,
221
483
Du học
duhoc
/giaoduc/duhoc/
888384
Học kém, 18 lưu học sinh phải về nước
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Học kém, 18 lưu học sinh phải về nước

Cập nhật lúc 05:12, Thứ Năm, 18/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 17/1, Ban điều hành Đề án 322 (Bộ GD-ĐT) cho biết, 18 lưu học sinh (LHS) phải về nước giữa chừng do không đủ năng lực học tập. Trong số này, có một số đang là giảng viên, cán bộ đang nghiên cứu... được cử đi học bằng ngân sách Nhà nước.

Tham khảo thông tin du học. Ảnh: LAD

Số liệu do Ban Điều hành Đề án 322 tổng hợp tình hình thực hiện các đề án đào tạo tại nước ngoài trong thời gian từ 2000 - 2006.

18 LHS phải về nước do không đủ năng lực học tập.

Cụ thể, tại Liên bang Nga có 13 sinh viên ĐH bị buộc thôi học vì học lực kém; Cộng hòa Pháp có 3 trường hợp không đủ trình độ ngoại ngữ để tiếp tục theo học; Australia có 1 trường hợp đi học tiến sĩ nhưng chỉ được lấy bằng thạc sĩ, 1 trường hợp bỏ về nước; Tại Thái Lan có 1 trường hợp không đủ điều kiện học xong chương trình.

Ông Trương Duy Phúc, Trưởng Ban Điều hành Đề án 322 cho biết, tổng số LHS đã có quyết định đi học tại 30 nước từ năm 2000 - 2006 là 2.684 người. Trong đó, LHS theo học ĐH và Sau ĐH bằng ngân sách Nhà nước nhiều nhất là Nga với 496 người. Kế đến là Australia với 357 người. Nước có số LHS theo học đông thứ 3 là Hoa Kỳ với 334 người.

Kế hoạch tuyển sinh của Đề án 322 giai đoạn từ 2006 - 2010, mỗi năm sẽ cử đi đào tạo ĐH và sau ĐH 400 chỉ tiêu. Trong đó, 50% cử đào tạo tiến sĩ, 25% thạc sĩ, 15% kỹ sư cử nhân và 10% cử đi thực tập sinh khoa học.

  • Kiều Oanh

****************************

Ý kiến của bạn:

Hoàng Văn Quí
Nga
quilaokame@yahoo.com
Học bổng chưa đủ để nghiên cứu sinh học tập

Tôi không được rõ các nước khác tình trạng như thế nào, nhưng tại Nga, học bổng không theo kịp với tình hình biến chuyển của tiền tệ. Trước kia, lưu học sinh Việt Nam tới Nga để làm ăn buôn bán, dẫn đến bỏ học và các nước Đông Âu đã có thời gian từ chối tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam. Nếu không cải thiện học bổng hợp lí và kịp thời sẽ tái diễn khung cảnh nhộn nhạo ngày đó. Ở thành phố tôi ở, có vài sinh viên mùa hè vừa rồi đi làm cửu vạn ở bến cảng cho người Việt để kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, có thể có thêm một lí do nữa ảnh hưởng tới chất lượng học tập của lưu học sinh tại Nga là tình hình an ninh ở đây. Tiếng Nga là một thứ tiếng khó, muốn thành thạo phải giao tiếp nhiều. Tuy nhiên, người Nga không còn thân thiện như trong chuyện cổ tích. Trong môi trường vừa bị áp lực vừa không rõ bạn ý hay địch ý, lưu học sinh mới sang thường sống co cụm lại thành một khối. Tuy về một mặt có thể bảo vệ lẫn nhau, nhưng ngược lại giảm thiểu cơ hội tiếp xúc với bên ngoài.

Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM
Xem lại cách tuyển
Các cơ quan có liên quan cần xem xét lại số 18 lưu học sinh này: Họ học kém vì lý do gì? Có gì khuất tất hay không? Số tiền chi phí cho họ cần phải được bồi hoàn lại cho Nhà nước, mà chính xác là trả lại cho nhân dân.

Vũ Tú Thành, HV Quan hệ Quốc tế
Khâu xét tuyển của Đề án 322 có vấn đề
Ở Việt Nam có khá nhiều chương trình học bổng đưa học sinh, sinh viên đi nước ngoài học tập, nghiên cứu như Fulbright, Chevening, AusAID, Ford... nhưng hiếm thấy có lưu học sinh bị đuổi về như Đề án 322. Những chương trình học bổng này có uy tín cao một phần lớn là do khâu xét tuyển của họ rất khoa học, chặt chẽ, giảm tối đa hiện tượng tiêu cực. Đề án 322 để lọt lưới nhiều như vậy  phải quy trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân tham gia xét tuyển.

Nguyễn Tấn Sơn, Thái Nguyên
Sau khi được biết 18 thí sinh Việt Nam học tập bằng tiền ngân sách, không đủ năng lực tham gia học hết khóa học tại các nước trên, tôi thấy công tác cử người đi học của Bộ GD-ĐT vẫn còn khe hở để những người có trình độ quá kém đi học tập tại các nước tiên tiến.

Nguyễn Quang Cảnh, Cầu Giấy, Hà Nội
Những lưu học sinh này buộc thôi học vì không đủ năng lực học tập. Bộ GD-ĐT hãy kiểm xem đó có phải là những học sinh học kém nhưng là con các sếp hay có sự móc ngoặc ở đây không.

 

Phan Anh Minh, paminh82@yahoo.com
Đào tạo là một chuyện nhưng sử dụng thế nào lại là một chuyện rất khác. Việt Nam có rất nhiều người tài chứ không phải cứ đi du học mới là tài. Nhưng đa số những người tài làm việc ở Việt Nam không phát huy được khả năng của mình. Tôi nghĩ, không cần đào tạo ở nước ngoài nhiều mà nên sử dụng nhân tài một cách hiệu quả, hợp lý thì nhân tài trong nước cũng nhiều lắm rồi, thừa cho sự phát triển của Việt Nam.

 

Trần Đình Nhân, Hà Nội

 

Anh tôi đang học ĐH Hanover ở CHLB Đức. Để được du học, anh tôi đã phải qua một qúa trình học tập cố gắng và đầy nỗ lực. Cuối cùng, anh tôi đã vượt qua kì thi của trường ĐH Bách khoa để được đi du học Đức. Học ở Đức, anh tôi không mất học phí nhưng tiền tiêu vặt và thuê nhà thì gia đình tôi phải lo. Bố mẹ tôi đã phải chạy khắp nơi vay tiền cho anh vì thấy anh rất ham học. Không phụ lòng cha mẹ, anh tôi đã học rất tốt.

 

So sánh cuộc sống của anh tôi với các 18 lưu học sinh bị đuổi về nước, tôi thấy thật bức xúc. Nếu Nhà nước tài trợ tiền cho sinh viên nghèo như anh tôi thì có phải đã làm tốt việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước hay không?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,