221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
871626
"Việt Nam: Không thể lãng phí chi tiêu giáo dục!"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Việt Nam: Không thể lãng phí chi tiêu giáo dục!'
,

(VietNamNet) - Trao đổi với VietNamNet, TS Mark Ashwill, Giám đốc Viện Giáo dục quốc tế tại Việt Nam (VN) khẳng định VN không thể lãng phí trong chi phí giáo dục. Ông cảnh báo, sự lãng phí đó xảy ra khi gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc sẽ ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo nước ngoài đặt chân vào thị trường giáo dục VN.

Cần có chương trình “bảo vệ người học”  

 TSMark Ashwill: "cần khuyến khích các trường của VN cung cấp các dịch vụ tạo doanh thu và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng nhằm bổ sung nguồn kinh phí cho GD". Ảnh: Lê Anh Dũng

Hiện nay, tại Việt Nam từng có nhiều tranh luận về việc liệu giáo dục có nên được coi là một loại hàng hóa hay không. Quan điểm của ông về vấn đề này? 

Cách đây 5 năm, một người bạn và đồng thời cũng là người thầy của tôi, tiến sĩ Philip Altbach, Giáo sư ĐH kiêm Giám đốc trung tâm giáo dục quốc tế của Trường ĐH Boston dự đoán: “Ảnh hưởng tiêu cực nhất của WTO đối với giáo dục ĐH có thể xảy ra ở các nước đang phát triển. Những nước này có nhu cầu lớn về các cơ sở giáo dục đào tạo có khả năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia, tiến hành được những nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa phương và tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển xã hội. Một khi các nước đang phát triển tham gia vào thị trường GD thế giới điều tiết bởi WTO, sẽ xuất hiện hàng loạt những trường và chương trình đào tạo nước ngoài chỉ chú trọng vào việc kiếm được lợi nhuận chứ chẳng hề quan tâm đến sự phát triển của các quốc gia đang phát triển này". 

Theo tôi, các trường ĐH có mặt ở VN, dù là trường trong nước hay quốc tế, cũng đều cần tiếp tục phục vụ cho cộng đồng thông qua việc giảng dạy, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác.  

Ông dự báo thị trường GD ĐH của Việt Nam sẽ biến đổi thể nào khi VN gia nhập WTO?  

Việc là thành viên của WTO sẽ đem đến nhiều lợi ích cho VN nhưng cũng đem đến vô số thách thức.  Một trong những mục tiêu chính của GAST (Hiệp định đa phương về thương mại, dịch vụ) và WTO  là đảm bảo sự mở cửa thị trường VN với một loạt sản phẩm và dịch vụ, trong đó có giáo dục ĐH, hiện được coi là một loại hàng hóa hay  “private goods”, thường được gọi là “hàng hóa tư nhân".   

"Nhà nước là nguồn cung cấp ngân sách quan trọng cho hoạt động của các cơ sở đào tạo ĐH. Điều này thậm chí vẫn đúng  đối với cả một số trường tư ở Mỹ. Chính phủ VN nên tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ thống giáo dục ĐH của mình. Đồng thời, cần khuyến khích các trường của VN cung cấp các dịch vụ tạo doanh thu và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng nhằm bổ sung nguồn kinh phí cho GD và ngân sách quốc gia" - TS Mark Ashwill

Với sự góp mặt của VN vào WTO, sẽ ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo nước ngoài đặt chân vào “thị trường giáo dục ĐH VN bởi nơi đây có những điều kiện thuận lợi và nhiều triển vọng cho sự phát triển và mở rộng dịch vụ trong tương lai.

Những điều kiện thuận lợi này bao gồm nhu cầu rất lớn về đào tạo ĐH mà hiện nay hệ thống giáo dục VN chưa thể đáp ứng được. Thu nhập bình quân của người dân thành thị lại đang tăng và điều đó có nghĩa họ hoàn toàn có khả năng chi trả cho việc học tập này. Đây là cơ hội lớn cho nhiều tổ chức đào tạo nước ngoài.

Trong khi hầu hết các tổ chức này là những trường có chất lượng (được kiểm định), là trường công hay tư (lợi nhuận hay phi lợi nhuận), có một số cơ sở kém chất lượng lợi dụng những SV cả tin.  

Các chương trình có chất lượng nhằm tạo ra các cá nhân xuất sắc để bổ sung vào nguồn nhân lực và tri thức của đất nước rất cần thiết cho sự phát triển của VN. Đây là một nước nghèo và không thể lãng phí trong chi phí giáo dục. Sự lãng phí đó chắc chắn xảy ra khi những chương trình đào tạo đưa ra những lời hứa không thể thực hiện được, chỉ theo đuổi lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng và cấp những tấm bằng vô giá trị. 

VN, thông qua Bộ GD-ĐT, cần phải có phương hướng để giải quyết vấn đề “bảo vệ người học” và ngăn chặn nguy cơ cũng như sự du nhập của những trường kém chất lượng, cho dù đó là các trường đến từ Hoa Kỳ hay một nước nào khác; tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của những SV cả tin và thiếu thông tin.  

Như tôi đã từng lưu ý mỗi khi có dịp đề cập đến vấn đề quan trọng này, “một thị trường tự do không có nghĩa là tự do khai thác và lừa gạt”. 

Tôi hi vọng rằng, Bộ GD-ĐT VN cùng với các cơ quan chức năng khác sẽ luôn đề cao cảnh giác và cố gắng phê chuẩn những chương trình đào tạo có lợi cho người học, cho các trường và cho nền giáo dục VN nói chung.  

Một trong những cách tốt nhất để xác định chất lượng của những trường ĐH Hoa Kỳ là tìm hiểu xem những trường này có được kiểm định theo tiêu chuẩn khu vực (“regionally accredited”) hay không. 

Khách hàng, hãy thận trọng! 

Hiện nay có một số chương trình đào tạo của các trường ĐH Hoa Kỳ liên kểt với ĐH tại VN. Ông có lời khuyên nào cho những SV VN khi lựa chọn các chương trình này?   

"Nhiều giáo viên và nhân viên ở một trường ĐH có tiếng phàn nàn trong một buổi họp khoa về SV của một chương trình đào tạo của cơ sở nước ngoài liên kết mở tại VN, về trình độ tiếng Anh, ý thức  học tập, kỷ luật, v.v...Vị hiệu trưởng đồng ý với những nhận xét đó, song chỉ cười và nói thêm "chúng ta cần họ".

Hay như, một chương trình đào tạo mới chỉ được thẩm định mà chưa được công nhận ở Mỹ, có giới thiệu ở VN là sẽ đào tạo tiến sĩ trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Học phí chương trình thạc sỹ, cử nhân chưa tới 4.000 USD một khoá, thậm chí còn giới thiệu là có thể chuyển đổi quá trình làm việc của học viên thành một số tín chỉ nhất định.” - TS Mark Ashwill

Các SV, hãy thận trọng! Hãy biết cách lựa chọn và tự tìm hiểu thật kỹ thông tin về các trường, về những yêu cầu và hứa hẹn của họ. Vấn đề chính ở đây là liệu những trường đã được kiểm định theo tiêu chuẩn khu vực và chất lượng giáo dục có đảm bảo hay không.  

Đối với các trường của Hoa Kỳ, cách tốt nhất để kiểm tra là vào trang web của Hội đồng Kiểm định Giáo dục ĐH (www.chea.org).

Đây là nơi có đầy đủ cơ sở dữ liệu của các trường và các chương trình học được kiểm định do các tổ chức kiểm định của Hoa Kỳ công nhận. 

Về phía tôi, nơi đang làm việc, IIE-VN sẽ tiếp tục cung cấp thông tin miễn phí, khách quan và chính xác về các trường ĐH Hoa Kỳ, cho dù chương trình đào tạo đặt tại Hoa Kỳ hay ngay tại VN.  

Như vậy sẽ ngày càng có nhiều người Việt Nam trở thành những người tiêu dùng có hiểu biết và có nhiều cơ hội có được bằng cấp quốc tế và  tham gia các chương trình đào tạo chất lượng khác.   

Như ông đã từng cảnh báo tại một số hội thảo, hiện nay ở Mỹ, không chỉ có “xưởng bằng cấp” mà còn có cả “xưởng kiểm định chất lượng.” Làm cách nào để nhận diện chúng? 

SV tham khảo thông tin tại Viện Giáo dục quốc tế VN. Ảnh: Lê Anh Dũng

Một từ điển đã định nghĩa “xưởng bằng cấp” là “một cơ sở đào tạo ĐH hoạt động không có sự giám sát của một cơ quan chức năng hay một ủy ban chuyên môn nào; những nơi này hoặc chuyên cấp những bằng không có giá trị hoặc thiếu tiêu chuẩn đào tạo phù hợp”.

Còn “xưởng kiểm định chất lượng”được CHEA định nghĩa là “những tổ chức kiểm định chất lượng bất hợp pháp hoặc thiếu uy tín, chuyên kiếm lời từ việc kiểm định chính những xưởng cấp bằng”. 

Một số trường chưa được kiểm định thậm chí còn tự tạo ra tổ chức để kiểm định chương trình của họ. IIE VN có thể cung cấp cho những người quan tâm một bản hướng dẫn (bằng tiếng Việt) nhận diện các xưởng cấp bằng và xưởng kiểm định chất lượng này.  

Tại sao ông nghĩ rằng những người chọn chương trình giáo dục chất lượng thấp là đồng lõa chứ không phải là nạn nhân của các chương trình này? 

Theo quan điểm của tôi,  hầu hết người VN đã tham gia các chương trình dạng này  là nạn nhân.

Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu trong hội thảo về quản lý giáo dục hồi giữa tháng 11 trước tại Học viện quản lý giáo dục, những chương trình này thu hút những đối tượng muốn học giá rẻ và tin vào chất lượng của chương trình "made in US". Nói cách khác, nhiều người đã bị lường gạt.

Những gì diễn ra ở VN khác so với ở Mỹ, nơi có nhiều thông tin hơn và sự cảnh giác cao hơn đối với các “xưởng bằng cấp” và “xưởng kiểm định chất lượng.”

 -Xin cảm ơn ông!

  • Hạ Anh (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,