả thuận sẽ được ký kết chiều nay, 17/11 tại Hà Nội. Đây là thành quả sự hợp tác giữa các bên: Bộ GD-ĐT, quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), Công ty phần mềm truyền thông VASC và MIT

MIT- Viện ĐH hàng đầu về công nghệ của Mỹ

Sự ra đời của MIT đánh dấu nỗ lực không mệt mỏi của William Barton Rogers - một nhà khoa học tự nhiên lỗi lạc - nhằm thiết lập một kiểu tổ chức giáo dục mới, độc lập ở Mỹ.

Một ngày của Thủ tướng tại ĐH Harvard và viện MIT

Trong cùng một ngày, Thủ tướng đã gặp giám đốc ĐH Harvard, Học viện MIT, dự bàn tròn về hợp tác giáo dục ĐH Việt - Mỹ. Dưới đây là những thông tin mà VietNamNet vừa cập nhật từ hội thảo "làm thế nào để xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN".

Học liệu mở MIT sắp đến Việt Nam

Sáng kiến Học liệu mở MIT (MIT OCW) của Học viện công nghệ Massachusetts đang mở ra những cơ hội tiếp cận kiến thức khoa học tiên tiến nhất thế giới cho các giảng viên, sinh viên và những người tự nghiên cứu trên khắp toàn cầu.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,