,
221
5921
Tin tức - Sự kiện
tintuc-sukien
/giaoduc/tuyensinh/tintuc-sukien/
749210
Học ĐH: Được chọn 3 năm hoặc...6 năm!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Học ĐH: Được chọn 3 năm hoặc...6 năm!

Cập nhật lúc 03:56, Thứ Hai, 20/02/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Khác với thông lệ học ĐH "phải 4 hoặc 5 năm", người học có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian học ĐH hoặc học một lúc 2 chương trình tùy năng lực. Đó là mô hình học chế tín chỉ sẽ được nhân rộng ở các trường có đủ điều kiện trong năm nay. Đã không ít khó khăn đặt ra ở một số trường thí điểm đào tạo đào tạo theo mô hình này.

"Phao" cứu SV không bị lưu ban
 
Chụp tại trường ĐH dân lập Thăng Long. (Ảnh Lê Anh Dũng)

Với gần 10 năm đào tạo theo chế tín chỉ, đến nay trường ĐHDL Thăng Long đã tạm "hài lòng" với tính ổn định của mô hình đào tạo mới này - Hiệu trưởng Phan Huy Phú cho hay. Cụ thể, với 11 điểm ban đầu, Bộ GD-ĐT yêu cầu về đặc điểm đào tạo tín chỉ thì trường đã thực hiện được 9: Kiến thức được cấu trúc thành các môđun (học phần); Quá trình học là sự tích lũy kiến thức theo học phần (tín chỉ); Lớp học tổ chức theo học phần, sinh viên (SV) đăng ký học các học phần ở đầu mỗi học kỳ; Chương trình đào tạo mềm dẻo, có nhiều khả năng lựa chọn cho SV và tạo điều kiện cho SV chuyển đổi ngành nghề hoặc học một lúc hai chương trình...

Ông Phú so sánh, khác với niên chế, đào tạo theo học chế tín chỉ không giới hạn thời gian học tập; quy trình đào tạo “mềm” đáp ứng cho số đông SV học trượt vẫn có cơ hội học tiếp chương trình...Về nguyên tắc, chương trình sẽ tạo cho SV chủ động về thời gian, nếu học tốt, có thể rút ngắn 1/4 thời gian học. Đối với những môn học SV thi chưa qua cũng không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành chương trình và cũng không bị lưu ban như học theo niên chế.

Đào tạo theo niên chế bất lợi cho SV ở chỗ, kết thúc mỗi năm học, nếu thi không qua một số môn là coi như phải học lại cả năm. Tính trung bình, số SV bị rớt sau mỗi năm của trường trước đây chiếm tỷ lệ từ 40-50% tổng số SV. Số này rất thiệt thòi, vì nhiều môn đã qua rồi nhưng vẫn phải học lại... Tuy nhiên, khi chuyển sang đào tạo theo chế tín chỉ đã khắc phục được hạn chế đặt ra và khi SV đã học qua môn nào thì không phải học môn đó nữa, ông Phú khẳng định.

Đến thời điểm này, trường ĐHDL Phương Đông đã hoàn tất việc xây dựng 29 chương trình đào tạo bậc ĐH và 5 chương trình CĐ theo học chế tín chỉ. Dự kiến, các chương trình sẽ đưa triển khai đào tạo từ học kỳ 2 tới đây.

Ngoài trường Phương Đông, Bộ GD - ĐT dự kiến sẽ nhân rộng ở một số trường công lập có đủ điều kiện triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong năm 2006. Mục tiêu đặt ra, nâng số trường ĐH trên toàn quốc triển khai đào tạo theo mô hình này từ 7 trường hiện nay lên 20 trường vào năm học 2006 - 2007. 

Nhiều chuyên gia giáo dục đều thừa nhận tính "linh hoạt" của mô hình này. Về phía nhà trường, không phải tổ chức xét lên lớp hàng năm và mất thời gian cho việc xét vớt. Cùng với đó, tiết kiệm trong đào tạo cho những môn học chung của nhiều ngành. Dễ bố trí thời khóa biểu, đặc biệt là đối với trường có quy mô lớn. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn có những khó khăn.

Tuyển sinh theo học kỳ?

Mặc dù, đã triển khai được 10 năm nhưng 2 đặc điểm trong tín chỉ trường Thăng Long vẫn chưa thực hiện được, đó là tuyển sinh theo học kỳ và đánh giá kết quả mỗi học phần theo thang điểm chữ (A, B, C, D, F). Lý do chưa tổ chức tuyển sinh theo học kỳ vì vẫn phải tuân thủ theo những quy định tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT..

Một số khó khăn khác phát sinh trong quá trình triển khai: Khó xếp lịch thi để SV không bị trùng ca thi; Nếu thầy nghỉ một buổi thì rất khó bố trí học bù; Khó quản lý SV theo lớp... Giải pháp khắc phục việc SV gặp khó khăn trong đăng ký lớp học nhà trường thường mở thêm lớp hoặc tách lớp đối với những lớp SV đăng ký học quá đông; sẽ không duy trì lớp học khi sĩ số SV đăng ký học ít...  

Chuẩn bị cho kế hoạch triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, trưởng phòng Đào tạo trường ĐHDL Phương Đông Nguyễn Tiến Đào cũng nhìn nhận thấy những khó khăn từ kinh nghiệm của các trường "đi" trước. Ông đề xuất, thay vì Bộ quy định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm như hiện nay, các trường thí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ được tuyển sinh theo từng học kỳ?. Như vậy SV học theo hình thức này mới không hụt hẫng khi phải kéo dài thời gian học. Cùng với đó, để đảm bảo chất lượng Bộ nên tăng cường công tác kiểm định chất lượng ở các trường...

Vẫn theo ông Phú, từ kinh nghiệm của trường Thăng Long, với một trường bắt đầu "vạch xuất phát" triển khai đào tạo theo mô hình này thì ít cũng phải mất 3 năm mới có thể ổn định tổ chức và hoạt động. Đây thực sự là một mô hình đào tạo linh hoạt, đòi hỏi cả SV và giáo viên tính tự chủ cao. 

Đồng thời, con người phải thường xuyên tiếp cận với trang thiết bị hiện đại... Từ việc đăng ký thời khóa biểu học, đến bố trí giáo viên, lớp học và đánh giá kết quả... đều phải thao tác trên máy. Khác với niên chế, kết quả thi từng môn theo niên chế phải công bố sớm để SV biết và đăng ký học các môn trong học kỳ kế tiếp.

Đã có một số trường chuyển sang đào tạo tín chỉ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn “cũ” như: số lượng tuyển sinh ngày càng đông, cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích phòng học không đáp ứng. Để thực hiện đào tạo tín chỉ, lịch giảng dạy phải thực hiện nghiêm ngặt, trong khi tình trạng các thầy đi dạy thêm cho các trường dân lập, các lớp tại chức ở các tỉnh… lại rất phổ biến.

SV "đối mặt" với ... học phí cao

SV năm 3, khoa Ngân hàng trường ĐHDLThăng Long Trần Duy Trung cho biết: với hình thức này SV chủ động về  thời gian, nếu học tốt, có thể học vượt và 3 năm là hoàn thành chương trình. Tuy nhiên, xu hướng lựa chọn môn học của SV tối thiểu chỉ 7 môn/ học kỳ (tương đương 18 đơn vị học trình). Rất ít SV đăng ký 8, 9 môn học/học kỳ vì chương trình học cho 7 môn nếu học được cũng phải đầu tư hết quỹ thời gian rảnh ngoài giờ lên lớp...

Xác định vào học dân lập là phải "chấp nhận" mức học phí cao hơn các trường ĐH công lập. Với Nguyễn Thị Hiền, SV năm 3 khoa Quản lý trường ĐHDL Thăng Long, lợi thế của hình thức đào tạo tín chỉ là không bắt buộc SV học theo quy định "cứng" như niên chế. Có nghĩa, SV có thể lựa chọn môn học phù hợp để đăng ký học theo từng học kỳ. Tuy nhiên, học phí hơi cao. 

Trung bình 1 năm chia 3 học kỳ và 1 học kỳ có 3 tháng. Bước vào năm thứ 3, bản thân Hiền đã "nếm" 3 mức học phí tăng theo từng năm. Nếu năm đầu chỉ có 1,2 triệu/ học kỳ (tương đương 400.000 đồng/ tháng) thì sang năm thứ 3, Hiền phải đóng trên 1,6 triệu đồng/ học kỳ (hơn 500.000 đồng/ tháng)... 

Ngoài việc phải "đối mặt" với học phí cao, hầu hết các SV được hỏi đều nhìn nhận: Mặc dù được cập nhật tất cả quy chế và chương trình đào tạo của trường nhưng phải đến năm thứ 3 mới thẩm thấu hết tính ưu việt của loại hình đào tạo này. Trung cho biết, với mức đăng ký học 7 môn/học kỳ hiện nay thì hoàn thành chương trình học là 4 năm. Nhưng nếu hiểu rõ hơn về quy chế, thời gian học có thể rút ngắn chỉ mất 3 năm rưỡi.

Còn Hiền cũng tỏ ra tiếc nuối, điểm tổng kết cuối kỳ trung bình chỉ đạt 6,6 và cũng đã có môn phải học lại vì không lên lớp nên thi không qua. Nếu hiểu quy chế ngay từ năm thứ nhất thì có lẽ kết quả học của em sẽ cao hơn...

Hiền nhìn nhận, muốn đạt điểm cao của hình thức học tín chỉ thì chỉ còn nước phải học! Nếu trông chờ vào quay cóp hoặc "mua" điểm thì rất khó?

Đổi cách dạy

Khó khăn lớn nhất khi chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ là phải thay đổi cách dạy từ dạy - học thụ động chuyển sang dạy - học tích cực. Người thầy phải thay đổi, giảm bớt thời gian lên lớp, tăng thời gian nghiên cứu. Vấn đề là khi được “thả nổi” tới 2/3 thời gian học, liệu SV có nghiêm túc tự học hay không trong khi phòng thí nghiệm, tài liệu tự học… chưa đáp ứng? Phó Vụ trưởng Vụ ĐH & Sau ĐH (Bộ GD - ĐT) Lê Viết Khuyến lo lắng.

Ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất, việc thí điểm đào tạo theo chế tín chỉ đòi  hỏi giáo viên phải đổi mới hoàn toàn phương pháp giảng dạy, trường cũng đã tập huấn cho cán bộ, giảng viên... ông Đào nói.

Để chuẩn bị đưa thí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ trường đã trang bị cơ sở vật chất với hệ thống 700 máy tính được nối mạng. Khoảng hơn 70% số môn học của trường hiện nay được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm, tăng 20% so với học kỳ II năm học 2004-2005. Trường phấn đấu sang học kỳ II năm học 2005-2006 tăng số môn thi theo hình thức trắc nghiệm lên từ 80-85%.

Giảng viên Khoa Tài chính - Kế toán trường Phương Đông, Lâm Quỳnh Chi nhìn nhận, với hình thức học này đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Bản thân mỗi giáo viên phải chủ động, ngoài chuyên môn kiến thức phải rộng và cập nhật thực tế. Cùng với đó, trong phương pháp giảng dạy phải tăng tính đối  thoại trực tiếp với SV...   

  • Kiều Oanh 
,
,