221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
794436
"Câu hỏi đại sự của GD đại học VN: Mô hình nào?"
1
Article
null
'Câu hỏi đại sự của GD đại học VN: Mô hình nào?'
,

(VietNamNet) - "Thời gian tới, hệ thống giáo dục VN nên theo mô hình gì, tổ chức như thế nào? Đây là câu hỏi đại sự." Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đặt vấn đề trước 350 Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ toàn quốc tại hội nghị "đổi mới giáo dục ĐH VN" diễn ra sáng 10/5".

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: "Với tư cách là Trưởng ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH, tôi cũng chưa biết thế nào để phát huy chất xám trong ngành giáo dục và của toàn xã hội cho đề án đổi  mới giáo dục ĐH VN" Ảnh: H.A

"Đổi mới tư duy chưa tới, chưa mạnh, chưa tương xứng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân", ông Khiêm nhắc tới "điệp khúc" thường xuất hiện ở các phát biểu của lãnh đạo trong các hội nghị giáo dục gần đây.

Ông Khiêm đề cập tới ví dụ cụ thể: "Nói nhiều lần, nhưng có làm được không, và có những đột phá gì để làm? Như chuyện kết hợp đào tạo với nghiên cứu, đã nói từ những năm 1956- 1957, nhưng đến giờ tại sao vẫn không làm được?"

"Sự trì trệ, thiếu năng động trong tư duy, tới mức tôi có có cảm giác không thể thay đổi" - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập GS Trần Hồng Quân bày tỏ.

Theo đề án đổi mới giáo dục ĐH VN được Chính phủ thông qua tháng 11/2005, từ nay đến năm 2020, giáo dục ĐH VN có 7 nhiệm vụ cần giải quyết.

Soạn: AM 773873 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giảng dạy "hiện đại" ở Đại học Thăng Long. Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ 7 nhiệm vụ đó, Bộ GD - ĐT "chẻ" ra 11 đề án để nghiên cứu.

Trong đó, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đánh giá, nghiên cứu cơ cấu hệ thống giáo dục ĐH VN là nhiệm vụ hàng đầu. "Hệ thống giáo dục VN trong thời gian tới nên theo mô hình gì, hệ thống tổ chức như thế nào là câu hỏi đại sự cần được giải đáp".

"Một nhược điểm lớn của giáo dục là chưa tận dụng hết chất xám trong ngành, chứ chưa nói tới quy mô trong toàn xã hội. Điều này, Quốc hội phê phán rất nhiều lần".

Phải có một cuộc cách mạng về giáo dục Đại học ở VN

Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh trong buổi làm việc với ĐHQG TP.HCM ngày 9/5.

Phát triển giáo dục phải gắn chặt với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đó là quốc sách, là giải pháp có tính chiến lược để đưa đất nước phát triển nhanh...Phải có một cuộc cách mạng về giáo dục ĐH ở nước ta. Vấn đề lớn của giáo dục ĐH là chất lượng, trong khi chất lượng giáo dục ĐH ở nước ta còn quá thấp. Phải làm sao để ĐH VN có vài trường trong danh sách thứ hạng thế giới...”.

(Theo Tuổi Trẻ)

"Với tư cách là Trưởng ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH, cũng chưa biết thế nào để phát huy", ông Khiêm đặt vấn đề tìm câu trả lời, trước hết, từ ý kiến của các đại biểu.

Hội nghị hiệu trưởng ĐH, CĐ diễn ra trong 2 ngày, bắt đầu từ 10/5, với sự tham gia của 500 quan chức, chuyên gia, trong đó có 350 hiệu trưởng trong toàn quốc.

Trong buổi sáng, hai nội dung "khơi mào: "Phân cấp trong tổ chức, quản lý trường ĐHChuyển các trường bán công, dân lập sang tư thục đã thu hút được nhiều ý kiến.

Theo GS Trần Hồng Quân, để đổi mới giáo dục ĐH toàn diện, phải đổi mới hệ thống mà trước hết là đổi mới cơ chế quản lý. Nên "giải phóng" cho các trường. Nhà nước chỉ nên xây dựng kế hoạch chiến lược chứ không nên quá cụ thể, chi li, áp đặt.

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Phạm Trọng Quát lập luận, tính tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm là một đòi hỏi nghiêm túc đối với cấp quản lý, tránh tình trạng chủ làm công văn đề nghị cấp trên theo kiểu xin - cho, thiếu chủ động sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long cho hay, xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản các trường ĐH, CĐ; phân cấp cho các trường ĐH, đặc biệt là phân cấp tài chính và giám sát, kiểm tra đối với các trường khi thực hiện tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường...là những  nhiệm vụ cấp  bách của giáo dục ĐH Việt Nam đến năm 2010.

VietNamNet tiếp tục cập nhật các nội dung đáng chú ý từ hội nghị.

  • Kiều Oanh - Hạ Anh 

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,