221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
877406
Bộ trưởng chọn câu hỏi nào trong buổi giao lưu?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bộ trưởng chọn câu hỏi nào trong buổi giao lưu?
,

(VietNamNet) - "Bộ trưởng đã lựa chọn những câu hỏi nào để trả lời trong số hàng ngàn thắc mắc của bạn đọc hy vọng tham gia buổi đối thoại trực tuyến chiều nay?

>> "Có câu hỏi mà còn lâu tôi mới trả lời xong được"
>> 9 đơn vị cùng Bộ trưởng tham gia đối thoại trực tuyến

Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: Lan Hương

Từ 13h30, hội trường tòa soạn báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - nơi chuẩn bị cho buổi trực tuyến giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân với độc giả về những vấn đề của giáo dục đã đông nghẹt

Hội trường trở nên "quá sức" bởi sự xuất hiện của đông đảo phóng viên các báo, đài không mời mà đến. Mặc dù, vị khách quan trọng cho buổi giao lưu chưa xuất hiện nhưng ai nấy, kể cả những chiếc máy quay phim cũng nhanh chóng tìm cho mình một chỗ ngồi hiếm thấy ở những hội thảo thông thường.

14h15. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân xuất hiện từ cửa chính nhưng phải đi đường vòng mới vào được vị trí để giao lưu vì "tắc đường" do quá đông phóng viên.

Buổi giao lưu bắt đầu từ 14h30 bằng những chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khi về nhận công tác ở Bộ GD-ĐT và những chiến lược trong thời gian nhậm chức mà theo ông "còn lâu mới trả lời xong".

Không phải ngẫu nhiên, ông Nguyễn Thiện Nhân lại là vị Bộ trưởng đầu tiên được mời đối thoại trên báo điện tử của Đảng Cộng sản. Nền giáo dục đang tồn đọng quá nhiều vấn đề cần giải quyết, bao bức xúc cần mổ xẻ. Cho nên, đây là một sự kiện không chỉ với ngành giáo dục, một sự kiện có tầm vóc xã hội lớn hơn nhiều một cuộc đối thoại trực tuyến của một tờ báo điện tử. Qua cầu nối của nhiều tờ báo, hàng trăm câu hỏi đã được chuyển đến Bộ trưởng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đang đối thoại với bạn đọc. Ảnh: Lan Hương
Sự kì vọng vào giáo dục rất lớn còn vì lẽ, vị Bộ trưởng mới ít nhiều đã tạo dựng được ấn tượng tốt với công luận, qua những chuyến “vi hành” và tuyên bố tâm huyết, quyết xắn tay giải quyết những vấn đề nóng của ngành còn tồn đọng bấy lâu.

Những câu hỏi được chọn để trả lời xoay quanh các nội dung: những thành tựu của giáo dục trong 20 năm đổi mới, Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”; Nạn dạy thêm, học thêm tràn lan và một số vấn đề cụ thể của chính sách tuyển sinh...Riêng vấn đề "chương trình học quá tải" được trả lời tới 3 lần.

Ông đã chọn và dành khoảng 500 chữ để trả lời câu hỏi "những thành tựu nổi bật của ngành GD-ĐT trong 20 năm đổi mới ", nội dung mà, nếu cần biết chi tiết, có thể giới thiệu ngắn gọn tham khảo tại "báo cáo trình Quốc hội" hồi tháng 11.

Một "bí mật" mà bạn đọc quan tâm là đề án sửa đổi chính sách học phí chỉ được "hé lộ" một phần. Bộ trưởng nói rằng việc tăng học phí phải đảm bảo giảm bất hợp lý và ngay tại địa phương, có thể HĐND quyết mức học phí chung của địa phương.

Bộ trưởng khá say sưa khi dẫn ra rất nhiều con số về thành tích giáo dục, cũng như viện dẫn nhiều văn bản các cấp để chống dạy thêm, học thêm tràn lan, dù có những vấn đề ông thừa nhận “không hiểu nhiều”, ví dụ như “giáo dục phổ thông” .

Câu hỏi làm nhiều người thú vị đến từ một cậu học sinh lớp 5 về việc học sinh ta giỏi các môn khoa học cơ bản nhưng lại yếu về thể thao, văn hoá, âm nhạc..., được bộ trưởng đáp lại bằng cách dẫn ra đề án tăng cường cơ sở vật chất, giáo viên nhằm tăng cường giáo dục “văn, thể, mỹ”... kèm lời chúc: “Năm nay cháu học lớp 5, đến năm lớp 8, lớp 10, nếu cố gắng rèn luyện cháu cũng sẽ giỏi về văn, thể, mỹ”

Hàng loạt thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề thời sự như ai đảm bảo quyền lợi cho SV theo học chương trình đào tạo liên kết khi Việt Nam gia nhập WTO "cửa thị trường đã mở rất rộng"; cái nhìn đúng đắn về hệ đào tạo tại chức, "nồi cơm" của trường ĐH; cơ hội góp sức vào phát triển giáo dục của  những người có trình độ cao và tâm huyết; hay mới đây nhất là chủ trương " thí điểm cổ phần hóa một số trường ĐH ...đang được bỏ ngỏ.

Quá nhiều vấn đề của giáo dục đặt ra trong khoảng thời gian chỉ vài tiếng đã khiến Bộ trưởng phải khất với độc giả sẽ trả lời tiếp ở trên trang web của Bộ. 

"Lúc đầu nhận được 100 câu đã thấy nhiều. Đến 200, 300 câu mà vẫn chưa hết...Do vậy, tuy không trả lời ngay, nhưng sẽ cố gắng để biến trang web của Bộ trở thành địa chỉ giao lưu, bày tỏ và chia sẻ kinh nghiệm", ông Nhân nói.

Theo ông Đào Duy Quát, Tổng Biên tập báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, đến cuối buổi giao lưu, lượng câu hỏi đã trả lời (khoảng 20 câu) chiếm rất nhỏ trong tổng số hơn 300 câu nhận được. Chưa kể tới những thắc mắc thông qua các kênh báo chí khác.

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Nguyễn An Ninh cho rằng, những câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng trong buổi giao lưu chưa chọn lọc, chưa đi vào những vấn đề mới mà Bộ dự kiến triển khai năm tới và các năm tiếp theo.

Nội dung buổi giao lưu, các bạn tham khảo TẠI ĐÂY.

  • Nghĩa-Oanh-Anh 

Ý kiến độc giả:

Ho ten: Thanh Nam
Email: jpchat2003@yahoo.com

Tôi nghĩ Bộ trưởng đã cố gắng lớn để trả lời tốt một số câu hỏi. Nhưng nhìn chung vẫn còn dài dòng, chưa thật sự cô đọng nên mất nhiều thời gian. Chẳng hạn, về thành tựu giáo dục 20 năm đổi mới, có cần thiết phải nói nhiều thế không, trong khi những giải pháp cụ thể mới là điều bạn đọc quan tâm nhiều nhất.

Ho ten: Lê Bá Nuyến
Dia chi: Bố Trạch-Quang Bình
Email: beachnhantrach@yahoo.com

Tôi đánh giá cao bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.Tuy nhiên tôi có một cảm giác là hình như Bộ trưởng chưa nắm bắt được sâu sắc các vấn đề của Bộ.  Vì nếu hiểu rõ các vấn đề thì phải trả lời chắc chắn những mục tiêu và phương hướng rõ ràng. Trong khi trả lời,  Bộ trưởng có nhắc đến  "lâu rồi tôi mới quay lại quản lý  giáo dục".Như thế, liệu Bộ trưởng có cần thời gian để hiểu rõ hơn các vấn đề không?
 

Ho ten: Nguyễn Đức Phương
Email: coldboyqn@yahoo.com

Cả câu hỏi và câu trả lời đều huề cả làng, không thấy một chút kiên quyết nào cả.

Ho ten: son
Email: sonptsa@yahoo.com

Tôi thấy khi hỏi đến thành tích, Bộ trưởng trình bày tổng kết rất gọn gàng. Khi trình bày những bất cập , những dự kiến... thì vẫn thấy giáo dục của chúng ta tương lai đang trong rừng rậm
 

Ho ten: Nguyen Son Tung
Email: nguyenthanhson5012@yahoo.com

Theo tôi, Bộ trưởng đã hiểu chưa đúng ý của bạn Nguyễn Thương Huyền ("Hiện nay trong xã hội chúng ta đang có tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”) . Ý bạn Huyền muốn đề cập đến tình trạng nhiều kỹ sư, cử nhân (người làm gián tiếp) mà thiếu công nhân kỹ thuật (người làm trực tiếp) chứ không phải hiểu "thầy" theo nghĩa đen là thầy giáo. Bộ trưởng nghĩ thế nào?

 Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,