221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
820206
Vào ĐH Mỹ chỉ để học: Chuyện lãng nhách!
1
Article
null
Vào ĐH Mỹ chỉ để học: Chuyện lãng nhách!
,

(VietNamNet) - Làm thêm kiếm tiền, trải qua mùa hè chăm sóc người thân bị ốm hay du lịch mạo hiểm, bạn sẽ có "thêm điểm". Có khả năng tổ chức, khả năng nói chuyện trước công chúng, sẽ được "ưu tiên". Thậm chí, hát hay, có khả năng diễn xuất... thì hãy tự tin để "khoe" với hội đồng tuyển chọn. Những khả năng này sẽ góp phần đáng kể trong "công cuộc" đưa bạn lọt mắt nhà tuyển sinh.

Soạn: AM 840441 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trường kinh doanh Harvard, điểm đến của nhiều doanh nhân thành đạt. Ảnh: K.L

Đêm học để ngày… chơi

Quảng trường Harvard ngày đầu tháng 5 khá náo nhiệt, tắc đường xe ôtô và tắc đường cả người đi bộ. Muốn xuống bến tàu điện ngầm cũng thật khó khăn. Những gương mặt hào hứng mang đầy vẻ tò mò khi cố kiễng chân nhìn cho rõ.

Tưởng ngày hội của cộng đồng dân cư xung quanh (khuôn viên ĐH Harvard không khép kín mà nằm xen kẽ giữa những khu phố). Nhưng không, đó là ngày tổng kết hoạt động ngoại khóa của các tổ chức, các nhóm sinh viên hoạt động suốt cả năm qua.

Khuôn viên ĐH Columbia, chỉ còn 5 ngày để "nhồi nhét" lượng kiến thức của cả 14 tuần học tập. Thư viện trường luôn mở cửa 24/24, nhưng chỉ những ngày này mới hoạt động hết công suất. "Đêm học bởi ban ngày còn phải tổng duyệt vở nhạc kịch sẽ diễn vào tối mai" Stephani Miles giải thích.

Soạn: AM 840433 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thư viện của ĐH Columbia mở suốt ngày đêm. Ảnh: K.L

- Em học diễn xuất, thanh nhạc hay đạo diễn?

- Dạ, em học Kinh tế - Hình như, mắt tôi trợn tròn ghê lắm, nên Stephani cười phá lên.

- Tuần sau thi mà vẫn còn tâm trí để hát và diễn kịch à? - Tôi buột miệng.

Đến lượt Stephani trợn tròn mắt trước câu hỏi có vẻ "lãng nhách" của tôi. Cô bé không trả lời mà đưa mắt nhìn quanh, ánh nhìn như muốn bảo "Các bạn em ở đây, ai cũng thế".

Tại các đại học lớn, sinh viên năm nhất "bắt buộc" phải sống trong ký túc xá của trường, ăn trong nhà ăn của trường. Đó là quãng thời gian vượt qua sự ngơ ngác, hòa nhập vào cộng đồng, tham gia các hoạt động ngoài giảng đường.

Cùng là ký túc xá sinh viên nhưng mỗi khu nhà đều có những đặc điểm riêng biệt. Có khu yên ắng, chỉ dành cho những người "đi nhẹ nói khẽ"; có khu lúc nào cũng sôi động, nhạc rock bật đến tận khuya.

SV sẽ tự chọn những người đồng hành, chọn kiến trúc và không gian mình muốn gắn bó trong 4 năm ĐH. Ai thích có "người cùng khổ" thì chọn sống trong những phòng đôi, còn không muốn bị quấy rầy thì có thể chọn ở một mình. Chọn rồi nếu không thích thì đổi phòng, thậm chí đổi sang khu nhà khác.

Tôi bỗng nhớ lại cuộc nói chuyện với Edward, hướng dẫn viên của tour giới thiệu khuôn viên trường mới hôm qua.

Edward học 2 chuyên ngành tâm lý học và khoa học chính trị, làm việc mỗi tuần 10 tiếng trong thư viện, tham gia 3 tổ chức của sinh viên: một nhóm hoạt động từ thiện, một câu lạc bộ những người yêu nhạc của Bach (nhạc sĩ thiên tài người Áo) và một nhóm chuyên tranh luận về những vấn đề chính trị, xã hội.

Vậy mà cậu SV năm thứ 2 này vẫn có thời gian để hàng tuần đi xem phim ở cụm rạp lớn nhất nằm trên khu quảng trường Thời đại, xem nhạc kịch ở Broadway hay đi vòng vòng New York.

Edward còn bảo "Hè này em đang xin làm việc cho Liên hiệp quốc. Nếu 4 năm đại học mà chỉ học thôi thì thật uổng phí".

Tha hồ lập nhóm, được cấp kinh phí hoạt động

Nhìn danh mục những nhóm hoạt động ngoại khóa của những ĐH hàng đầu như Harvard, MIT, Columbia, University of Pennsylvania..., nếu không chuẩn bị tinh thần sẽ rất dễ... hoa mắt, chóng mặt.

Vài trăm nhóm chia sẻ đủ các sở thích từ học thuật đến giải trí, nghệ thuật đến thể thao, văn hóa đến tôn giáo, chính trị đến xã hội. Có nhóm mùa hè này sẽ sang tận Trung Quốc, tổ chức sự kiện cho Liên hiệp quốc. Nếu bấy nhiêu vẫn chưa đủ thì bạn có thể lập thêm nhóm, nghe đâu chỉ vài người cùng chí hướng, có kế hoạch hoạt động nghiêm túc là sẽ được duyệt và cấp chi phí.

Khi bộc bạch sở thích du lịch và viết lách, tôi được giới thiệu tham gia tour du lịch mạo hiểm tận châu Phi xa xôi và về viết sách để xuất bản (!). Nghe mà muốn... lên mây.

Soạn: AM 840437 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Khuôn viên" của ĐH New York xen lẫn giữa những khu phố nhộn nhịp. Ảnh: K.L

Chẳng phải ngẫu nhiên mà sinh viên các ĐH Mỹ quan tâm nhiều đến hoạt động ngoài giảng đường đến thế. Điều này có thể hiểu được khi nhìn cách các trường "chọn" sinh viên tương lai.

Học sinh Việt Nam vốn chỉ tập trung học, học, và học để đạt điểm số thật cao trong kỳ thi tuyển sinh. Còn ở đây, điểm số của đạt được tại các kỳ thi bắt buộc như SAT hay ACT chỉ là một tiêu chí đánh giá, lại có thể thi đi thi lại nhiều lần và lấy điểm cao nhất nên không đến mức áp lực. ĐH Mỹ rất chú trọng tới các hoạt động ngoài nhà trường, những lá thư giới thiệu của các giáo viên, và đặc biệt là tính cách, là tố chất riêng biệt của mỗi thí sinh.

Càng “chơi” càng được đánh giá cao

Hồng Nhung, cô SV năm 3 chuyên ngành quản lý nhà nước của ĐH Harvard, cựu học sinh trường chuyên Hà Nội - Amsterdam rất tự tin vào khả năng nhiều học sinh Việt Nam được nhận vào các ĐH hàng đầu của Mỹ "nếu các bạn ấy quyết tâm và có... một chút may mắn".

Ở trường cấp 3 của Nhung, đã có nhiều anh chị khoá trước sang Mỹ học nên họ động viên, khuyến khích rất nhiều lớp đàn em. Theo Nhung, các trường hàng đầu không giới hạn số lượng sinh viên Việt Nam sẽ được nhận vào (trường nhỏ hơn, ít tiền hơn có thể phải giới hạn sinh viên quốc tế vì họ không đủ điều kiện tài chính để cấp học bổng cho sinh viên đến từ những gia đình "chưa giàu" như Việt Nam).

- Các trường hàng đầu luôn có tỷ lệ chọi rất cao, nên rất khó được họ để mắt tới. Ngoài kết quả học tập xuất sắc, em nghĩ mình có điểm gì đặc biệt để được Harvard chọn?

- Em đã ở Đức một thời gian dài trước khi về Việt Nam học từ lớp 8. Em nhắc đến chi tiết này trong hồ sơ để chứng tỏ mình có cái nhìn nhạy cảm, cởi mở với những nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra, em có phỏng vấn trực tiếp với một bác cựu học sinh của trường.

- Trong những năm trung học, Nhung tham gia hoạt động xã hội chứ?

- Em có xung phong làm việc tình nguyện cho một số tổ chức quốc tế.

Nhiều bạn của Nhung cũng xin được học bổng sang đây mà không cần hoạt động xã hội đặc biệt. Các trường bên này quan tâm đến việc học sinh làm gì trong thời gian rảnh. Học ngoại ngữ, học đàn... cũng có giá trị không khác gì hoạt động xã hội.

Soạn: AM 840439 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngồi đâu cũng có thể nối mạng với thế giới (Ảnh chụp tại khuôn viên ĐH Pennsylvania). Ảnh: K.L

Lời Hồng Nhung nói, tôi có dịp "kiểm chứng" khi đến những buổi giới thiệu thông tin của các ĐH lớn như Harvard, MIT, Columbia, University of Pennsylvania...

Nếu bạn đã làm thêm kiếm tiền, đã trải qua mùa hè chăm sóc người thân bị ốm hay du lịch mạo hiểm, bạn sẽ có "thêm điểm".Bạn có khả năng tổ chức, khả năng nói chuyện trước công chúng, khả năng thuyết phục, bạn sẽ được "ưu tiên". Thậm chí, nếu bạn hát hay, chơi thể thao giỏi, có khả năng diễn xuất... hãy tự tin để "khoe" với hội đồng tuyển chọn. Còn gia đình bạn có nghèo đến đâu cũng không phải băn khoăn, bởi hội đồng sẽ không xét điều kiện kinh tế (chính sách "blind").

Chọn sinh viên, đong đo cả “thế giới”

Với cách tuyển chọn như thế, mỗi thí sinh sẽ là cả một "thế giới" để những thành viên của hội đồng phải khám phá, phải "cân đo đong đếm". Không có mức điểm sàn, không có những tiêu chuẩn cụ thể để nếu ai không đáp ứng đủ sẽ bị loại sớm.

Tôi thật sự ấn tượng với việc mỗi thành viên của hội đồng tuyển chọn sẽ phụ trách những khu vực khác nhau của nước Mỹ và cả thế giới, hiểu khu vực của mình, và phải xét thí sinh trong tương quan của riêng vùng đó, để đảm bảo không đánh giá thấp những sinh viên tiềm năng.

Bởi như thành viên hội đồng tuyển chọn của MIT khẳng định, không thể đòi hỏi một học sinh vùng Iowa yên ả phải năng động như một thành viên của New York sục sôi.

Mong đến một ngày, ĐH Việt Nam cũng có cách chọn sinh viên linh hoạt và chú trọng sự khác biệt như thế. 

  • Khánh Linh

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,