221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
948924
Thi tốt nghiệp THPT 2007: Những bài văn "cười ra nước mắt"
1
Article
null
Thi tốt nghiệp THPT 2007: Những bài văn 'cười ra nước mắt'
,

Đến hẹn lại lên, sau mỗi đợt thi, những bài thi môn Văn hay môn Sử trong tuyển sinh Đại học, cao đẳng luôn làm cho người kể lẫn người nghe “cười ra nước mắt”.

Nhập mô tả vào đây
Học sinh trao đổi bài sau giờ thi (Ảnh Tiền phong)
Năm nay sau khi chấm xong môn Văn, nhiều thầy cô giáo chấm thi cũng thuật lại những “ý tưởng sáng tạo” của học trò, nhưng với giọng kể xót xa hơn vì sau nhiều năm kêu ca, chất lượng học văn của học trò phổ thông… vẫn vậy.

“Anh Tràng một lần lên chơi thành phố, đi ngang qua cánh đồng thấy các cô thợ gặt duyên dáng đang gặt lúa bèn hứng chí hò vài câu trêu ghẹo. Thấy Tràng bảnh bao, các cô tranh nhau đáp lại. Thị, cô gái có giọng hò hay nhất đã vượt qua các “ứng cử viên” khác để trở thành vợ Tràng…”.

Nhà văn Kim Lân có lẽ sẽ nổi giận khi biết Vợ nhặt của ông được các hậu sinh cải biên thành một kịch bản cải lương đủ mùi tân cổ giao duyên.

Đoạn văn trên là một trong những “ý tưởng sáng tạo” của học trò mà các giáo viên chấm thi tú tài môn văn năm 2007 vừa cười vừa… “lau nước mắt” kể lại.

Không chỉ vậy, cô giáo Trương Mỹ Linh, dạy văn trường THPT Nguyễn Thông (Vĩnh Long) kể, không biết các em đã phát hiện ra giữa Vợ nhặt và Rừng xà nu có mối quan hệ nào mà không ít bài mô tả: “Thị quần áo rách bươm, người hôi hám, mặt mày lem luốc khói xà nu” hay “Tràng dẫn Thị về làng Xôman ra mắt dân làng và cụ Mết”.

Nhiều giáo viên kể: Chẳng cần quan tâm đến việc A Phủ có buồn không, nhưng rất nhiều học trò đem Mỵ (trong Vợ chồng A Phủ) “gả” cho Tràng (trong Vợ nhặt) và để hai người đẻ con đẻ cái…

Ông lái đò tài hoa của Nguyễn Tuân cũng được biến thành quái nhân với các mô tả: “Cái đầu khuỳnh khuỳnh kẹp lấy bánh lái tưởng tượng, chân thì như hai cái bơi chèo”.

Có em còn cho ông lái đò “bay” qua nửa vòng trái đất thư hùng cùng Ông lão đánh cá của Hemingway để “dũng cảm chiến đấu với đàn cá mập bảo vệ con cá kiếm”. Nhiều học sinh buộc ông lái đò phải “hy sinh anh dũng khi chiến đấu với dòng thác hung hãn”.

Đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu lại biến thành thơ tình hấp dẫn vì học sinh cứ hồn nhiên: “Việt Bắc tượng trưng cho người vợ hiền chung thủy nhớ chồng, cán bộ chính là người chồng ra đi chiến đấu vì dân vì nước”.

Bao nhiêu lời yêu thương, tình cảm vợ chồng mặn nồng cứ thế tuôn ra như suối chảy, liên hệ cả ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”…

Cuộc đời, sự nghiệp của Aragon hóa ra “lẩu thập cẩm” khi bị lẫn lộn với những tác giả khác. Lỗi chính tả như: Mông chờ, chăn chở, trán trường, nhớ thươn… xuất hiện nhan nhản trong những bài thi. Chuyện đọc một bài thi môn Văn mà chỉ nghỉ được ba lần vì được xuống dòng là chuyện không ít trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.

Sau nhiều lần “cười ra nước mắt” vì văn chương học trò, nhiều giáo viên đi chấm thi tâm sự: “Có nhiều em không nắm được gì hết. Bài văn chỉ viết được mỗi mở bài thì chấm làm sao?

Một giáo viên bộc bạch: “Mỗi lần chấm phải một bài làm “độc chiêu” là giám khảo lại được trận cười no nhưng sau đó là xấu hổ, vì toàn học trò của mình chứ ai…”.

(Theo Tiền phong)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,