221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1009632
HS không "mặn mà" với tiếng Pháp
1
Article
null
HS không 'mặn mà' với tiếng Pháp
,

(VietNamNet) - Học sinh (HS) chỉ thích học tiếng Anh - là một trong nhiều "rào cản" cho việc triển khai dạy tiếng Pháp trong trường phổ thông. Mặt khác, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nêu "môn tiếng Pháp ngoại ngữ (NN) 2 được xem như một môn học tự chọn không bắt buộc" cũng khiến số lượng HS theo học giảm dần...

Vấn đề này được đặt ra tại hội nghị "Tăng cường giảng dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục quốc dân" do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 27/11. 

HS không "mặn mà" với tiếng Pháp...

Nhiều HS thờ ơ với tiếng Pháp. Ảnh minh hoạ: LAD
Sở GD-ĐT Bến Tre cho biết, so với năm học 2006-2007, số HS học tiếng Pháp năm học 2007-2008 giảm 16 lớp với gần 1.000 HS.

Theo Sở, tình hình này, "có khả năng 10 năm nữa sẽ không còn lộ trình tiếng Pháp song ngữ và NN1 ở tỉnh". Mặc dù Sở đã cố gắng nhưng việc mở lớp tiếng Pháp song ngữ và NN1 không khả thi vì HS chỉ chọn học tiếng Anh.

Để duy trì sự "hiện diện" của môn học tiếng Pháp trong các trường phổ thông, từ năm học 2001-2002, Sở đã thí điểm tiếng Pháp NN2 (chương trình 7 năm từ lớp 6-12 với thời lượng 2 tiết/tuần; 3 năm từ lớp 10-12 với thời lượng 2 tiết/tuần) ở 1 số trường THPT.

Tuy nhiên, việc mở lớp này lại "vấp", bởi trong thiết kế chương trình THPT phân ban của Bộ GD-ĐT không có chỗ cho môn NN2. Mặc khác, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT quy định, môn tiếng Pháp NN2 được xem như môn học tự chọn không bắt buộc cũng là nguyên nhân khiến HS không mặn mà với môn tiếng Pháp. Do vậy, từ năm học 2006-2007, số HS ở Bến Tre chọn học môn tiếng Pháp giảm gần 1/3 số lớp so với trước.

Bộ GD-ĐT đảm bảo tài chính cho các hoạt động:

- Trả lương cán bộ quản lý và giáo viên dạy trong các Chương trình tiếng Pháp

- Xây dựng mới và bảo trì các phòng học, mua sắm thiết bị dạy học theo quy định

- Biên soạn chương trình và SGK tiếng Pháp NN1.

- Đào tạo ban đầu và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiếng Pháp (chủ yếu NN1)...

Các đối tác Pháp ngữ sẽ đóng góp kinh phí, nhân lực và kỹ thuật cho các lĩnh vực khác của đề án.

(Theo đề án tăng cường giảng dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ soạn thảo)

Phó GĐ Sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế Phạm Minh Hùng nêu thực tế, tuy quy mô dạy học tiếng Pháp ở địa phương hiện ổn định nhưng tốc độ phát triển trường lớp đang dừng. Từ năm học 2006-2007, các lớp 6 và 10 không tuyển sinh được do chương trình nặng. Việc dạy Toán và Vật lý bằng tiếng Pháp không đáp ứng yêu cầu của chương trình, không có đầu ra sau lớp 12... Đặc biệt là ở các lớp phân ban THPT rất nhiều HS lớp 12 xin ngừng học.

Ông Hùng cho hay, các trường dạy NN1 và NN2 chưa được quan tâm đầu tư cả về chuyên môn và điều kiện dạy học. Trình độ tiếng Pháp và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên còn thiếu nâng cao và cập nhật. Cơ sở vật chất phòng ốc không đủ để mở thêm lớp NN2 do Bộ GD-ĐT chưa có chính sách chỉ đạo các địa phương tăng cường nguồn kinh phí dạy học, định biên giáo viên cho các trường dạy NN2...

Mặt khác, sự hỗ trợ nguồn lực sư phạm (chuyên gia nước ngoài), tài liệu, trang thiết bị của các đối tác Pháp ngữ ở các năm trước không còn đã tạo ra một số khó khăn về điều kiện dạy học tiếng Pháp cho các trường vùng sâu, vùng xa - ông Hùng nói. Do vậy, một số trường ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy đã ngừng dạy tiếng Pháp.

Lớp 3 bắt đầu học tiếng Pháp?

Theo khảo sát về thực trạng dạy tiếng Pháp ở Việt Nam thời gian qua, thư viện cho dạy học cả NN1 và NN2 đều không có. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Pháp NN1 chủ yếu được tuyển dụng từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Phần lớn họ đều lớn tuổi và dạy hệ 3 năm ở bậc THPT. Khoảng 300 giáo viên tham gia dạy tiếng Pháp NN2 thì trong đó một số dạy kiêm nhiệm...

Ông Phạm Minh Hùng nêu giải pháp, trong đề án dạy học tiếng Pháp đến năm 2010, Sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế đưa mục tiêu: Đội ngũ giáo viên tiếng Pháp đạt trình độ tiếng Pháp chuẩn DELF B2 đối với giáo viên NN1, NN2; trình độ Mastaire 2 đối với giáo viên chuyên, song ngữ...

Đồng thời 100% trường có đủ trang thiết bị tối thiểu như cassette, đầu VCD-DVD, màn hình tivi để dạy học tiếng Pháp bằng nghe nhìn, 1 mày tính nối mạng để giáo viên tham khảo tài liệu và trao đổi thông tin.

Ông Hùng đề nghị, Bộ GD-ĐT xem xét tạo điều kiện pháp lý, chỉ đạo chuyên môn cho Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế triển khai đề án tại địa phương.

Còn Sở GD-ĐT Bến Tre đề xuất, Bộ GD-ĐT sớm xây dựng đề án giảng dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc học phổ thông đến ĐH; trong đó, cần tính đến yếu tố đa dạng trong các NN1 giảng dạy ở bậc phổ thông không chỉ có tiếng Anh, mà còn có các NN thông dụng khác như tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật, Đức...

Cùng với đó, Bộ cần đưa môn NN2 như môn học chính thức trong chương trình giáo dục phổ thông ở cấp THCS, THPT chứ không tự chọn như hiện nay. Đồng thời, xây dựng một lộ trình 5 năm hoặc 10 năm... để dừng thi môn thay thế môn ngoại ngữ ở kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay.

Để duy trì và phát triển số lượng dạy học tiếng Pháp NN1, đề án tăng cường dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục quốc dân Bộ GD-ĐT đưa các hoạt động cần triển khai trong thời gian tới. Cụ thể: Mở rộng các lớp tiếng Pháp NN1 ở cấp THCS để phát triển hệ 7 năm. Triển khai hệ 10 năm bắt đầu từ lớp 3 bậc tiểu học khi đề án được duyệt. Tổ chức biên soạn chương trình và SGK cho hệ giảng dạy mới. Đồng thời, biên soạn chương trình dạy học và tài liệu dạy học phù hợp với mục tiêu của lớp chuyên.

Trong 3 năm (2007-2009), mỗi năm sẽ có 380 giáo viên và 60 giáo viên cốt cán được bồi dưỡng các chương trình giảng dạy và sử dụng các SGK mới, các năng lực của giáo viên cốt cán, sử dụng không gian Pháp ngữ như một công cụ dạy học...

  • Kiều Oanh

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,