221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
880404
"Cạnh tranh giáo dục bằng số lượng tiến sĩ?"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Cạnh tranh giáo dục bằng số lượng tiến sĩ?'
,

(VietNamNet) -  20.000 TS cho 10 năm tới là một chỉ tiêu khiến nhiều người băn khoăn trong bối cảnh dư luận đang quan ngại về chất lượng của số TS “nở rộ” làm nền cho các chỉ tiêu công nhận chức danh GS thời gian qua. Chúng ta sẽ tiến tới hội nhập và cạnh tranh trong lĩnh vực GD bằng số lượng hay chất lượng TS? 

Chất hay lượng cũng phải theo chuẩn 

Khi con số chỉ tiêu đề ra cho lĩnh vực khoa học chạy theo lượng thì không những sẽ “thiếu chất” trầm trọng mà còn trở thành một yếu tố tiêu cực cản trở sự tiến lên của khoa học - giáo dục. 

Trong xã hội, những hoạt động như  nghiên cứu khoa học là loại hình đặc thù: cần sự chuyên sâu, sáng tạo và uyên bác. Bởi lẽ đó, không thể quản lý  theo kiểu “chỉ đạo phong trào”.

Tuy không thành văn nhưng TS và GS là các danh hiệu ít nhiều có những chuẩn mực chung giữa các quốc gia trên thế giới. 

Đừng để các danh hiệu đó trở thành thứ hàng mã - đặc sản của riêng chúng ta để số ít những người có đặc quyền đem ra trao đổi, “bán, mua”.

Trên trường quốc tế, các nhà khoa học, GS, TS đuợc đánh giá thông qua các kết quả nghiên cứu khoa họcđược công bố trên các tạp chí khoa học chuẩn mực, được phản biện nghiêm ngặt bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực và không nêu danh.

Gần 7.000 tạp chí quốc tế uy tín nhất của các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã được lựa chọn bởi ISI (Institute for Scientific Information, website: www.isinet.com) được coi là chuẩn - mức 1.

Còn tổng hợp các danh sách của các Hội chuyên ngành quốc tế (MathRev., ApplMech Rev., Chemical Abst.,...)  là chuẩn mở rộng - mức 2. 

Đó chính là tiêu chuẩn  chất lượng “thị trường” của khoa học. 

Điều chỉnh kịp thời trước khi quá muộn!

Đã có những đề xuất để gạt bỏ các luận án trình độ thấp, các hội đồng bảo về luận án TS cần làm việc mạnh mẽ hơn. Điều này không thực tế và không phải là cái gốc của vấn đề.

Bảo vệ luận án chỉ là giai đoạn cuối giúp NCS tổng hợp kết quả đáp ứng yêu cầu của các phản biện đã rõ danh tính - không chỉ ở ta mà ngay cả ở nước ngoài cũng rất ít luận án bị bác bỏ ở giai đoạn này.

Nếu hướng tới hội nhập quốc tế, đòi hỏi nghiêm túc mỗi luận án TS phải có ít nhất 1 bài báo quốc tế. Dù chỉ khiêm tốn ở mức 2 mở rộng như đã nói ở trên, thì số các ứng viên và TS có thể sẽ ít đi, nhưng chất lượng sẽ khác.

Khi đó, các NCS có ý thức nghề nghiệp, có năng lực thực sự sẽ phải tìm đến những người hướng dẫn đang tích cực nghiên cứu và có các công bố quốc tế thay cho cách phổ biến hiện nay ở nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo của VN. Hiện tại, NCS của ta thường né tránh các nghiên cứu nghiêm túc để đến với các nghiên cứu chất lượng thấp nhưng nhẹ nhàng hơn dưới bóng các quan chức khoa học làm lãnh đạo, hay các GS lớn tuổi có uy thế, cho dễ  bảo vệ, dù các vị này bận bịu nhiều với công tác quản lý đã không còn nghiên cứu khoa học ở trình độ cao nữa.

Theo thông lệ quốc tế, các luận án TS phải chứa đựng kết quả nghiên cứu mới đã được công bố dưới dạng các bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín.

Điều đó buộc người hướng dẫn và NCS phải luợng sức ngay từ đầu, hoặc bỏ cuộc giữa chừng.

Có những nhà khoa học nghiêm túc đã phàn nàn, kiếm NCS nghiêm túc còn khó hơn công bố bài báo quốc tế. 

Các chuẩn mực khoa học thấp kém và không rõ ràng ở VN, cùng với thực tế: chức vị áp đảo chuyên môn, và việc "phân phối" các NCS đang là đặc quyền của một số lãnh đạo cơ sở. Bởi đó là chỗ dành cho những quan hệ ưu ái, riêng tư.

Vì lẽ đó, việc  đặt ra những tiêu chuẩn cứng cho các chức danh GS, NCVCC đang ngày càng nặng về hình thức.

Cần có ngay những điều chỉnh chính sách kịp thời, trước khi điều đó trở nên quá muộn. Chín muồi nhất cho cải cách là các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Bộ GD-ĐT cần định chỉ tiêu giới hạn số NCS cho từng ngành, từng năm.

Các hồ sơ gửi đến đăng ký sẽ phải đua tranh dựa trên thành tích nghiên cứu và tổng số điểm  công trình của cả người hướng dẫn và NCS trong 5 năm gần đây nhất. Phải ưu tiên những người đang nghiên cứu khoa học có kết quả hướng dẫn NCS.    

Để khách quan, các hội đồng chuyên ngành sẽ giúp Bộ chọn những người hướng dẫn khoa học cũng phải gồm những nhà khoa học công tâm đang tích cực nghiên cứu, không phân biệt quan chức hay không, cán bộ trẻ hay đã về hưu. 

Một cách làm giải quyết 2 vấn đề

Trước mắt, Bộ GD-ĐT có thể căn cứ vào thành tích nghiên cứu của các cá nhân các ngành từ các tổng kết nghiên cứu cơ bản của Bộ Khoa học Công nghệ.

Để đây đủ và hệ thống hơn, Bộ GD-ĐT, phối hợp với các bộ ngành cần yêu cầu các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các nhà khoa học cung cấp thông tin về thành tích khoa học của các TS, đặc biệt là các công bố tạp chí quốc tế và bằng phát minh sáng chế; hàng năm phải được bổ sung và báo cáo lại.

Điều đó không chỉ giúp cho công tác quản lý, đánh giá vĩ mô, mà khi đưa lên internet còn giúp các NCS liên hệ  trực tiếp tìm người hướng dẫn giỏi và thích hợp về chuyên môn (chứ không phải qua các quan chức giới thiệu, hay qua quen biết như hiện nay).

Cũng nên có quy định đòi hỏi tối thiểu đối với 1 người hướng dẫn. Chẳng hạn, như anh ta phải đang nghiên cứu tích cực và có ít nhất 1 bài báo công bố tạp chí quốc tế trong 5 năm gần đây.

Dù là PGS hay thậm chí GS, mỗi năm không có nổi một bài báo (bài báo chứ không phải là báo cáo hội nghị khoa học) đăng ở tạp chí chuyên ngành có phản biện thì quyết không  để hướng dẫn NCS.

Liệu đòi hỏi đó có quá cao hay không khi điều đó là nhằm vào "thầy", trong khi bên cạnh ta, Philippine yêu cầu mỗi luận án TS phải đạt được 1 công bố tạp chí quốc tế đạt chuẩn mực ISI!

Hãy thử tưởng tượng: 1 GS hay quan chức khoa học đã lâu không còn (hoặc chưa bao giờ) nghiên cứu ở trình độ cao sẽ cho ra lò những TS loại gì?

Đòi hỏi cho TS cũng là đòi hỏi và là cơ sở đúng đắn và công bằng cho việc xác lập được danh sách, tiêu chuẩn để xét chọn những PGS, GS đích thực hàng năm.

Qui trình đó không chỉ giúp huy động được tối đa nội lực để đào tạo được các TS ở trình độ cao nhất có thể, mà còn giảm các tiêu cực liên quan tới quyền lực các quan chức.

  • PGS Phạm Đức Chính (Viện Cơ học)

****************************************

Ý kiến của bạn:  

Trần Minh Thương
dhhongbang@hacmc.netnam.vn

Dạo này dư luận bàn tán về giáo dục như một phong trào - chỉ mang ra để bàn, nói theo ý chủ quan mà chẳng có một cuộc khảo sát thiết thực nào. Là giảng viên ĐH, tôi cảm thấy chúng ta đừng bàn nữa mà hãy cải cách hệ thống tổ chức đánh giá, phân công, lao động tiền lương thì may ra mới khá nổi. Vấn đề chính để thầy chạy sô là lương của các giảng viên ĐH quá thấp. Do đó, muốn kiếm tiền thì phải bỏ nhiều giờ lao động mới mong có được thu nhập ổn định. Nếu giảng viên thực thụ với mức lương ổn định thì chắc chắn họ bỏ công ra nghiên cứu và chẳng chạy sô làm gì cho mệt. Liệu ở Việt Nam, có những ai nghiên cứu thật sự bỏ biết bao nhiêu công nghiên cứu công trình khoa học để rồi lấy học vị TS và có thu nhập cao chưa? Tôi chưa thấy ông tiến sỹ nào dạy cho đến già mà tậu nổi một căn hộ nho nhỏ. Chỉ trừ trường hợp mấy ông ngồi được ở những vị trí "ngon"? Nói về chất lượng giảng viên thì đây là bài toán xã hội. Chúng ta quan thói làm việc theo một hệ thống đánh giá độc quyền thì đừng bao giờ nói tới chuyện chất lượng trong mọi lĩnh vực.

Trung Trực
Vinh - Nghệ An

Bộ trưởng GD-ĐT nên nghiên cứu phương án mà PGS Phạm Đức Chính đề xuất để sớm có quyết sách đúng. GS, PGS và cả NCS cũng phải có ít nhất một bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín đã được ISI chọn. Phần lớn tiến sĩ của chúng ta đang ở chuẩn quá thấp có thể gọi là tiêu chuẩn cơ sở (tiêu chuẩn cơ sở" như trong ngành dược). Tôi đã từng biết những NCS còn trẻ chỉ học chuyên tu, hàm thụ hoặc cử tuyển đại học, tức là những người không đủ tố chất để vào ĐH bằng "cửa trước". Nhưng họ có đủ tiền và chỗ nâng đỡ để tìm đến những GS, PGS hoặc tiến sĩ đỡ đầu. Những người đỡ đầu này cũng ở mức tiến sĩ cơ sở. Họ đang và sẽ thành tiến sĩ nay mai. Những TS này sẽ góp phần đưa nước ta "sánh vai với các cường quốc 5 châu hay sao"? Nguy!
 

Phan Đình Dũng
Trường Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai
phandinhdung@yahoo.com

Tôi  tán đồng những ý kiến và giải pháp của tác giả bài báo. Bộ GD-ĐT cần tham khảo và có những chính sách phù hợp trong đào tạo nguồn nhân lực cho nước nhà trong thời kỳ hội nhập. Chúng ta không nên chạy theo phong trào để co thể phủ sóng bằng số lượng Tiến sĩ hay Giáo sư mà nên chú trọng chất lượng đội ngũ "nguyên khí đúng nghĩa "của quốc gia.Từ dó, chất lượng nguồn nhân lực cho các mặt sẽ được nâng lên.
 

Tất Thắng
TP.HCM
Liberal_vn@yahoo.com

Hoan nghênh ông Phạm Đức Chính đã đề xuất giải pháp đánh giá chất lượng của vô số các GS, TS hiện nay tại Việt Nam. Cần phải có biện pháp xử lý quyết liệt để loại trừ những "tiến sỹ giấy" - những kẻ háo danh - bất tài vô dụng đang tại vị tại một số cơ quan quản lý Nhà nước. Hãy bảo vệ vinh dự cho các GS, TS chân chính tại Vịêt Nam - những người đã suốt cuộc đời cống hiến cho khoa học.
 

TS. Le Thi Mai
24 Quang Trung
lemai@mail.com

Hoàn toàn đồng ý với quan điểm trong bài, đặc biệt là tiêu chuẩn đối với cả người hướng dẫn và nghiên cứu sinh. Tôi cho rằng, cần phải có thêm quy định: nội dung luận án trước khi được bảo vệ phải đăng tải trên internet để cộng đồng khoa học biết, góp ý hoặc phát hiện ra những vấn đề phạm quy. Có như vậy, chất lượng luận án mới đảm bảo.



 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,