221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
819473
"ĐH đẳng cấp quốc tế: Không cần nhiều thời gian để thử"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'ĐH đẳng cấp quốc tế: Không cần nhiều thời gian để thử'
,

(VietNamNet) - "Đây là một thử nghiệm và cả xác suất thất bại hay thành công đều lớn. Nếu làm, phải chuẩn bị kỹ càng. Có những ví dụ cả về thành công, về thất bại...Và, với nhịp điệu nhanh như hiện nay, không cần mất nhiều thời gian để biết sẽ thành công hay thất bại". GS Richard G.Baraniuk và C.Sidney Burrus (ĐH Rice- Mỹ) nhận xét tại buổi tọa đàm về ĐH đẳng cấp quốc tế diễn ra chiều 17/7.

Soạn: AM 838651 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Khung cảnh buổi toạ đàm

2 GS đến theo lời mời của  Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ. Tham dự toạ đàm có các thành viên trong tổ công tác xây dựng đề án ĐH đẳng cấp quốc tế, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ GD-ĐT...

Cuộc toạ đàm diễn ra trong hơn 2 giờ đồng hồ, chủ yếu dưới hình thức hỏi - đáp. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho 2 vị GS người Mỹ, để lắng nghe kinh nghiệm và tư vấn.

Các vấn đề không mới, vẫn là những bàn luận lâu nay, diễn ra trên tinh thần thẳng thắn và được xem là thêm dữ liệu bổ sung hữu ích cho các nghiên cứu về đại học đẳng cấp quốc tế cho VN.

Hiệu trưởng: Học giả chứ không phải nhà chính trị

Hai khách mời phía Mỹ là 2 GS về kỹ thuật điện và kỹ thuật máy tính tại trường ĐH Rice. Ông Richard G.Baraniuk là người từng nhận nhiều giải thưởng nghiên cứu trẻ của Quỹ Khoa học quốc gia Hoa Kỳ. Ông C.Sidney Burrus là một thành viên của IEEE, thành viên ủy ban sáng lập trường ĐH quốc tế Bremen (IUB) của Đức.

Trả lời câu hỏi của ông Trần Xuân Giá về việc nên chọn Hiệu trưởng từ đâu, những yếu tố gì là quan trọng để phù hợp với cương vị lãnh đạo một trường ĐH đẳng cấp quốc tế, ông Richard Baraniuk bộc lộ, ông có xu hướng nghiêng về những nhà quản lý có khả năng tư duy trừu tượng, nếu xuất thân là giáo sư trong các ngành khoa học tự nhiên thì lợi thế hơn. "Đó phải là một nhà học giả chứ không phải là một nhà chính trị".

Bàn về vấn đề này, ông Sydney Burrus lại cho rằng không nên xác định tâm lý trước là vị trí này cần người có những đặc điểm gì, mà để cơ hội cho các ứng viên thể hiện.

Ông lấy ví dụ, cách đây vài năm, ông từng ở trong một nhóm đi tuyển người vào vị trí Hiệu trưởng cho trường ĐH Rice. Trước đó, trường này đã từng trải qua các đời Hiệu trưởng là người thuộc ngành Toán - Lý rồi Hoá... và sau đó là một giáo sư Phật học và trái với lo lắng của tất cả mọi người, ông này cực kỳ thành công. "Không phải ai cũng có thể đạt được những điều kiện chung, nên nếu yêu cầu chặt chẽ quá, có thể sẽ bỏ qua nhiều trường hợp rất tốt".

Ông cũng đưa ra lời tư vấn không nên đặt nặng việc đó là người Việt Nam hay người nước ngoài. Theo ông, người đứng đầu trường phải là ai đó am hiểu và có kinh nghiệm về cả giảng dạy và nghiên cứu chứ không chỉ hiểu riêng về mặt quản lý.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: Việc chọn một vị trí như Hiệu trưởng không có đáp án hay mẫu số chung và cần nghe tư vấn và đôi khi kết hợp trực giác để quyết định.

Câu hỏi của Thứ trưởng Long "Giả sử mời các giáo sư sang làm Hiệu trưởng một trường như vậy, thì thời gian ở lại bao lâu là hợp lý", được ông Sydney đưa ra so sánh với Mỹ.

Ở đó, một nhiệm kỳ Hiệu trưởng ĐH thường là 6 năm và thông thường một người tại vị trong 2 nhiệm kỳ, thì thời gian thích hợp cho vị trí Hiệu trưởng đầu tiên của ĐH đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam là 6-10 năm. Và, đây cũng là giai đoạn người này phải thể hiện được các cam kết về công việc lãnh đạo của mình.

Chọn giảng viên: 5 người đầu tiên rất quan trọng

Trước băn khoăn của tổ công tác đề án xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế về những tiêu chuẩn lựa chọn giảng viên trình độ quốc tế, GS Richard cảnh báo "đừng dựa vào số lượng công trình nghiên cứu, vì quan trọng hơn là số lần được "trích dẫn", và quan trọng hơn nữa là thư giới thiệu của các học giả có uy tín trên thế giới.

Về cơ chế thu hút giảng viên, "nếu muốn có giảng viên tầm cỡ quốc tế, ngoài mức lương cạnh tranh, phải cho họ thấy trường được cung cấp ngân sách để nghiên cứu và cơ sở vật chất đồng bộ, vì đối với các giảng viên tầm quốc tế, nếu không tạo điều kiện để họ được nghiên cứu thì họ sẽ không ở lại lâu, có thể sẽ đến dạy nhưng sẽ bỏ đi".

Ngoài ra, việc chọn 5 giảng viên đầu tiên của trường rất quan trọng, nếu họ không có tầm cỡ quốc tế thì sẽ thất bại. Những người đầu tiên sẽ là chuẩn mực cho việc tuyển giảng viên sau này.

GS Richard nhìn nhận, việc thu hút những giảng viên tầm cỡ về Việt Nam giờ đây cũng không phải quá khó. "Trước đây, mọi người đa số đều dồn về Mỹ, về các trung tâm lớn, nhưng gần đây, ngay một số nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ... cũng lôi kéo được các giáo sư có trình độ cao.

Độ tuổi hợp lý của các giảng viên được phác họa ở tầm 35-45. Các giảng viên này đủ kinh nghiệm và còn đủ sự liều lĩnh hay nhiệt huyết để thử nghiệm cái mới ở một môi trường mới Ít hơn thì thường chưa đủ dày kinh nghiệm và nhiều hơn thì sẽ sớm về hưu.

Gợi ý của cả 2 GS là tốt nhất nên sử dụng những nhà nghiên cứu Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Những người có khả năng lãnh đạo nên đưa vào vị trí dẫn dắt các nhóm nghiên cứu.

Dẫn đầu với chuyên ngành gì?

Việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo cho trường cũng nhận được sự quan tâm trong buổi toạ đàm. Ông Richard  nhấn mạnh "Một trong những mục tiêu mà các ĐH đẳng cấp quốc tế phải đạt được là phải thuộc top dẫn đầu. Lấy cái gì để dẫn đầu? Vậy thì phải xác định Việt Nam có thế mạnh trong những mặt gì để đầu tư trọng tâm vào các ngành đó".  

"Chẳng hạn, ĐH Rice, chỉ có vài trăm giảng viên và không thể dàn trải đảm nhận nhiều lĩnh vực. Các ĐH lớn trên thế giới có 3 dạng: Thiên về công nghệ, như MIT - Thiên về xã hội, như Harvard và Dàn trải cả 2 mảng như Stanford".

Theo GS Richard, với điều kiện Việt Nam, không nên đi sâu vào các công nghệ tiên tiến (chẳng hạn Công nghệ Nano), vì lĩnh vực này đã có nhiều nước làm và chắc chắn làm tốt hơn ta, mà có thể xem xét xét hệ phổ thông có thế mạnh gì, mối quan tâm của nhà nước hay các lĩnh vực kinh doanh được định hướng đầu tư... để xác định các chuyên ngành đào tạo.

Soạn: AM 838649 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Richard (trái) và GS Sydney.

Trong khi đó, ông Sydney lại cho rằng, một số nhu cầu của quốc gia thì đã có các trường truyền thống "làm", nên ĐH đẳng cấp quốc tế có thể nắm bắt trước các cơ hội khác, như xem xét trong tương lai cần gì để đào tạo các ngành đi trước.

"Tất nhiên, Công nghệ Nano rất tốn kém và Việt Nam khó chạy đua được với các nước khác, nhưng còn rất nhiều ngành khác. Khi bắt đầu xây dựng trường, phải tính trước 10, 20 năm, thậm chí 100 năm" - ông nói.

ĐH nghiên cứu hay đào tạo: Phải có tầm nhìn

Hầu hết đại biểu đều thống nhất, một trường ĐH đẳng cấp quốc tế phải đầu tư phát triển nghiên cứu.  Vấn đề được bàn luận nhiều nhất là mô hình trường sẽ thiên về nghiên cứu hay giảng dạy, và cần phải xây dựng phương thức đào tạo như thế nào. Cả 2 GS đều cho rằng, vấn đề này phải có tầm nhìn rất rõ ràng. 

Việc đầu tiên sau khi thành lập là phải xây dựng đội ngũ nghiên cứu, trong đó có trọng tâm. Phải chọn lựa SV giỏi, không chỉ là đối tượng tiếp thu kiến thức mà cần có mối quan hệ 2 chiều với giảng viên, để có thể làm việc trực tiếp trong các dự án, công trình. Và, mô hình trường liên kết mật thiết với các doanh nghiệp.

Ông Sydney nói "Giảng dạy tốt nhất phải là tự tạo ra kiến thức, có thể hiểu là từ chính những người nghiên cứu ra kiến thức mới, hoặc do họ chắt lọc, hình thành tư duy và xây dựng kiến thức mới từ những kiến thức tổng hợp. Giảng viên tốt là phải nghiên cứu, tổng hợp kiến thức và truyền đạt nó. Sinh viên ở các trường ĐH đẳng cấp quốc tế phải được học những người tạo ra được kiến thức. Họ là sản phẩm ".

Ông cũng lưu ý phải cân đối giữa việc thực hành và giảng dạy. Nếu thực hành nhiều quá thì sẽ thiên về giảng dạy hơn nghiên cứu.

Cả 2 GS đều cho rằng, không có câu trả lời chính xác về điều này. Tuy nhiên, những yếu tố được cả 2 lưu ý đều là "có tầm nhìn" và tin tưởng thực hiện theo tầm nhìn đó, cộng với khả năng truyền đạt lại nó.

Ông Richard lưu ý thêm ở khả năng tập hợp quần chúng và quản lý tố, và đặc biệt phải có cơ chế để họ không bị kiểm soát quá chặt mà được trao quyền tự chủ.

  • Hoàng Lê (lược thuật)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,