221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
746770
Lương tăng, "mê" kiếm sống, quên làm khoa học!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Lương tăng, 'mê' kiếm sống, quên làm khoa học!
,

(VietNamNet) - Tự chủ về tài chính được coi là vấn đề quan trọng nhất trong việc giao quyền tự chủ cho trường ĐH. Công việc này đã được triển khai 3 năm với cơ chế của Nghị định 10 năm 2002. Việc trao quyền tự chủ cho Hiệu trưởng các trường trong quản lý chi tiêu đã tạo nhiều động lực khả quan, nhưng cũng cho thấy nhiều phát sinh mà nếu cơ chế chính sách không kịp hoàn thiện, sẽ dẫn tới những kết quả tiêu cực.

Soạn: AM 656083 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, một số trường ĐH thuộc khối kinh tế có thể đảm bảo được từ 60-90% nhu cầu kinh phí cho đào tạo (Ảnh: Nguyên Vũ)

Lương tăng 3 lần, giảng viên "mê" kiếm sống

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên có xu hướng chỉ muốn được đi giảng dạy, tham gia quản lý, điều hành các trung tâm dịch vụ hoặc các hoạt động liên doanh, liên kết về đào tạo...mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu khoa học, dẫn đến việc các đề tài khoa học tại các trường thường xuyên bị kéo dài và tồn đọng một cách đáng báo động.

Nhận xét trên được đưa ra từ kết quả thanh tra công tác quản lý tài chính tại các trường ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Thương mại, ĐH Thủy lợi, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và 76 trường tại 34 tỉnh, thành phố trong toàn quốc.

Có một thực tế, sau 3 năm thực hiện tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đào tạo, thu nhập của cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã được cải thiện một bước đáng kể, tạo sự yên tâm gắn bó với trường lớp và có điều kiện để dành nhiều thời gian, công sức cho nghiên cứu, giảng dạy. Ở khối các trường ĐH do trung ương quản lý, đều có mức thu nhập bình quân tăng thêm từ 1,5 đến 3 lần mức lương tối thiểu. Cá biệt, có trường, mức thu nhập bình quân tăng thêm từ 3 đến 5 lần. Các trường đào tạo ở địa phương phần lớn cũng tăng từ 0,5 đến 2 lần quỹ lương tối thiểu.

Tuy nhiên, xu hướng muốn giảng dạy và quản lý các hoạt động dịch vụ đào tạo đã dẫn đến việc các đề tài khoa học tại các trường thường xuyên bị kéo dài và tồn đọng khá nguy hiểm.

Đến cuối năm 2004, tại 8 trường, có 414/612 đề tài khoa học quá hạn từ 1 năm đến 7 năm chưa được nghiệm thu, đánh giá (chiếm tới 67,6% số đề tài đến hạn hoặc quá hạn phải nghiệm thu), để tồn đọng kinh phí gần 35 tỷ đồng. Trong đó, có cả gần 100 đề tài được cấp kinh phí nhiều năm nhưng thực tế không hề thực hiện.

Việc Nhà nước chưa có những quy chế chặt chẽ để quản lý có hiệu quả kinh phí cho nghiên cứu khoa học dẫn tới hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ kém hiệu quả. Cho đến nay, vẫn chưa có quy định về thời hạn kéo dài tối đa của các đề tài, dự án khoa học và cơ chế xử lý trách nhiệm và tài chính đối với những đề tài kéo dài quá thời hạn quy định mà không thực hiện...

Học phí bất nhất

Việc giao quyền vào tay Hiệu trưởng trong khi các quy định về tài chính chưa hoàn thiện cũng dẫn đến những phát sinh tiêu cực về học phí, lệ phí.

Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có các quy định mức thu học phí với việc học lại, thi lại; chưa quy định mức thu phí tuyển sinh đối với các hệ không chính quy như tại chức, hoàn chỉnh kiến thức, đào tạo văn bằng 2. "Tận dụng" khoảng trống này, các trường quy định linh hoạt khác nhau, nhưng phần lớn, đều có hiện tượng nâng mức thu học phí, lệ phí cao hơn quy định để tăng nguồn thu. Nguồn thu từ khoản này chủ yếu lại được dùng cho các hoạt động chi thường xuyên và chi tiền lương tăng thêm...mà không thực hiện việc trích lập 45% để đầu tư xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định.

Cụ thể, theo kết quả thanh tra tài chính, số tiền thu và miễn giảm học phí, lệ phí sai quy định gần 28 tỉ đồng. Trong việc thu hơn 143 tỉ đồng học phí, lệ phí, các đơn vị thu đã không sử dụng biên lai theo đúng mẫu quy định và có 89 tỉ đồng không được nộp vào Kho bạc Nhà nước... Thanh tra Tài chính đã yêu cầu thu hồi về ngân sách gần 28,6 tỉ đồng và trừ giảm giá trị quyết toán trên 13,7 tỉ đồng.

Lúng túng dịch vụ giáo dục

Có thể thấy, việc trao quyền tự chủ tài chính là cú hích khiến các trường chủ động trong việc sắp xếp lại tổ chức, biên chế: hợp lý hóa các khâu trong công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học; chủ động trong việc sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất và năng lực hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động dịch vụ nhằm tăng thu, kiếm thêm kinh phí cho đào tạo.

Trong thực tế, kinh phí tự bảo đảm từ nguồn thu học phí, lệ phí của các hoạt động đào tạo chính quy còn rất thấp.

Để tạo thêm nguồn thu, nhiều trường đã tăng cường mở rộng các hoạt động đào tạo không chính quy và các loại hình dịch vụ đào tạo khác, trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực chưa đáp ứng một cách tương xứng, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao và tạo ra thị trường đào tạo không thật sự lành mạnh.

Ở góc độ chính sách, chưa có một văn bản chính thức của Nhà nước để quy định các hoạt động nào trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được coi là hoạt động dịch vụ. Do đó, cũng chưa có hàng loạt các hướng dẫn tài chính để thực thi và kiểm soát loại hình này.

Chẳng hạn, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành chưa có biểu thuế chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động dịch vụ về đào tạo, trong khi việc án định mức thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp của cơ quan thuế đôíư với các cơ sở kinh doanh

Để "gỡ" những bất cập này, các chuyên gia tài chính đề xuất các hoạt động đào tạo khác không theo chỉ tiêu của Nhà nước như các hệ đào tạo cấp chứng chỉ, các hoạt động liên doanh, liên kết về đào tạo...nên coi như hoạt động dịch vụ. Nhà nước sẽ không quy định mức thu mà giao cho các trường tự thỏa thuận, hạch toán đầy đủ.

Những sai phạm dẫn đến lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn kinh phí trong lĩnh vực đào tạo, ngoài nguyên nhân trực tiếp như chưa cập nhật đầy đủ các chế độ, chính sách hoặc cố tình vi phạm, còn có nguyên nhân quan trọng khác là sự khiếm khuyết trong cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đào tạo. Đây là câu chuyện chưa được khắc phục của nhiều năm.

Giao quyền tự chủ cho các trường ĐH sẽ tác động lớn đến hệ thống GD cả nước. Nếu như những rào cản trong quản lí đào tạo hiện nay được dỡ bỏ thì sẽ xuất hiện cú hích mạnh đối với các trường ĐH trong việc nâng cao chất lượng. Tất nhiên, việc đó phải đi đôi với việc thay đổi cả cơ chế quản lí hiện hành.

  • Hạ Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,