221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
753627
Chuyển bán công sang tư thục: Khó khăn tâm lý "làm chủ"!
1
Article
null
Chuyển bán công sang tư thục: Khó khăn tâm lý 'làm chủ'!
,

(VietNamNet) - ể của công và tư được rõ ràng không thành vấn đề. Cái quan trọng là vượt qua tâm lý trường có còn là của mình nữa hay không", bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường CĐ bán công Hoa Sen (TP.HCM) - ngôi trường đầu tiên đệ trình phương án chuyển từ mô hình bán công sang hệ ĐH tư thục - cho biết khi trao đổi với VietNamNet.

Soạn: AM 675237 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Bùi Trân Phượng (Ảnh: Cam Lu)
 

Trường vừa hoàn thiện đề án với bước chuyển đổi "kép": từ hệ CĐ lên ĐH và từ loại hình bán công sang tư thục. Theo kế hoạch, 15/1tới, UBND TP.HCM sẽ trình Bộ GD - ĐT đề án này.

Phóng viên: Điều lo lắng nhất của các trường bán công khi chuyển đổi sang tư thục là phân định rõ ràng tài sản công và tư. Vậy trường Hoa Sen đã xử lý thế nào trong đề án của mình?

Bà Bùi Trân Phượng: Chuyển đổi bán công sang tư thục trường Hoa Sen thuận lợi nhất bởi trường "xuất thân" từ dân lập nên biết tự chủ tài chính và lâu nay vẫn tự chủ tài chính. Sổ sách rành mạch, rõ ràng...nên chuyển đổi dễ. 

Theo tôi, việc để của công và tư được rõ ràng không thành vấn đề. Cái quan trọng khi chuyển bán công sang tư thục là quan niệm: khi ở bán công, người lao động được bảo vệ nhiều hơn, không bị đe dọa thôi việc, nghỉ việc…Còn chuyển sang tư thục, kiểm soát chi phí chặt hơn thì đương nhiên, kiểm soát việc làm chặt hơn. Vượt qua nổi hay không là chỗ này. Thành ra, phải phân tích mặt mạnh và mặt yếu để phát huy.  

Gọi là bí quyết thì không phải. Nhưng là kinh nghiệm muôn đời của quản lý là công khai, minh bạch, công bằng, người ta dễ chấp nhận.

Khi chuyển từ mô hình bán công sang tư thục, sẽ có tâm lý của những người làm việc lâu năm ở Hoa Sen nghĩ trường là của mình. Tâm lý này chưa đúng. Trường không phải là tài sản của ai mà nếu có, chỉ là kinh nghiệm cộng lại trong quá trình cộng tác. Phải vượt qua nhanh được tâm lý này thì mới phát triển mạnh.

Điều quan trọng, muốn hiệu quả kinh tế và hiệu quả sư phạm phải rõ ràng: ĐH tư thục không vì mục tiêu lợi nhuận và phải cụ thể là những gì.

 Chuyển sang trường tư thực quyền lợi của  SV có khác gì so với hiện tại? 

- Khi chuyển sang tư thục, cái lo lắng nhất của SV là học phí. Trường đã tính toán lộ trình 1 năm học của SV hệ chính quy dao động từ 7-10 triệu đồng. Để có giá học yên tâm về chất lượng, trường cũng rất... đau đầu. Để cân đối được, phải có những hoạt động khác nữa.  

Nói chung, trường cố gắng kiểm soát học phí ở mức tương xứng với chất lượng và tăng cường biện pháp hỗ trợ tài chính cho SV đi học. Hiện, chúng tôi đã xin Chính phủ tạo cơ sở pháp lý xây dựng quỹ tài trợ.

- Theo kế hoạch đã trình, nếu năm nay trường được phép tuyển sinh hệ ĐH, những SV hiện đang học ở trường này sẽ chuyển tiếp như thế nào?

Trường xây dựng chương trình ĐH quản lý theo tín chỉ ngay từ đầu với 7 ngành học như: Quản lý du lịch; Kế toán Tài chính, Quản trị Kinh doanh...Để có được chương trình học cho từng ngành, trường giao một nhóm xây dựng chương trình, có giảng viên trong trường và người ở ngoài. Ví dụ như xây dựng chương trình ngành Quản lý du lịch, bao gồm người đã từng tốt nghiệp cao học du lịch, dạy du lịch, làm thực tế du lịch. Sau khi xây dựng xong chương trình, có bảo vệ trước hội đồng phản biện.  

Khi đào tạo tín chỉ, có một số ngành cũ của hệ CĐ đang đào tạo và thêm một số ngành mới. Nếu năm nay, bắt đầu tuyển sinh ĐH, những em SV đang học ở trường này muốn liên thông ĐH phải chờ vì trường còn phải xin phép. SV đang học năm 1-2 thì không được, còn nếu học hết 4 năm thì mới có thể liên thông. Trường dự kiến có 2 ngành lớn tạo điều kiện dung nạp tất cả các SV ở nhiều ngành khác nhau là: Quản  trị Kinh doanh và CNTT.

-Vậy còn điều gì cho đến nay vẫn là vướng mắc mà trường phải đối mặt?

Hiện nay, Chính phủ mới ban hành quy chế ĐH tư thục nhưng cái chúng tôi đang chờ là quy chế chuyển đổi từ mô hình bán công sang tư thục. Khó khăn trước mắt là  thủ tục, cơ sở pháp lý. Còn khó khăn lâu dài là do mục tiêu của trường -“tham vọng” muốn làm trường chất lượng không thua kém quốc tế.

Quan niệm quốc tế hóa ở đây phải rõ ràng, tức là sau 5 năm kiểm tra lại chứ không thể hứa 30 năm nữa. Chẳng hạn như kiểm tra lại đã làm được gì ở bước đầu: liên thông với ĐH quốc tế; hệ thống văn bằng quốc gia của Hoa Sen cũng được quốc tế công nhận...

-Xin cảm ơn bà!

PGS.TS Nguyễn Thuấn - Hiệu Phó trường ĐH mở bán công TP.HCM: "Cần tính đến sự tự nguyện của các trường"

Soạn: AM 673297 gửi đến 996 để nhận ảnh này
PGS-TS Nguyễn Thuấn

Hiện nay, ở VN có 6 cơ sở giáo dục ĐH,CĐ bán công. Tuy nhiên mỗi trường có một đặc thù khác nhau, đặc biệt là cơ chế quản lý điều hành, tính chất sở hữu. Ví dụ, ĐH Mở - Bán công sở hữu nhà nước 100% thuộc Bộ GD-ĐT; ĐH bán công Tôn Đức Thắng vốn ban đầu do Liên đoàn Lao động TP.HCM cấp...

Cơ sở giáo dục ĐH bán công hiện nay rất gần nếu không muốn nói là không khác gì cơ sở giáo dục ĐH công lập (theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm; ví dụ như ĐH mở bán công TP.HCM. Lại có cơ sở giáo dục ĐH bán công gần với ĐH dân lập hay tư thục.

Việc chuyển đổi mô hình trường ĐH, CĐ bán công sang tư thục cần thận trọng và nhất thiết phải tính đến tính đặc thù của các cơ sở giáo dục ĐH bán công hiện nay.

Cần có các lộ trình cụ thể phù hợp cho từng cơ sở giáo dục ĐH bán công. Đặc biệt, mô hình ĐH tư thục ở VN là một mô hình mới chưa được thể nghiệm nghiêm túc.

Việc chuyển đổi đại trà không phải là 1 cách làm khoa học. Đầu tiên của lộ trình chuyển đổi là "chính danh" cho các cơ sở giáo dục bán công hiện nay. Danh có chính thì ngôn mới thuận. Việc chính danh sẽ giúp các cơ quan quản lý có chủ trương chính sách phù hợp hơn cho sự phát triển.

Mặt khác cũng cần tính đến yếu tố tự nguyện, đồng thuận của các cơ sở giáo dục.

  • Cam Lu (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,