221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
799300
Chống tiêu cực thi tốt nghiệp: "Địa phương có quyết tâm không?"
1
Article
null
Chống tiêu cực thi tốt nghiệp: 'Địa phương có quyết tâm không?'
,

(VietNamNet) - Những đổi mới trong thi cử như trắc nghiệm, HS phân ban thi cùng HS không phân ban, nguy cơ tái diễn tình trạng lộn xộn... Bộ GD-ĐT đã có phương án thế nào cho kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT, diễn ra trong 3 này 31/5, 1 và 2/6 tới?

Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa trao đổi với VietNamNet.

"Làm nghiêm sẽ giảm lộn xộn"

 
Ông Trần Văn Nghĩa: "Bây giờ chưa nói được sẽ không có lộn xộn xảy ra..." Ảnh K.O

- Với những tồn tại của năm trước chưa được giải quyết rốt ráo như: đề  còn sai sót; lộn xộn quanh khu vực thi...năm nay, Bộ GD-ĐT có những "động thái" như thế nào để chuyện này không tái diễn?

- Với người tổ chức thi, năm nay có nhiều cái phải xử lý. Chẳng hạn, đề trắc nghiệm có nhiều phiên bản nên việc in sao sẽ tốn thời gian. Phức tạp hơn là đề sau khi in xong phải được sắp xếp từng túi theo từng phòng thi. Mỗi túi đề cũng phải được sắp xếp theo thứ tự theo 4 đề.

Vì đề càng dài càng khó bảo mật nên vấn đề bảo mật đề thi phải được chú trọng. Đó là chưa kể đề thi cho 25.000 HS thí điểm phân ban của 11 tỉnh.

Do vậy, Cục Khảo thí đã có hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện quy trình in sao đề thi được nghiêm túc.

Về công tác coi thi, chúng tôi đã nhắc nhở các địa phương chuẩn bị tốt nhất về điều kiện cơ sở vật chất cho những địa điểm thi. Đặc biệt, xung quanh khu vực thi phải có tường rào không để dân ùa vào...

Khâu coi thi trắc nghiệm được xác định phức tạp hơn thi tự luận vì liên quan đến thời gian thi rất ngắn nên có 2 khác biệt rất rõ: Việc sắp xếp số báo danh theo đúng quy luật hàng ngang, không sắp lung tung để tránh 2 thí sinh gần nhau nhận đề thi giống nhau.

Ngoài ra, đảm bảo tất cả thí sinh đều có thời gian làm bài như nhau thì khi phát đề cho thí sinh, cán bộ coi thi phải úp đề không để thí sinh nhận đề trước làm trước sẽ thiệt cho những thí sinh nhận đề thi sau. Tương tự, việc thu bài cũng phải nhanh...

Đặc biệt lưu ý hơn đến những điểm nóng. Năm ngoái, những địa phương đã xảy ra lộn xộn thì năm nay việc thanh tra, kiểm tra cũng sẽ quyết liệt hơn để tình trạng không tái diễn...

- Nếu tình trạng lộn xộn vẫn tiếp diễn, việc xử lý có "mạnh tay" hơn?

- Tất nhiên khi đã nhắc nhở thì các địa phương sẽ có đề phòng. Chỉ có điều, địa phương có quyết tâm làm không? Đối với một số điểm nóng, đích thân Thứ trưởng đã đến tận nơi nhắc nhở. Cùng với đó, sẽ tăng cường việc kiểm tra để tình trạng lộn xộn không tái diễn.

Đó là chuẩn bị, còn thực tế vẫn là thực tế. Tất nhiên, đối với kỳ thi quốc gia mà được chuẩn bị kỹ thì việc tổ chức sẽ tốt hơn. Chứ bây giờ, chưa nói trước được sẽ không xảy ra cái gì. Cả các khâu đều được thực hiện nghiêm thì những vấn đề lộn xộn sẽ giảm.

Không giữ giấy bài thi : Mất quyền lợi

Công bố đáp án

Sau đợt thi, Bộ GD - ĐT sẽ công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT. Sau mỗi buổi thi, VietNamNet cũng sẽ giới thiệu các bài giải tham khảo. Mời các bạn đón xem

- Khác với những đợt thi thử vừa qua, các Sở GD-ĐT ngoài việc tổ chức thi sẽ phải trang bị máy chấm thi  trắc nghiệm. Ông có thể cho biết, sự thích ứng của các Sở đến thời điểm này?

- Hầu hết các Sở đã trang bị máy chấm và đảm nhận việc chấm thi trắc nghiệm. Có 15 Sở chưa trang bị được máy đã "nhờ" Cục Khảo thí chấm.

Ngoài việc chấm 2 vòng độc lập, việc chấm thi trắc nghiệm sẽ tăng cường kiểm tra. Điểm khác biệt là bài thi trắc nghiệm không rọc phách, nên quá trình chấm các Sở phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo không xảy ra tiêu cực.

Cục Khảo thí yêu cầu: Đề nghị các Sở GD-ĐT sau khi quét xong tất cả bài thi (gồm tên, tuổi, nội dụng bài thi...) thì phải gửi cơ sở dữ liệu về Cục để lưu. Bài hoàn toàn chưa chấm. Sau đó, Cục mới gửi barem điểm để đưa vào máy chấm. 

- Mặc dù đã thi thử, nhưng hình thức trắc nghiệm là lần đầu tiên sử dụng chính thức trong một kỳ thi quốc gia như thế này. Ông có những lưu ý đặc biệt gì với các thí sinh?

Trong quá trình làm bài trắc nghiệm, để tránh nhầm lẫn, các em cần lưu ý:

Điền chính xác vào Phiếu trả lời trắc nghiệm gồm 10 mục. Trong đó, đặc biệt lưu ý mục 9 (số báo danh) và mục 10 (mã đề). Nếu ghi sai hoặc không chính xác sẽ nhầm bài nọ sang bài kia.

Quá trình làm bài cũng phải chú ý việc tô phương án trả lời phải đủ độ đậm, đúng cách.  Không nên tập trung vào những câu khó vì thời gian làm bài chỉ có 60 phút cho 50 câu.

Một điều quan trọng nữa là trong khi làm phải giữ cho Phiếu trả lời không được rách, quăn. Vì về nguyên tắc, khi đã phát Phiếu trả lời cho thí sinh nếu không có "vấn đề" gì thì quá trình làm bài không được phát lại. Nếu khi nhận có phát hiện ra hỏng, rách thì phải đổi ngay.

Và quá trình làm bài không để rách, gấp mép...nếu không bảo vệ sẽ mất quyền lợi.

 Còn khi vận chuyển, lỗi khâu nào thì khâu đó phải chịu trách nhiệm. Đối với những Phiếu trắc nghiệm do lỗi khách quan, sẽ phải lập biên bản để chấm trực tiếp bằng tay. Đây là vấn đề đã quy định trong quy chế thi.

- Xin cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,