221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
792032
Chọn tiếng Anh có làm nghèo đất nước?
1
Article
null
Chọn tiếng Anh có làm nghèo đất nước?
,

"Dạy và hc tiếng Anh đã và đang tr thành mt đ tài nóng bng nhiu nước trên thế giới từ Á sang Âu, từ thành thị lan rộng đến nông thôn. Người học vì nhiều mục đích khác nhau nhưng tựu trung, có thể phân chia thành bốn loại đông cơ chủ yếu là tri thức, văn hoá, kinh tế và chính trị".

Bạn Nguyễn Minh Hưng, du học sinh chuyên ngành chính sách xã hi, ĐH Meio, Okinawa - Nhật Bản, gửi ý kiến tranh luận "Một ngoại ngữ" hay làm nghèo đất nước về văn hoá?"  

Các SV khối ngành kinh tế dự vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh kinh tế tại trường ĐH Kinh tế quốc dân ngày 26/4 (Ảnh: Hoàng Điệp)

Phải thừa nhận một điều, tiếng Anh đã và đang trở thành một công cụ đắc lực để tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng và khách quan nhất tri thức của nhân loại.  

Nhanh chóng ở chỗ, bạn có thể tìm hiểu mọi vấn đề, mọi thông tin qua các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay như internet, truyền hình cáp, radio, mobiphone với vốn tiếng Anh cần thiết. 

Khách quan ở chỗ, bạn có thể tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ, nếu muốn hiểu bản chất của cuộc chiến tranh Iraq, với vốn tiếng Anh cần thiết, bạn có thể đọc các bài phân tích khác nhau từ nhiều nguồn.  

Dự một hội thảo quốc tế, ngôn ngữ phải sử dụng cho mọi cá nhân đến từ khắp nơi trên thế giới là gì nếu không phải tiếng Anh? Tôi đã từng đại diện cho trường ĐH tại Nhật để tham dự một số hội thảo quốc tế lớn như hội nghị toàn cầu của ĐH Liên hiệp quốc về nhân quyền, hội thảo tương lai châu Á của ĐH Harvard. Thành phần tham dự là SV, các nhà chuyên môn đến từ khắp nơi. Chúng tôi chỉ sử dụng một ngôn ngữ chung nhất để giao tiếp, truyền đạt và trao đổi kiến thức là tiếng Anh. Một số SV tham dự không đủ khả năng ngôn ngữ, gặp rất nhiều khó khăn ở khâu trình bày tham luận và tranh luận bảo vệ chủ kiến. Thậm chí, nhiều người bật khóc vì không thể nói lên được rõ ràng ý tưởng của mình và thuyết phục được người nghe. 

Tiếng Anh giúp chúng ta hòa nhập sâu rộng hơn, tích cực hơn và năng động hơn vào các nền văn hóa của thế giới. Bản sẽ tự tin và thuyết phục hơn khi trình bày lưu loát về các giá trị văn hóa của dân tộc với bạn bè quốc tế bằng một ngôn ngữ chung mà mọi người đang sử dụng. 

Tôi nhớ, có lần tham dự liên hoan SV quốc tế tại Okinawa, Nhật Bản. Một bạn SV Hồng Kông tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi trò chuyện bằng tiếng Anh lưu loát: "Sao tiếng Anh của bạn tốt thế? Ở công ty mình bên Hồng Kông, có một số đồng nghiệp người VN thường bị sếp phàn nàn về trình độ tiếng Anh, nên mình lo không biết nếu đi du lịch sang VN sẽ phải giao tiếp thế nào".  

Trong lĩnh vực kinh tế, về mặt vi mô, hiện nay, hầu hết các công ty nước ngoài tại VN đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự biết tiếng Anh, mặc dù sẽ có một số ưu tiên nhất định cho những ứng viên biết tiếng của họ (chủ yếu Trung, Nhật, Hàn, Pháp…). 

Về mặt vĩ mô, VN đã xác định thâm nhập sâu rộng theo hướng đa phương buôn bán làm ăn với tất cả các nước. Vì vậy, cần phải tập trung các nguồn tài nguyên hạn hẹp (ở đây là thời gian, tiền bạc và nhân lực) vào các sự lưa chọn tối ưu và chung nhất của cả nước theo hoạch định quốc gia. Các yêu cầu cá biệt của một số cá nhân, tổ chức hay đoàn thể nên giao cho các cơ sở ngoại ngữ hiện nay đảm trách theo quy luật cung cầu.  

Về chính trị: Ai dám nói các quốc gia Á châu giỏi tiếng Anh mà nghèo nàn về văn hoá hay nền văn hoá của họ bị phương Tây lũng đoạn, nếu  nhìn sang các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia hay nhìn lên phía trên như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc? 

Những quốc gia nổi tiếng chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Khổng giáo nay đã có cái nhìn hoàn toàn khác về việc đẩy mạnh phổ thông hoá tiếng Anh. Nếu Mã Lai nổi tiếng là quốc gia Hồi giáo hiện đại về kinh tế và năng động về tri thức và vốn liếng Anh ngữ có thể xếp ngang trình độ với đảo quốc Singapore thì Hàn Quốc lại nổi bật trong việc đẩy mạnh tiếng Anh theo nhiều cách cả tích cực lẫn tiêu cực (chính quyền lập "làng nói tiếng Anh", đại biểu Quốc hội đề nghị đưa tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ 2...)  

Nhật Bản, trên phương tiện thông tin đại chúng đang có sự tranh cãi gay gắt về việc đưa tiếng Anh vào dạy chính thức ở tất cả các trường học trong thời gian sớm nhất để khỏi tụt hậu so với cá nước khác.  

Còn ở Trung Quốc, các trường ĐH, học viện quốc tế dạy bằng tiếng Anh đang mọc lên như nấm. 

VN không có lý do gì nằm ngoài quy luật chung ấy. 

  • Nguyễn Minh Hưng (SV ngành chính sách xã hi, ĐH Meio, Okinawa - Nhật Bản)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,