221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
748420
10 sự kiện giáo dục 2005
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
10 sự kiện giáo dục 2005
,

(VietNamNet) - Nếu như năm 2004 được ghi dấu ấn với sự quyết liệt và bừng rộ của đòi hỏi "chấn hưng giáo dục" thì năm 2005 ghi nhận những quyết sách cơ bản của chính sách vĩ mô, gồm cả táo bạo và thiển cận, ghi nhận những "kỷ lục" từ những kỳ thi sóng gió, ghi nhận những hiện tượng lạ HS dám bày tỏ chính kiến...Dưới đây là những sự kiện trong năm mà VietNamNet bình chọn.

Soạn: AM 660059 gửi đến 996 để nhận ảnh này

1. Thông qua Luật Giáo dục 2005

Soạn: AM 660009 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Theo Luật GD 2005, sẽ không còn kỳ thi tốt nghiệp THCS

Do những thay đổi quan trọng nên Luật GD được Quốc hội thông qua vào tháng 6 mang tên Luật Giáo dục 2005 thay vì Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD năm 1998. Các điều mới bổ sung trong luật đã đề cập tới những vấn đề bức xúc của giáo dục hiện nay.

 Tuy nhiên, có một bộ luật khả dĩ chưa đủ, mà còn cần một cơ chế thực hiện hiệu quả, phân bổ ngân sách hợp lý cho các cơ quan ban ngành, thực hiện luật và xây dựng hệ thống văn bản dưới luật. 29 văn bản hướng dẫn đang được gấp rút hoàn thiện.

2.Phê duyệt đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Đề án được Chính phủ thông qua ngày 2/11 với mục tiêu chung: đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới. Đề án đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ với những giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ GDĐH về cơ cấu, hệ thống và mạng lưới; qui trình và nội dung, phương pháp đào tạo; xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng của các cơ sở đào tạo ĐH; cơ chế tài chính nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư của GDĐH; đổi mới quản lý GDĐH theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường ĐH; nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống GDĐH trong quá trình hội nhập quốc tế.

3. Khánh Hòa đề nghị thi tốt nghiệp THCS vòng 2

Soạn: AM 659971 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trường THPT Trần Quốc Toản (TP.Nha Trang) có tỷ lệ tốt nghiệp chỉ 20%

Với tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh đạt 64,15%, thấp hơn nhiều so với những năm trước, dưới sức ép "đảm bảo kết quả phổ cập THCS", tỉnh đã đề nghị thi vòng 2 nhưng đã bị Bộ GD-ĐT bác bỏ

Câu chuyện này cho thấy việc đối đầu với "bệnh thành tích" trong giáo dục không hề đơn giản. Chuyện hi hữu của Khánh Hòa sẽ tập cho thói quen phải quên đi những tỷ lệ tốt nghiệp "ảo" và gắng làm quen với những tỷ lệ khiêm tốn nhưng thực chất.

4. Hiện tượng học sinh bày tỏ chính kiến tại các cuộc thi:

Soạn: AM 659965 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyễn Phi Thanh
Tại kỳ thi HS giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3/2005,
thay vì phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm như đề bài yêu cầu, Nguyễn Phi Thanh (trường THPT Việt Đức) đã viết rằng mình không thích tác phẩm đó, đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy văn và học văn trong nhà trường hiện nay. Bài văn lạ đã gây nên sự thu hút đặc biệt của dư luận với những nhìn nhận và đánh giá khác nhau về thực trạng dạy và học môn văn và thái độ của lớp trẻ với những tác phẩm văn học xa lạ với họ.

Lá thư của Nguyễn Thị Hiền (trường Lê Viết Thuật, Nghệ An) gửi tới Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị bỏ điểm thưởng vì những tiêu cực trong việc chạy điểm phản ánh mặt trái của chính sách cộng điểm thưởng cho HS giỏi trong kỳ thi vào ĐH. Việc bãi bỏ cái này đã được những nhà làm chính sách tuyển sinh dự tính nhiều năm nay nhưng mỗi lần đưa ra lấy ý kiến đều vấp phải sự phản đối, phần lớn từ phía lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương. Lần này, Bộ GD-ĐT đã thành lập tổ công tác và khả năng bỏ điểm thưởng HS giỏi trong tuyển sinh ĐH tới là chắc chắn.

5.Những "kỷ lục" từ kỳ thi tuyển sinh ĐH 2005

Soạn: AM 660013 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các gương mặt thí sinh điểm 30/30

Chỉ một hay đổi trong cách ra đề thi ĐH môn Lịch sử với yêu cầu HS suy luận, phân tích và đánh giá các sự kiện đã cho kết quả bàng hoàng: Có tới 13.820/23.588 bài thi được 1 điểm, số TS đạt từ 5 trở lên vẻn vẹn 9,73%. Kết quả thống kê từ 4 trường ĐH lớn tuyển sinh khối C đại diện cho các vùng miền. Điều này đặt ra vấn đề về cách học cách dạy học đối phó và việc dạy học môn Sử trong nhà trường.

"Kỷ lục" về thí sinh đạt điểm tuyệt đối bài thi 3 môn 30/30 cũng được xác định là cao nhất từ năm 1975 tới nay với con số 97 em, trong đó, có 1 thí sinh đạt điểm 30/30 của cả 2 khối thi. Nguyên nhân là đề thi ra sát theo chương trình phổ thông, không quá khó nhưng lại chưa có điểm nhấn để phân biệt được thí sinh giỏi và trung bình. Kết quả là nhiều trường có điểm trúng tuyển ĐH cao chất ngất, phát sinh hiện tượng "vớt" thí sinh điểm cao, học trong trường công lập nhưng đóng học phí "dân lập".

Cũng trong kỳ thi này, xuất hiện những bài văn đạt điểm 10 sau nhiều năm vắng bóng của thí sinh thi vào các trường: ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, Học viện Cảnh sát.

6.Đề án tăng học phí vấp phải sự phản ứng của xã hội

Được thực hiện theo tinh thần "bí mật", đồng thời thiếu những giải pháp đồng bộ, đề án tăng học phí, trong đó có mức trần của hệ ĐH dự kiến 900.000 đồng đã gây "sốc" và kết quả là phải rút lại đề án. Ngoài lý do quá sức chi trả của người dân, đề án còn bị phản đối do chưa làm rõ được việc sử dụng tổng thể kinh phí đầu tư cho giáo dục, chưa thực hiện song hành các chính sách về tài chính đi kèm. Với cung cách mỗi vụ chức năng chủ trì một đề án, đường ai nấy đi, qui định về các chính sách tài chính trong giáo dục không được thực tế đón nhận hoặc phải liên tục điều chỉnh và bổ sung.

7. Phương án phân ban trung học phổ thông  bị chỉnh sửa nhiều lần  nhưng chưa ngã ngũ

Tại hội nghị Giám đốc Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đưa ra 3 phương án phân ban, sau đó chọn phương án 3 để trình Chính phủ. Đến tháng 12, lại lựa chọn 2 phương án khác để thay thế phương án 3 để tiếp tục...xin ý kiến.

Sự lựa chọn bất nhất này thể hiện cách làm việc lúng túng và gấp gáp trước một vấn đề hệ trọng của giáo dục phổ thông.

8. Bắt đầu "sàng lọc" giáo viên

Xác định giáo viên là khâu đột phá trong cải thiện chất lượng giáo dục, ngành giáo dục đã có kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 với một đề án dự trù kinh phí lên tới 18.000 tỷ đồng với tinh thần cơ bản: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và giải quyết chế độ chính sách cho bộ phận không "đạt chuẩn". Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm và liên quan sát sườn tới số đông nên công việc này được tiến hành khá thận trọng.

9. Ra đời quy chế ĐH tư thục

Soạn: AM 659975 gửi đến 996 để nhận ảnh này
SV trường CĐ bán công Hoa Sen (TP.HCM), đã có đề án nâng cấp thành ĐH tư thục

Quy chế trường ĐH tư thục ra đời, xác định rõ ràng tư nhân cũng có quyền tham gia mở trường ĐH, CĐ. Cùng với đó, chủ trương chuyển đổi trường bán công, dân lập, thậm chí cả trường công lập sang tư thục cũng được đặt ra ráo riết.

Mục tiêu của việc chuyển đổi là nhằm biến các cơ sở đào tạo trở thành môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để huy động các nguồn lực xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, do những phức tạp về xác định quyền sở hữu, cần phải nghiên cứu kỹ về vấn đề hưởng lợi từ việc chuyển đổi loại hình đào tạo.

10. Giảm tải tiểu học

Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên và HS tiểu học giảm nhẹ nội dung chương trình SGK, cũng là "trả" một trong bốn món nợ cũ của năm học trước, Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn giảm tải chương trình tiểu học theo tinh thần giáo viên và tổ trưởng tổ chuyên môn được đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường về thời lượng dạy học của từng bài, từng môn học trong tuần cho phù hợp với đặc điểm đối tượng HS và hoàn cảnh địa phương. Tuy nhiên, đến khi triển khai lại nảy sinh lúng túng do cả 2 bên cùng ngóng: Bộ chờ địa phương tổng kết thực tiễn để có hướng dẫn, trong khi địa phương lại thụ động chờ có văn bản hướng dẫn mới làm.                                              

  • VietNamNet

Bạn bình luận gì về giáo dục của năm 2005 và mong chờ gì về giáo dục năm mới?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,