221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
758838
Gần 600 cơ sở dạy ngoại ngữ không ai quản lý!
1
Article
null
Gần 600 cơ sở dạy ngoại ngữ không ai quản lý!
,

V lãnh đạo SITC có dấu hiệu biến mất khiến người ta nhớ lại trong năm 2005 cũng đã xảy ra nhiều vụ lường gạt. Dư luận không thể không đặt vấn đề về vai trò của các cơ quan quản lý.

Trung tâm Ngoại ngữ Trường ĐH KHXH&NV TPHCm thu hút đông đảo học viên nhờ chất lượng được bảo đảm

Hằng ngày, từ 17h trở đi, các trường dạy ngoại ngữ ở TP.HCM lại nhộn nhịp học viên đến lớp. Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP.HCM, mỗi tối có trên 300.000 lượt học viên đi học ngoại ngữ.

Dựa vào ý thức chấp hành

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, đến nay, sở này đang quản lý 301 trường dạy ngoại ngữ. Ông Nguyễn Văn Cương, Trưởng Phòng Giáo dục Thường xuyên Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết trong số 301 trường dạy ngoại ngữ này có 36 trường có yếu tố nước ngoài. Việc hoạt động của các trường này sở không thể quản lý một cách chặt chẽ vì quá nhiều, trong khi cán bộ quá ít, nên chủ yếu là dựa vào ý thức chấp hành của họ cao hay thấp mà thôi. Thông thường, Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ kiểm tra khi có đơn thư phản ánh về trường. Còn hằng năm, thanh tra sở có tổ chức kiểm tra theo định kỳ.

Sai phạm phổ biến của các trường dạy ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài là không khai báo số giáo viên nước ngoài dạy ở cơ sở mình. Lý do dễ hiểu là vì đa số giáo viên là “Tây ba lô”, không có bằng cấp chuyên môn theo quy định. Nhân viên kinh doanh ở một trung tâm Anh ngữ quốc tế S. cho biết thuê giáo viên nước ngoài có bằng cấp đàng hoàng phải trả cho họ từ 10-15 USD/giờ, còn với “Tây ba lô” thì chỉ trả 7 USD/giờ. Ông Cương cho biết có những trường khi kiểm tra phát hiện có giáo viên nước ngoài dạy nhưng không đăng ký thì họ lại nói rằng đang dạy thử. Thế là sở cũng đành chịu, không thể xử phạt được.

Còn về học phí ở các trường có yếu tố nước ngoài thì sở hoàn toàn không can thiệp được.

Chỉ quản lý những trường có đăng ký

Tuy nhiên, các trường dạy ngoại ngữ trên địa bàn TP.HCM không chỉ do mỗi Sở GD-ĐT TPHCM cấp phép. Tại Sở KH-ĐT TP.HCM, tính đến ngày 25-10-2005 sở này đã cấp phép đăng ký kinh doanh cho 2.478 đơn vị hoạt động có liên quan đến lĩnh vực giáo dục, trong đó có khoảng 640 đơn vị có hoạt động dạy ngoại ngữ.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Đoan Thanh, Phó Trưởng Phòng Đăng ký Kinh doanh Sở KH-ĐT TP.HCM, cho biết sở này có chức năng cấp phép đăng ký kinh doanh cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu.

Các đơn vị sau khi được cấp giấy phép kinh doanh phải đến các sở chủ quản có liên quan đến ngành nghề để đăng ký hoạt động. Bà Thanh nói: Sở GD-ĐT TPHCM mới có chức năng kiểm tra, quản lý hoạt động của các cơ sở có tổ chức dạy ngoại ngữ và có quyền xử phạt cơ sở nào không đăng ký hoạt động, không đủ điều kiện hoạt động hoặc có sai phạm trong hoạt động dạy học.

Theo như giải thích của Sở KH-ĐT TP.HCM, trách nhiệm quản lý các trường dạy ngoại ngữ thuộc về Sở GD-ĐT TP.HCM. Ông Nguyễn Văn Cương cho biết, trong số hơn 640 trường được sở KH-ĐT TP.HCM cấp phép kinh doanh, chỉ có chừng 50 trường có đến đăng ký hoạt động với Sở GD-ĐT TP.HCM. “Chỉ những trường có đăng ký hoạt động thì sở mới đi kiểm tra được”- ông Cương nói.

Vậy là còn gần 600 trường dạy ngoại ngữ trong thời gian qua hoạt động trên địa bàn TP.HCM mà không có bất kỳ sự kiểm tra, quản lý nào của các cơ quan có thẩm quyền!

Thả nổi

Ngoài các trường dạy ngoại ngữ do Sở GD-ĐT TPHCM cấp phép, còn có các trường do Sở KH-ĐT TPHCM, Sở LĐ-TB-XH TPHCM, Bộ GD-ĐT và các trường đại học cấp phép. “Các cơ sở này chúng tôi cũng chịu, không quản lý được!”- ông Cương, Trưởng Phòng Giáo dục Thường xuyên Sở GD-ĐT TPHCM, nói. Được biết, Sở GD-ĐT TPHCM đã nhiều lần kiến nghị Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và tổ chức hội thảo bàn biện pháp thống nhất đầu mối quản lý các trường dạy ngoại ngữ nhưng đến nay vấn đề này vẫn còn thả nổi.
  • Huy Lân (Nguồn: Người lao động)

 Theo dòng sự kiện:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,