221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
867830
Hai thắc mắc cần giải thích
1
Article
null
Hai thắc mắc cần giải thích
,

(VietNamNet) - GS Bùi Trọng Liễu thắc mắc "cơ sở nào để trong 10 năm tới, đào tạo thêm 20.000 tiến sĩ" và "tại sao bên cạnh mỗi GS là một PGS"? Dưới đây là ý kiến của ông.

Trưng bày kết quả đào tạo sau ĐH của VN từ năm 1975 đến 2005. Ảnh: LAD

Mấy ngày nay, báo chí đăng tải nhiều thông tin về Giáo dục Đào tạo (GDĐT), chứng tỏ một s quan tâm đặc biệt của chính quyền và dư luận trong lĩnh vực này.  

Ông tân Bộ trưởng GDĐT rất năng nổ, tận tụy tìm cách giải quyết nhiều việc cụ thể. Mong ông đồng thời có đủ thì giờ để suy ngẫm và giải quyết những vấn đề tầm cỡ vĩ mô, chiến lược, cần thiết cho sự chấn hưng nền GDĐT nước nhà. 

Trong lời tuyên bố mới đây của ông Bộ trưởng (theo VietNamNet 18/11/2006), có 2 điều sau đây đáng được chú ý: 

Điều thứ nhất "Trong 10 năm tới, đào tạo thêm 20.000 tiến sĩ" 

Mong rằng trong những ngày tới, Bộ GD-ĐT giải thích cho các nhân viên trong ngành và dư luận biết là Bộ dựa trên phương tiện vật chất và tài chính nào, chất xám, đội ngũ hướng dẫn và số lượng nghiên cứu sinh nào, để thực hiện được chỉ tiêu nói trên (kể cả việc gửi rất nhiều nghiên cứu sinh đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài).  

Tất nhiên là đây chỉ nhắm tới con số luận án tiến sĩ có giá trị "trung bình", và phân chia một cách cân bằng cho các ngành chuyên môn.  

Đối với những nhà giáo đại học chúng tôi,  đặc biệt là ở nước ngoài, kinh nghiệm cho thấy là phải tập trung lực lượng và phương tiện tối thiểu – từ ngữ khoa học là cần có một « khối lượng tới hạn (masse critique) » – thì  mới có thể thực hiện thành công một đề án.  

Nói một cách khác,  phải tránh sự dàn trải lực lượng, vì đó là nguyên nhân của nhiều thất bại, dù là trong giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, công nghiệp v.v... 

Cũng vì nghĩ tới sự cần thiết tập trung lực lượng và phương tiện, nên đã nhiều năm nay, chúng tôi đã hết sức kiến nghị sự thành lập một vài cơ sở hoa tiêu, để tránh việc "chạy theo chỉ tiêu" với những thống kê số lượng không bảo đảm. Mong rằng sự giải thích chi tiết của Bộ sẽ có sức thuyết phục, làm cho dư luận phấn khởi, và tin tưởng ở đường lối mới. 

Điều thứ nhì trong lời tuyên bố là : «Trong thời gian tới, bên cạnh mỗi giáo sư (GS) sẽ là một phó giáo sư (PGS)».  

Đã từ nhiều năm nay rồi, chúng tôi kiến nghị thay đổi : không «phong hàm», cũng không công  nhận «chức danh» GS, PGS nữa, mà tuyển chọn và bổ nhiệm «chức vụ GS, PGS» gắn với cơ sở, giống như ở các nước đã phát triển (tôi không nhắc lại chi tiết ở đây, vì đã nhiều lần viết rõ trên những bài báo và tham luận hội thảo).  

Chúng tôi cũng đã kiến nghị đừng dùng tên gọi PGS, vì PGS không làm «phó» cho GS.  

Ở đa số các nước đã phát triển, đại học có nhiều cấp bậc GS, thí dụ ở Mỹ có 3 cấp bậc, hoặc ở Pháp có GS hạng nhất, GS hạng nhì, nhưng họ đều là GS, tuy cao thấp khác nhau về lương bổng và danh hiệu, nhưng không khác nhau về trách nhiệm khoa học, giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu v.v... 

Quan niệm thời cổ ở vài nước châu Âu, với «chaire de professeur», với một người GS «chính» (titulaire de chaire)  và những GS phụ thuộc, nay đã lỗi thời.  

Nếu chỉ vì có tên gọi PGS, mà biến những vị này thành «phó» của các GS, thì là một điều đi ngược lại thời gian.

  • GS Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư đại học - Paris, Pháp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,