221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
820616
HĐND Đà Nẵng "nóng" với bệnh thành tích trong giáo dục
1
Article
null
HĐND Đà Nẵng 'nóng' với bệnh thành tích trong giáo dục
,

(VietNamNet) - Tuy không là chủ đề chính của kỳ họp nhưng chống bệnh thành tích trong giáo dục đã thu hút sự quan tâm lớn của đại biểu HĐND TP Đà Nẵng.

 

Bệnh thành tích: Biết sao không chống?

 

Soạn: AM 841521 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng bày tỏ sự bức xúc trước vấn nạn bệnh thành tích trong giáo dục. Ảnh: HC

Sáng nay, 20/7, kỳ họp thứ 7 HĐND TP Đà Nẵng khoá VII tiếp tục ngày họp thứ 2. Tuy không phải là chủ đề chính được xác định tại kỳ họp lần này nhưng việc chống căn bệnh thành tích trong giáo dục đã được các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng tỏ ra hết sức quan tâm.

 

Liên tiếp các đại biểu Nguyễn Thị Thu Hương, Bùi Văn Tiếng...đăng đàn bày tỏ bức xúc trước vấn nạn căn bệnh thành tích đang ngày một trầm trọng trong ngành giáo dục.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Anh Đào (Chủ tịch HĐQT Trường Công kỹ nghệ Đông Á) đặt vấn đề: "Bệnh thành tích trong ngành giáo dục là có thật và có thể chống được. Vấn đề là chúng ta có dám chống hay không?".

 

Bà Anh Đào nêu ví dụ cụ thể: Việc kiểm tra, dự giờ ở các trường đều được Sở GD-ĐT đều thông báo trước thời gian, thậm chí  cụ thể lớp nào, tiết nào...Thế là các trường ra sức "chuẩn bị" để đối phó. 

 

Cũng thế, việc thi giáo viên giỏi là để tìm ra... giáo viên không giỏi nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Nhưng thi giáo viên giỏi hiện nay chẳng khác gì thi... HS giỏi ở các cấp. Điều này ai cũng biết nhưng lại không quyết tâm tìm cách khắc phục mà cứ để kéo dài, thành căn bệnh trầm kha...

 

Bà Anh Đào bức xúc: "Nếu nói chống lại căn bệnh thành tích thì Sở GD-ĐT cứ đột xuất đến kiểm tra, dự giờ mà không thông báo trước. Chỉ cần làm như vậy, chuyện đối phó ở các trường cũng đã có thể giảm thiểu rất nhiều. Sở cũng biết được thực chất chất lượng dạy học ở địa phương. Nhưng lạ một điều là vẫn không làm!".

 

Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tán đồng với cách đặt vấn đề này: "Nếu làm việc với lãnh đạo nhà trường thì thông báo trước, còn thanh kiểm tra thực tế ở cơ sở thì không việc gì phải báo trước cả. Cứ đột xuất mà làm thì mới nắm được thực chất. Chỉ cần giám đốc Sở GD thỉnh thoảng "xuất hiện đột xuất" như thế thì chắc là chuyện dạy giả, học giả sẽ giảm vì họ không biết khi nào sẽ thanh kiểm tra để đối phó".

 

Ông Thanh đặt câu hỏi với Giám đốc Sở GD-ĐT nghĩ gì về căn bệnh thành tích này, có cách gì để khắc phục hay không? Nếu cần thiết thì thảo luận rồi đưa vào nghị quyết của kỳ họp HĐND TP lần này.

 

Chống, nhưng Bộ nửa vời!

 

Đây thực sự là một diễn biến ngoài dự kiến, bởi tới thời điểm đó, kỳ họp vẫn chưa bước vào phiên chất vấn. Ông Huỳnh Văn Hoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng vẫn chưa đến lượt trả lời chất vấn.

 

Sau một thoáng bối rối, có lẽ do hơi bất ngờ, ông Huỳnh Văn Hoa đứng lên... điểm lại tình hình chống bệnh thành tích trong giáo dục trên phạm vi toàn quốc, nhất là từ sau khi Bộ GD-ĐT có Bộ trưởng mới.

 

Theo ông, việc chống bệnh thành tích trong giáo dục phải đồng bộ từ trên xuống dưới, đồng bộ từ Bộ GD-ĐT trong vấn đề chủ trương về đánh giá xếp loại, trong các chỉ tiêu mà Bộ đưa ra... Ví dụ, ở bậc tiểu học, Bộ cho đánh giá quá nhẹ và quan niệm đối với học sinh Tiểu học thì không nên khắc nghiệt trong đánh giá. Từ đó dẫn tới dễ dãi trong đánh giá.

 

Bộ cũng không phê bình một cách triệt để với những đơn vị "3 số 9", tức là đỗ tốt nghiệp 99,9%. Từ đó dẫn tới việc, trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH hàng chục ngàn em bị nửa điểm.

 

"Nhiều lần ở các diễn đàn, chúng tôi đã nêu vấn đề này. Nhưng những sai sót đó không được Bộ phê phán nghiêm khắc. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo Bộ cũng phải phê phán những hiện tượng đó, xuất phát từ Bộ để chỉ đạo cho ngành ở địa phương là tốt nhất!".

 

Về phần địa phương, ông Huỳnh Văn Hoa cho hay: "Trong các năm qua, ngành GD-ĐT Đà Nẵng không có chủ trương giao chỉ tiêu HS lên lớp, chỉ tiêu xếp loại 2 mặt, chỉ tiêu đỗ tốt nghiệp ở các ngành học, bậc học.

 

Chẳng hạn, đã ban hành quy định nghiêm cấm tất cả các trường không được huy động phụ huynh đóng góp để phát thưởng cuối năm. Các trường từ tiểu học trở lên chỉ chọn 3 em để phát thưởng chứ không huy động phụ huynh HS đóng góp để rồi chạy theo thành tích giả một cách tràn lan.

 

Sắp tới, ngành sẽ đưa vào các biện pháp nhằm từng bước hạn chế những tiêu cực trong ngành, để bệnh thành tích dần dần bớt đi, dần dần trả lại phần thực chất.

 

"Không phải đợi chủ trương từ Bộ, mình thấy không đúng thì phải tìm cách sửa sai ngay, đó là chủ trương. Chỉ còn một tháng nữa vào năm học mới, không thể cứ nói để chờ... nghiên cứu được!", Chủ tịch Nguyễn Bá Thanh nói.

  • Hải Châu

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,