221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
762736
Sáng 9/2, họp báo về "vụ SITC"
1
Article
null
Sáng 9/2, họp báo về 'vụ SITC'
,

(VietNamNet) - 10h sáng 9/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông tin với báo chí về vụ việc SITC để đưa ra những thông tin được gọi là chính thức sau hàng loạt dấu hiệu bất thường và cả những sai phạm của đơn vị này bị thanh tra phát hiện hàng nửa năm nay.

Soạn: AM 698209 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tháo gỡ biển hiệu từ trước Tết

"Việc thu học phí dài hạn, sau đó đột ngột đóng cửa trong khi các nhân viên quản lý cao cấp đều rời khỏi VN, cho thấy có thể có dấu hiệu lừa đảo; Việc đóng cửa đột ngột của SITC trong khi chưa hoàn trả các chi phí đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của học viên, giáo viên và người lao động, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư".

Nhận xét sơ bộ của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) về sự kiện SITC Việt Nam "biến mất" mới chỉ được đưa ra từ cuộc họp liên bộ sáng 8/2 sau khi báo chí lên tiếng mạnh mẽ về sự kiện này.

Tháng 6/2005, Bộ Kế hoạch - Đầu tư có bản báo cáo về tình hình hoạt động của SITC, chỉ nêu rằng trung tâm này đã phát triển mạng lưới đào tạo tại một số địa phương lớn của Việt Nam với khoảng 1.000 nhân viên. Tuy nhiên, báo cáo này không nêu rõ tình hình thực hiện vốn đầu tư, số học viên, giáo viên, doanh thu, lợi nhuận.

Cho đến cuối tháng 1/2006, khi báo chí đề cập tới hiện tượng đóng cửa hàng loạt các cơ sở của SITC tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài gửi e-mail tới Cơ quan phát triển kinh tế Singapore nhờ kiểm tra hoạt động của SITC tại nước ngoài và nhận được thông tin công ty vẫn hoạt động.

Phản ánh từ phía các giáo viên của cơ sở 2 chi nhánh SITC tại Hà Nội, khi cố gắng gọi điện cho Jack Lim (một trong 11 thành viên của hội đồng quản trị) theo 3 số điện thoại bên Singapore để yêu cầu can thiệp về các sự cố xảy ra ở Việt Nam đều không được. Ông này nói với một người quản lý khu vực cũ hiện đang cư trú tại Singapore rằng còn nhiều điều để lo lắng hơn là việc của SITC tại Việt Nam và từ chối trách nhiệm.

Tuy nhiên, trước đó, trong thời gian từ tháng 7 đến 10/2005, các đoàn kiểm tra liên ngành của các địa phương có các chi nhánh SITC đã đưa các kiến nghị sau khi phát hiện hàng loạt sai phạm của trung tâm SITC Việt Nam.

Cụ thể, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở GD-ĐT Hà Nội đã có biên bản yêu cầu chi nhánh tại Hà Nội thu hồi các giấy chứng nhận đã phát hành không hợp pháp. Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở GD-ĐT TP.HCM đã yêu cầu chấm dứt quảng cáo chiêu sinh vượt thẩm quyền, báo cáo việc thay đổi địa điểm đào tạo nghề, không đúng quy định của giấy phép đầu tư, đóng đúng con dấu đã đăng ký với cơ quan công an. Đoàn kiểm tra Khánh Hoà yêu cầu Jack Lim chấm dứt việc ký trên giấy chứng nhận với tư cách hiệu trưởng. Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở GD-ĐT Đà Nẵng yêu cầu chi nhánh tại ĐN hoàn tất thủ tục xin phép cơ quan chủ quản địa phương cả 2 mảng ngoại ngữ và dạy nghề. Các đoạn  đã yêu cầu trung tâm và các chi nhánh cần hoàn tất thủ tục cấp phép hợp đồng lao động cho số người nước ngoài tham gia giảng dạy tại trung tâm.

Sai phạm lớn nhất của SITC là tổ chức đào tạo chương trình quản trị kinh doanh qui đổi thành trình độ thạc sĩ khi chưa được phép. Đó là việc lợi dụng danh nghĩa cấp chứng chỉ nghề nghiệp để cấp các chứng chỉ của chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA).

Tuy đã chấm dứt toàn bộ chương trình đào tạo này, nhưng đến nay, những học viên đã đóng tiền đăng ký học chương trình MBA tại chi nhánh Đà Nẵng vẫn khiếu nại vì chưa nhận được tiền bồi hoàn học phí. Trong khi sự việc này còn chưa được giải quyết thì SITC đã "lặn không sủi tăm".

  • Nhóm phóng viên Giáo dục 

Theo dòng sự kiện:

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,