221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1037029
Đọc một câu, giá triệu đồng
1
Article
null
Đọc một câu, giá triệu đồng
,

 - Những thông tin như đọc 1 câu slogan có hàng triệu trong tay, đọc những câu quảng cáo có đơn vị tính bằng giây nhưng thu nhập thì tính bằng triệu, nghề ngồi mát ăn bát vàng... vẫn là "miếng bánh ngon" mà nhiều bạn trẻ nghĩ tới. Liệu có đúng thực trong công việc hiện đang dành nhiều cơ hội cho những người trẻ này.

Nhiều cơ hội mới cho người trẻ

Từ trước tới nay, phần nhiều những người tham gia đội ngũ này đều coi đây là công việc “tay ngang”, các ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên tham gia phần lớn đội ngũ này. Chỉ cách đây vài năm, chỉ những người nổi tiếng mới có cơ hội (dù chỉ là cất giọng nói, không xuất hiện hình ảnh. Về sau, các nhà kinh doanh trong nghề quảng cáo lại nhận ra đây là điểm yếu.

"Đây là điều gây khó cho những người casting, vì mức thù lao khá cao, thời gian thường không chủ động được, có khi phải phá hợp đồng. Chính vì thế, xu hướng nhiều công ty muốn tìm người mới để chất giọng tươi mới, công việc đảm bảo mà catxê lại tương đối" – Anh Trần Quang Vinh, trưởng phòng casting, công ty créa TV cho biết.

vth
Đọc lồng tiếng quảng cáo ở Đài TNND TP.HCM
Chính vì thế, nhiều bạn trẻ có chất giọng linh động, phù hợp có cơ hội thử sức, đi liền cơ hội thu nhập với công việc này. Không có một barem chung cho thu nhập từ công việc quảng cáo, đây hoàn toàn không phải công việc ổn định về thu nhập, nhưng theo những người có kinh nghiệm cho biết, so với mức độ đầu tư, bỏ sức thì tạo thu nhập không khó.

Theo PTV Mai Trinh (Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM), có sự so sánh này vì khi đã quen việc thì lồng tiếng quảng cáo thường không khó. Những công ty quảng cáo sẽ nhận yêu cầu về chất giọng từ nhà quảng cáo, họ sẽ tìm tới mình khi cảm thấy giọng phù hợp. Mình đọc theo bản thảo phía bên quảng cáo yêu cầu, luyến láy nhấn nhá sao cho phù hợp là đạt yêu cầu.

“Mẹo” để phù hợp khá đơn giản, nếu người theo nghề chú tâm chữ "rèn" và chịu khó với công việc. Bởi theo chị Mai Trinh, hầu hết những người theo nghề đều có năng khiếu về chất giọng đọc, cần chú ý làm sao để tròn vành rõ chữ khi thu mic, có nhấn nhá, có tập trung thì sẽ làm tốt yêu cầu.

Tất cả cách thức này trong quá trình làm, theo dõi, tự học, những người trẻ sẽ rút ra kinh nghiệm. Hiện nay chưa có trường lớp chuyên nghiệp đào tạo nghề này, chỉ có những lớp học ngắn ở các trung tâm, nhà văn hoá.

Hiện tại ở TP.HCM, ở Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, Nhà văn hoá Sinh Viên TP.HCM, NVH Thanh Niên, NVH Phụ Nữ... trong các lớp học MC, học lồng tiếng đều có dạy về lồng tiếng quảng cáo, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong giáo trình. Những lớp học này.

Hiện nay, khi nhiều công ty casting, những công ty chuyên về dịch vụ truyền hình, quảng cáo ra đời, công việc lồng tiếng quảng cáo đã có nhiều màu sắc tươi mới, đã có sự chuyên nghiệp.

“Thấy vậy mà không phải vậy”

Giám đốc công ty điện ảnh Song Minh, chị Minh Huyền là một lão làng trong công việc lồng tiếng quảng cáo. Tốt nghiệp Trường Sân khấu Điện ảnh, mê công việc lồng tiếng, có mặt trong làng này từ những ngày đầu tiên nhưng chị khẳng định: “Dù lồng tiếng quảng cáo có ở Việt Nam từ năm 95, nhưng hơn 10 năm qua nó chỉ dừng lại mức một khía cạnh công việc trong nghề lồng tiếng, chưa gọi là nghề được. Tuy vậy, những người gắn bó với công việc này, họ lại thấy được ý nghĩa thú vị của nó: công việc âm thầm, lặng lẽ nhưng giúp ích không nhỏ trong mục đích chính là đưa sản phẩm, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. 

Những bạn trẻ đến với nghề lồng tiếng quảng cáo, nếu mang tâm lý thích nổi tiếng, catxê cao thì hoàn toàn nhầm tưởng và chắc chắn khó đi tới đích thành công của công việc."

Đọc một câu slogan mà có giá hàng triệu đồng vẫn là sự nhầm tưởng lớn (thậm chí ảo tưởng) với nhiều bạn trẻ. Ca sĩ Phương Thanh khi đã nổi tiếng, đi lồng tiếng quảng cáo cho một hãng kem Mỹ, hợp đồng có mức 1,5 triệu để đọc một câu rút gọn: “thật hấp dẫn”. Nhưng để đạt yêu cầu với 3 từ này, chị phải mất 3 tiếng đồng hồ (phần lớn là căng thẳng do tâm lý muốn sớm hoàn thành công việc. “Dục tốc bất đạt” là phương châm đặc biệt đúng trong nghề này và “akay” hơn đi hát nhiều lắm, dù hát có khi khàn giọng, rát cổ là điều chị “Chanh” rút ra được trong công việc này.

Theo Trọng Hải, một cộng tác viên quen thuộc của nhiều nhãn hàng quảng cáo, quan trọng nhất là người lồng tiếng phải truyền đạt được tinh thần của nhà sản xuất hàng hóa đến được người tiêu dùng. Người lồng tiếng phải cảm được sản phẩm và đặc biệt phải nắm được những yêu cầu, thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm mà mình đọc lồng tiếng. Ví dụ diễn viên phải biết sản phẩm nào thì cần giọng đọc chậm, trầm ấm mượt mà sản phẩm nào phải đọc với giọng nhanh, mạnh mẽ. Mỗi sản phẩm sẽ đòi hỏi một giọng đọc khác nhau mà người lồng tiếng phải nắm được những khác biệt đó. 

Hải cũng cho biết, khó sống được chỉ với công việc này, và không ai chỉ làm công việc này khi mà thu nhập không ổn định, bấp bênh và không dự đoán trước được. Ngoài ra, diễn viên lồng tiếng còn gặp khó khăn là rất bị động đòi hỏi họ phải có khả năng thích ứng cao. Có khi họ được báo trước sẽ đọc lồng tiếng cho sản phẩm nào để chuẩn bị nhưng cũng có khi nhà SX không báo trước mà gọi tới một cách bất ngờ đòi hỏi diễn viên phải nhập cuộc nhanh.

“Lão làng” Minh Huyền (Giám đốc CTĐA Song Minh) khẳng định: vất vả là cái chắc trong công việc âm thầm lặng lẽ này. Những người muốn thành chuyên nghiệp chắc chắn phải có một tấm lòng yêu nghề, không quản ngại và nhẫn nại. Càng trẻ, bạn sẽ càng nhiều khó khăn, nhưng khi vượt qua được thì công việc sẽ “chạy” hơn.

Dù đã là một người lồng tiếng cứng cỏi, nhưng thời gian gần đây chị Huyền vẫn bị “khớp” khi đối tác yêu cầu qua Singapore thu tiếng quảng cáo. Chỉ cho vài câu nói trong một đoạn quảng cáo tính bằng giây nhưng mất hơn 3 ngày bay đi về và làm việc. Chưa kể, đối tác lại hoàn toàn không biết tiếng Việt, họ xét giọng mình hoàn toàn bằng âm điệu, cách nhả từ láy ngữ. Áp lực căng thẳng vì bay xa, thay đổi khí hậu, giờ giấc... nhưng phải bỏ qua tất cả, tập trung cao hơn hết vào công việc và luôn suy nghĩ trong mình phải làm tốt thì mới có được kết quả tốt trong chuyến đi khó khăn ấy. Tuy nhiên, những khó khăn ấy theo chị Huyền lại là “chất keo dính” với nghề.

Đạo diễn Vinh Sơn (Giảng viên Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) cho biết: "Người lồng tiếng cần phải biết cách nhấn nhá uyển chuyển cho phù hợp, nếu không sẽ làm cho khán giả có cảm giác văn viết nhiều hơn nói, thậm chí gây tác dụng nhàm chán, buồn ngủ, phản cảm". Chất giọng cần phải luôn tươi mới, tự nhiên và có khả năng đặc tả, ví dụ giọng trẻ con phải hồn nhiên pha chút nũng nịu, giọng quê phải mộc mạc. Cần tưởng tượng như thật rằng mình đang trong hoàn cảnh ấy. Cách duy nhất để thành công là học từ những người đi trước và biến chuyển tinh tế đúng với hoàn cảnh tự nhiên."

  • Thu Hương

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,