221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
762318
SITC đã bị phát hiện sai phạm từ nửa năm nay
1
Article
null
SITC đã bị phát hiện sai phạm từ nửa năm nay
,

(VietNamNet) - Hàng loạt sai phạm của SITC đã bị phát hiện qua 2 đợt kiểm tra như quảng cáo, chiêu sinh, cấp chứng chỉ không phép hoặc vượt thẩm quyền... Trong các tháng từ 7 đến 10/2005, Bộ GD - ĐT đã có các đợt thanh tra về những sai phạm của trung tâm SITC Việt Nam và chi nhánh tại các địa phương.

Soạn: AM 696943 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cơ sở 3 của SITC chi nhánh Hà Nội đã thông báo đóng cửa trong ngày học viên đi học trở lại (Ảnh: Kiều Oanh)

Không có quy chế tổ chức hoạt động

Sau khi có quyết định cho phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chi nhánh SITC tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ đã không đăng ký và chưa được cấp phép của Sở GD - ĐT, chi nhánh tại Đà Nẵng chưa có ý kiến đồng ý của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Trung tâm và các chi nhánh hoạt động không có bất cứ quy chế tổ chức hoạt động nào. Theo Quyết định của Bộ KH - ĐT, các chi nhánh của trung tâm SITC có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, nhưng hầu hết các chi nhánh đều sử dụng con dấu của trung tâm, hoặc của tập đoàn SITC tại Singapore.

Các chi nhánh ở các tỉnh còn sử dụng cả giấy phép dạy học, Quyết định mở các cơ sở đào tạo, giấy chứng nhận đào tạo tiếng Anh của Sở GD - ĐT TP.HCM cấp cho trung tâm SITC tại TP.HCM mà không báo cáo Sở GD - ĐT địa phương.

Tại TP.HCM việc triển khai hoạt động đào tạo nghề chưa có ý kiến của Sở LĐ-TB&XH, hoạt động không đúng địa điểm ghi trong Quyết định cho phép (cho phép mở cơ sở đào tạo nghề tại 63 Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM, nhưng cơ sở đào tạo nghề mở tại 65 Lê Lợi, quận 1 TP.HCM).

Người lãnh đạo các chi nhánh thường xuyên thay đổi và không đảm bảo cơ sở pháp lý (Quyết định bổ nhiệm trưởng chi nhánh nhưng giấy ủy quyền lại ghi là giám đốc khu vực).

Chi nhánh Khánh Hòa, Cần Thơ không có quyết định bổ nhiệm các trưởng chi nhánh, Trung tâm giao cho một người làm trưởng nhiều chi nhánh (Tai Ling Chun làm trưởng các chi nhánh: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM).

Vì vậy, quá trình kiểm tra tại các chi nhánh, đoàn kiểm tra hầu như chỉ làm việc với trợ lý giám đốc. Các trợ lý giám đốc giải quyết các vấn đề hành chính nhưng không có quyết định chỉ có hợp đồng lao động như những người khác.

Quảng cáo chiêu sinh: "Vượt mặt" địa phương

Thông báo ngừng hoạt động của SITC cơ sở 3 tại Hà Nội (Ảnh: Kiều Oanh)

Tại chi nhánh TP.HCM, Sở GD-ĐT đồng ý thành lập cơ sở Anh ngữ quốc tế; các địa phương khác: Hà Nội, Khánh Hòa, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng đều không có phép của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nhưng vẫn quảng cáo, trương biển của trường Anh ngữ quốc tế.

Hoạt động quảng cáo, chiêu sinh của Trung tâm và các chi nhánh đã vượt thẩm quyền cho phép, không đúng mục tiêu hoạt động đã được quy định trong giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tự quảng cáo là trường Anh ngữ mới nhất và phát triển mạnh nhất tại Việt Nam. Thành lập vào tháng 11/2001; Chứng chỉ do học viện Makerting Singapore cấp, cấp chứng chỉ chuyển tiếp đến các trường ĐH do phòng thương mại và công nghiệp London cấp bằng; cơ hội nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh được quy đổi thành bằng BBA và MBA tại Singapore...

Về giá trị pháp lý của bằng MBA do ACU cấp, trung tâm SITC thừa nhận không rõ vấn đề này và đã làm thủ tục lãnh sự để kiểm tra.

Hoạt động quảng cáo vượt quá chức năng thực tế hoạt động của trung tâm và các chi nhánh: Quảng cáo đã nêu "do các GS Mỹ trực tiếp giảng dạy, đào tạo và cấp chứng chỉ các môn học thuộc chương trình ĐH và sau ĐH" là không đúng với các điều khoản cho phép.

Theo báo cáo tại các chi nhánh, việc quảng cáo cấp bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh mới chỉ tổ chức tại Đà Nẵng và TP.HCM. Riêng Đà Nẵng có học viên đăng ký học này còn TP.HCM (thông báo từ tháng 11/2004) không có người đăng ký.

Kế hoạch và chương trình giảng dạy được đăng ký ở đề án xin phép thành lập trung tâm và các chi nhánh, có thông qua Sở TP HCM, Khánh Hòa. Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu chưa thông qua Sở GD - ĐT.

Giáo viên giảng dạy: Không có giám sát

Việc bố trí giáo viên giảng dạy người Việt Nam: các chi nhánh do chi nhánh chịu trách nhiệm. Hầu hết số giáo viên Việt Nam đều có trình độ ĐH, CĐ tiếng Anh. Tuy nhiên, một số chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Trung tâm trực tiếp điều hành, bố trí giáo viên là người nước ngoài. Số giáo viên người nước ngoài đang dạy tại chi nhánh Hà Nội là 16 người; TP.HCM 52 người; Khánh Hòa là 4 người; Bà Rịa - Vũng Tầu 4 người - số giáo viên người nước ngoài này đều không có chứng thực của Lãnh sự Bộ Ngoại giao, chủ yếu số này có thị thực du lịch nhiều người đã hết hạn.

Tại các chi nhánh đều không có hợp đồng lao động và không được phép của bất cứ cơ quan, tổ chức nào đối với số người nước ngoài tham gia giảng dạy. Danh sách người nước ngoài tham gia giảng dạy do các chi nhánh cung cấp là những người đã học ở nhiều ngành khác nhau như: Khoa học xã hội, Cử nhân nghệ thuật, Cử nhân nghiên cứu về tôn giáo hoặc có chứng chỉ dạy tiếng Anh....

Theo đoàn thanh tra, việc tham gia giảng dạy ở hai lĩnh vực nghề và tiếng Anh đều không phù hợp, không có sự giám sát nội dung giảng dạy trên lớp của đối tượng này.

Dùng giấy chứng nhận ở TP.HCM cho toàn quốc

Qua kiểm tra hiện tại chỉ có chứng chỉ đào tạo nghề đã được Tổng Cục dạy nghề phê duyệt mẫu. Giấy chứng nhận tiếng Anh được Sở GS - ĐT TP.HCM, Sở GD - ĐT Khánh Hòa phê duyệt mẫu cho các cơ sở dạy tiếng Anh tại TP.HCM, Khánh Hòa. Các chi nhánh đặt tại các tỉnh khác chưa đăng ký và chưa có ý kiến của các Sở GD - ĐT nên vẫn sử dụng giấy chứng nhận do Sở GD - ĐT TP HCM phê duyệt.

Tại TP.HCM và Hà Nội, đã cấp gần 2000 giấy chứng nhận; các chi nhánh khác cũng đã cung cấp trên 500 giấy chứng nhận. Các giấy chứng nhận đã cấp sử dụng dấu không phải dấu đăng ký với cơ quan công an, không đúng giấy phép hoạt động của Trung tâm và các chi nhánh.

Trên dấu có ghi International English School (Trường Anh ngữ Quốc tế). Trên giấy chứng nhận khi ghi chương trình đào tạo không đúng với cho phép của Bộ GD - ĐT và của các Sở GD - ĐT: Đã hoàn tất khóa học Anh ngữ intermediate, pre-intermediate, elementary. Người ký tên với chức danh Hiệu trưởng trên giấy chứng nhận hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào (Mr. Jacklim, Dr. Michael Yu).

  • Nhóm phóng viên giáo dục 

Theo dòng sự kiện:

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,