221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
824798
Tiêu cực học đường: Vì đâu nên nỗi?
1
Article
null
Tiêu cực học đường: Vì đâu nên nỗi?
,

(VietNamNet) - Ngành giáo dục cần có một vũ khí để chống tiêu cực. Chính những giải pháp kỹ thuật sẽ là công cụ giúp ngành giáo dục thực hiện tốt "hai không"... Đó là hai trong nhiều ý kiến được một số đại biểu dự Hội nghị Tổng kết năm học 2005-2006 bày tỏ với PV VietNamNet 

Ông Trần Xuân Đình, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng: Cần có một thiết chế

Trước cuộc vận động chống tiêu cực học đường của năm học mới, ông Đình đã đề nghị: Bộ cầ quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đối với giáo dục để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm xây dựng nền kinh tế tri thức và hội nhập với quốc tế. Không thể có sản phẩm chuẩn khi các điều kiện làm ra nó lại không chuẩn. Thầy chuẩn, trò chuẩn thì chúng ta mới có chất lượng chuẩn.

Hiện đại hoá giáo dục thì mới mong hội nhập, tôi thiết tha đề nghị Bộ quan tâm đến Tin học và Ngoại ngữ trong việc giảng dạy, bởi đây là 2 môn quan trọng và là đôi cánh cho thế hệ trẻ. Nếu không có thì không thể hội nhập. Tập trung thực hiện có lộ trình để đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hoá.

Thực hiện chương trình cuộc vận động là việc không đơn giản chút nào. Nó phụ thuộc rất nhiều vấn đề nhưng không thể không làm. Muốn làm được điều này thì phải có được sự ủng hộ từ trên. Cần có thiết chế chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn. Đã là những người làm trong ngành giáo dục có 3 điều cấm kỵ: không được vi phạm đạo đức, không được vi phạm pháp luật, không được gian lận trong thi cử. Mong rằng đây là một thiết chế và triển khai đồng bộ, đồng loạt.

Soạn: AM 853187 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Phạm Văn Bé "Ngành giáo dục cần có vũ khí. Ảnh Đoan Trúc

TS Phạm Văn Bé, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Đak nông: Chúng ta làm nên tiêu cực, học sinh vô tội!

Đến với hội nghị bằng một câu hỏi "Ai làm nên tiêu cực?". Ông Bé đã khẳng định: "Trách nhiệm thuộc về Bộ GD&ĐT, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và cả chính quyền địa phương. Tại sao thi tốt nghiệp nhiều tiêu cực? Vì hiệu trưởng của các trường phổ thông phải chấp hành mệnh lệnh của chủ tịch tỉnh, chủ tịch xã... Do vậy, chính quyền địa phương chi phối hội đồng thi rất lớn. Chính vì thế, Bộ cần có dự thảo, ban hành nghị quyết để ngành giáo dục có cái "gậy" nhằm chống tiêu cực."

Cái khó khăn nhất theo ông Bé là ngành giáo dục lệ thuộc sự quản lý của địa phương. Chính quyền địa phương vẫn xem tỷ lệ đậu tốt nghiệp là chỉ tiêu thi đua và xem tỷ lệ đó là chất lượng giáo dục mà không xem đó là kết quả của tiêu cực.

Ấy là chưa kể có hiện tượng lãnh đạo địa phương muốn con em mình đậu nên chỉ đạo các trường tạo điều kiện dễ dãi cho thí sinh khi đi thi. Sở giáo dục thật sự đang bị áp lực từ chính quyền địa phương.

Sẽ không thể chống tiêu cực khi ngành giáo dục chưa có vũ khí. Hiện nay, các giám đốc Sở đều không được cấp cho mình một vũ khí.

"Chúng ta đã chuẩn bị tâm lý cho toàn xã hội chưa? Chuyện gì xảy ra nếu tỉnh tôi có tỷ lệ tốt nghiệp 20%? Tôi dám chắc sẽ có nhiều phản ứng từ phụ huynh và lãnh đạo địa phương" Ông Bé nói.

Ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Sở Quảng Nam: Chưa có giải pháp kỹ thuật

Trao đổi với VietNamNet, ông Thắng cho biết, những gì mang ra bàn luận trong hội nghị chỉ là giải pháp chính trị, tư tưởng mà thôi. Trong khi đó, ông Thắng thích áp dụng phương pháp kỹ thuật và theo ông, đó mới là giải pháp quan trọng.

Chúng ta chống tiêu cực trong thi cử bằng việc ra đề. Đề thi phải bảo đảm tính bí mật, cố gắng hạn chế việc giáo viên tự ra đề mà phải là một lực lượng khác ra đề để thẩm định lại việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.

Việc coi thi cũng không kém quan trọng. Hạn chế việc lộ bí mật của các chủ tịch hội đồng coi thi. Giữ bí mật tuyệt đối đến giờ phút cuối. Đảo các giám thị, thầy cô để khách quan. Cũng có thể bóc thăm ngẫu nhiên giám thị coi thi.

Chấm thi cố gắng di chuyển giữa hai vùng khác nhau, ít nhất là di chuyển bài thi của các khu vực để đảm bảo tính khách quan. Tránh tiêu cực không thể bằng việc hô hào mà chính là những công việc cụ thể như thế. Đây là những việc trong ngành có thể làm được. Nghiệp vụ này của ngành đứng ra chứ không ai có thể thay thế được. Công việc này chúng ta, ngành giáo dục phải có trách nhiệm.

Bà Cầm Thị Kiểu, Giám đốc Sở Sơn La: Chúng tôi sẽ phải tuyên truyền nhiều

Soạn: AM 853189 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Cầm Thị Kiều "Chúng tôi phải vận động nhiều hơn".Ảnh Đoan Trúc

Với công tác giáo dục của miền núi, muốn thực hiện cuộc vận động này thì phải tuyên truyền nhiều và bài bản chứ không thể đòi hỏi người ta thực hiện một sớm một chiều. Việc nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải có năng lực của cán bộ. Chúng tôi cũng phải tạo điều kiện để học sinh say mê học tâp hơn, học có chất lượng hơn.

Để thực hiện cuộc vận động này, chúng tôi phải vận động toàn tỉnh cùng nhau thực hiện. Tìm ra những giải pháp thích hợp cho một tỉnh miền núi. Năm đầu tiên chúng tôi sẽ có kế hoạch khen thưởng thầy cô giáo có công nâng cao chất lượng giảng dạy.

Hiện nay, Sơn La cũng đang chuẩn bị tập huấn cho giáo viên toàn tỉnh để nắm quan điểm, mục tiêu của năm học mới. Và cũng vận động giáo viên nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Bà Nguyễn Thị Thuỷ, Phó chủ tịch công đoàn Giáo dục Yên Bái: Sẽ rất khó khăn

Vận động để học sinh đến lớp đều đã là một thành công của giáo dục Yên Bái. Đa phần học sinh THCS là lao động chính trong gia đình. Do vậy, đến lớp đều là một việc vô cùng khó khăn. Không thể nói đến chất lượng khi việc học của các em không được thường xuyên. Chính vì thế, chắc Yên Bái sẽ tiến đến giáo dục chất lượng chậm hơn các tỉnh khác. Yên Bái sẽ cố gắng thực hiện trong vòng 5 năm.

  • Đoan Trúc (ghi) 

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,