221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
937980
Mở ĐH vùng thay vì mỗi tỉnh mở mỗi trường ĐH
1
Article
null
Mở ĐH vùng thay vì mỗi tỉnh mở mỗi trường ĐH
,

(VietNamNet) - "Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp với các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng để xem xét khả năng mở ĐH ở khu vực này nhằm bổ sung quy hoạch chi tiết phát triển mạng lưới các trường ĐH Việt Nam. Từ nay đến năm 2010, chỉ nên thành lập mới ĐH vùng. Thay vì mở trường ĐH, các tỉnh nên cân nhắc tận dụng những ưu thế sẵn có".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết như vậy trong buổi làm việc tại tỉnh Hải Dương ngày 26/5 khi nghe đề xuất của tỉnh này về nhu cầu mở trường ĐH tại địa phương.

Tại buổi làm việc, Hiệu trưởng Trường CĐSP Hải Dương cho biết, nhu cầu đi học của HS Hải Dương ngày càng tăng trong khi nhu cầu đào tạo giáo viên của tỉnh đang giảm. Ảnh: Cao Từ
"Là địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn, đóng góp ngân sách đáng kể cho Nhà nước, chất lượng giáo dục vào loại đứng hàng đầu khu vực sông Hồng, nhưng Hải Dương lại chưa có trường ĐH nào. Đây là nỗi trăn trở của địa phương trong nhiều kỳ họp hội đồng nhân dân", Bí thư tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến  bày tỏ.

Theo ông Quyến, hiện có 4 đề án đề nghị mở trường ĐH trên địa bàn tỉnh, bao gồm xây mới trường ngoài công lập và nâng cấp trường từ CĐ công lập.

Lãnh đạo tỉnh chủ trương thành lập Trường ĐH Hải Dương đào tạo đa cấp, đa ngành trên cơ sở nâng cấp từ Trường CĐSP Hải Dương.

Với chủ trương này, sẽ xây dựng thêm các phòng học bộ môn trên khuôn viên hiện có, đồng thời, đầu tư xây dựng thêm khu trường mới tại một địa điểm khác trên diện tích 25 ha ở khu vực lân cận thành phố Hải Dương. Dự án này cần 246 tỷ đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng khi mở trường ĐH, cần xem xét thực sự nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và vùng lân cận, khả năng giải quyết đất đai cho các trường và chất lượng đội ngũ giảng viên. Chẳng hạn, Trường CĐSP Hải Dương mới chỉ có 1 tiến sĩ và 3 người đang đi làm nghiên cứu sinh, sẽ cần quá trình dài mới chuẩn bị được đội ngũ giảng dạy theo tiêu chí của một ĐH.

"Tỉnh nên xem xét tận dụng những lợi thế sẵn có", ông Nhân nói.

Ngoài lợi thế gần Hà Nội, Hải Dương có lợi thế là đã thu hút được nhiều nhà đầu tư mở doanh nghiệp. Bởi vậy, tỉnh nên xác định xây dựng trung tâm dự báo nguồn nhân lực, nắm bắt được nhu cầu đào tạo để cung ứng cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Bộ GD - ĐT sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo, sau đó mới thu phí bằng lương của những người đã đi làm.

Năm 2006, tổng sản phẩm của Hải Dương đạt gần 16.000 tỷ đồng, đứng thứ 4 so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ công nghiệp chiếm tới 43,7% và tỷ lệ dịch vụ chiếm gần 30% trong cơ cấu kinh tế. Tổng thu ngân sách đạt trên 2.300 tỷ đồng.

  • Hạ Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,