Hàng năm, đến hết tháng 3, Bộ GD-ĐT mới công bố môn thi tốt nghiệp. Lịch sử là môn tùy chọn theo từng năm. Ảnh: Phạm Hải |
Thứ hai, chương trình được cấu tạo đồng tâm theo tôi là hợp lí và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi. Tuy nhiên, ở một số nội dung, sự kiện, chương trình và nhất là chuẩn chương trình, chưa chỉ ra được sự khác nhau về mức độ và hướng trình bày, phân tích giữa các cấp. Vì thế, SGK giữa hai cấp học cũng chưa thấy được điểm khác biệt rõ rệt cả về chuẩn kĩ năng lẫn chuẩn kiến thức. Trong khi số tiết dành cho môn Sử luôn ít ỏi so với nội dung SGK thì HS phải học 2 lần một nội dung nhưng không thu hoạch được gì mới, vừa lãng phí thời gian vừa mất hứng thú học tập.
Ho ten: Nguyễn Uy Hùng Ho ten: Phan Thanh Long Người giáo viên tuyệt vời là người biết đọc, tìm tòi và chắt lọc những điều tinh túy nhất trong các cuốn sách cả sách giáo khoa, sách tham khảo cũng như thực tế và hướng học sinh vào những điều trọng tâm cũng như giúp họ có đam mê tìm tòi về lĩnh vực đó. Chúng ta nói quá nhiều về thực trạng giáo dục, thực trạng giáo viên, và học sinh nữa. Nhưng thử hỏi, nếu cứ buông xuôi, làm cho xong lần xong lượt, giáo viên lên lớp mang theo gánh nặng nghĩa vụ và tâm hồn thì để trong những xuy nghĩ toan tính về đồng tiền bát gạo thì làm sao dạy nổi. Học sinh lên lớp chỉ để vui lòng cha mẹ, lên để mà có mặt thì làm sao mà tiêu hóa được. Ở đâu có đam mê, tính cống hiến và tình yêu thương, thì sẽ có những bài học bổ ích, trước tiên là về tình người, sau đó là động lực tạo nên những đam mê và ước mơ vươn tới những điều tuyệt vời khác. Thực trạng báo động là ngay cả những cấp lãnh đạo ngành giáo dục cũng đang cố gắng giảm nhẹ cái gọi là "GÁNH NẶNG HỌC HÀNH" cho học sinh, sinh viên với giáo trình ngày càng thuyên giảm tính sâu sắc, thi cử đại trà mang tính cào bằng trong khi tính chắt lọc và tìm kiếm tài năng thì càng ngày càng thụt lùi. Chúng ta không làm ngơ, chúng ta không mong muốn tương lai con em chúng ta vẫn mãi trong vòng luẩn quẩn. Cần có một chính sách nhất quán cho ngành giáo dục, cần có một kiến trúc sư tối cao đủ tầm nhìn cho ngành giáo dục, cần có những con người đủ trình độ và đủ tình cảm để có thể kéo lứa học sinh đang bị cơn bão kinh tế thị trường và sự thay đổi quá nhanh về hình thái xã hội tiêm nhiễm thói hư tật xấu, và cần những hình thái văn hóa xã hội tạo nên tâm hồn sâu lắng biết yêu thương ở lứa tuổi học trò, và cần lắm... Nhưng ai? Ho ten: Ha Anh Ho ten: Khổng Quốc Anh Ho ten: Huyen
Việc biên soạn chương trình và SGK phải được thống nhất, không để xảy ra hiện tượng người viết sách không thể viết theo chuẩn chương trình vì nhiều lí do, dẫn đến việc SGK quá dài, không phù hợp với thời lượng chương trình (số tiết dạy) ở phổ thông. Làm được điều này, hai yếu tố “có tầm” và “có tâm” cực kì quan trọng.
Bên cạnh đó, việc lập các Hội đồng ra đề thi tú tài và tuyển sinh cần mời thêm thật nhiều giáo viên các vùng, miền – không nhất thiết là lớn tuổi nhưng điều kiện tiên quyết là phải thật giỏi và nắm vững thực tế phổ thông – có như thế đề thi mới sát tầm và phù hợp với trình độ học sinh. Cần tuyệt đối tránh tình trạng mời do quen biết, do “nhàn rỗi”.
Dia chi: TP.HCM
Email: nuhung@gmail.com
Tieu de: Môn lịch Sử - "chạy theo thành tích"
Noi dung: Tôi xin đóng góp một ý kiến nhỏ.Theo tôi, mục đích quan trọng của việc dạy học môn Sử là nuôi dưỡng lòng yêu nước của học sinh. Tôi thấy môn Sử của nước ta có vẻ như đang "chạy theo thành tích": chúng ta chỉ toàn nói nhiều về chiến thắng vẻ vang và liên tục của cha ông và nói nhẹ, nói giảm về thất bại, mất mát, đau thương của dân tộc. Nói về chúng ta, tôi chỉ thấy các từ lặp đi lặp lại như "quân ta đại thắng, quân ta tạm thời rút lui, quân ta làm tiêu hao hàng ngàn sinh lực địch, đánh địch chạy tan tác, làm quân địch khiếp sợ và hoang mang cực độ...". Tại sao chúng ta không cho học sinh biết ông cha ta đã hy sinh và đổ máu rất nhiều để có được tự do ? Tại sao chúng ta không khơi dậy, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của học sinh bằng cách nói thật nhiều về những mất mát như sự kiện Mĩ Lai ? Cũng thú thật với các bạn, năm nay tôi 25 tuổi, và tôi chỉ mới biết sự kiện Mỹ Lai vào tháng đầu tháng 3/2008.
Dia chi: TP HCM
Email: shiying_fei@yahoo.com
Tieu de: Muốn là được.
Noi dung: Học sinh có thể không nhớ sử Việt nhưng lại biết rất rõ lịch sử Trung Quốc, thậm chí nhớ cả lịch sử của mấy chuyện giả tưởng, kiếm hiệp của...Kim Dung. Học Sử mà chỉ học danh sách, liệt kê thì không sao học được. Cũng không thể học đơn thuần từ sách giáo khoa. Học Sử là tìm hiểu về văn hóa dân tộc, cội nguồn dân tộc. Nếu trường ĐH Văn Lang có thêm một câu trong khẩu hiệu của trường như "Văn Lang quốc hiệu đầu tiên của nước ta" thì chắc nhiều người sẽ quan tâm về Sử nhiều hơn. Phim, truyện lịch sử Việt Nam cũng quá ít mặc dù đó là công cụ rất hiệu quả để chuyển tải các vấn đề lịch sử. Các hoạt động ngoại khóa như: giới thiệu nhân vật lịch sử trong nhà trường cũng không được xem trọng. Thậm chí học sinh của một trường mang tên một nhân vật lịch sử cũng không biết về nhân vật mà trường mình học mang tên.
Dia chi: Hà nội
Email: trung_tuan84hn@yahoo.com
Tieu de: Đừng vội vơ đũa cả nắm!
Noi dung: Chào bạn Tường Vy và độc giả VietNamNet! Bài viết của bạn có thể nói là khá sâu sắc về đề tài giáo dục môn Lịch sử. Tuy nhiên, thiết nghĩ, một cô giáo như bạn phải hiểu rằng, sách chỉ là để tham khảo, để từ đó người đọc, người học sinh và thậm trí cả giáo viên tìm ra được những điều bổ ích trong đó. Người giáo viên hiện đại phải hiểu rằng, một môn học thôi sẽ có hàng chục hay hàng trăm đầu sách viết về đề tài đó, thậm trí nếu có khả năng ngoại ngữ thì hàng nghìn. Điều đó cho thấy, không thể o ép giáo viên phải nhất mực làm theo những điều sách dạy.
Dia chi: HN
Email: hoanghaanh@yahoo.com
Tieu de: Học sử hay hiểu sử ?
Noi dung: Tôi rất tâm đắc với bài viết của Cô Tường Vy. Bản thân tôi cũng là một giáo viên dạy Sử, cảm nhận được gánh nặng của chương trình và sách giáo khoa đè nặng trên vai không chỉ học sinh mà cả giáo viên. Bạn Trung Tuấn (Trung_Tuấn@...) thân mến! Bạn bảo rằng nhiệm vụ người giáo viên là chắt lọc tinh hoa để giảng dạy cho học sinh, không nhất thiết "phải làm theo những điều sách dạy". Ý kiến của bạn không sai. Tuy nhiên, qua ý kiến này, tôi thấy hình như bạn không có thực tiễn giảng dạy ở bậc phổ thông, nhất là ở lớp 12? Với số tiết như thế, chương trình như thế mà bạn đòi đưa thêm sách tham khảo và không cần bám sách giáo khoa, có lẽ học sinh sẽ trượt dài trong các kì thi. Vấn đề theo tôi, đi đôi với đổi mới chương trình và sách giáo khoa là phải đổi mới cách ra đề. Đề thi phải kiểm tra được học sinh "hiểu gì" chứ không phải "nhớ gì". Vì thế, tôi không đồng ý với bạn Trung Tuấn khi cho rằng "giảm tải là giảm tính sâu sắc" của đề thi, chương trình và sách giáo khoa.
Dia chi: 12a4 Nguyễn Gia Thiều-Hà Nội
Email: khongquocanh1504@yahoo.com
Tieu de: phân ra ban khoa học tự nhiên làm gì...
Noi dung: Em là 1 học sinh ban khoa học tự nhiên, thực sự mang tiếng là ban khoa học tự nhiên học tập trung vào các môn tự nhiên, toán lý hoa nhưng quyển sách sử của chúng em lại dầy tương đương quyển sách hoá ( sách hoá thậm trí còn viết rõ ràng hơn có nhiều ảnh minh hoa hơn là sách sử).... Vậy chẳng nhẽ chúng em phải học môn sử cũng tương đương các môn tự nhiên khác sao...vẫn biết sử là vô cùng quan trọng, vô cùng cần thiết nhưng nếu chúng em phải học môn sử không khác gì môn hoá thì còn phân ra ban khoa học tự nhiên làm gì.... Chúng em học toán, lý, hoá có rất nhiều công thức, rất nhiều kiến thức cũng khá khó nhớ nhưng chúng em có thể nhớ được là bởi vì chúng em được thực hành được làm nhiều bài tập. Còn các sự kiện lịch sử các ngày tháng năm thì chúng em có được học đi đôi với hành đâu...?
Dia chi: Lac Long Quan- Tay ho- Ha noi
Email: m_hn@yahoo.com
Tieu de: Học sử như thế nào?
Noi dung: Cám ơn bạn Tường Vy. Tôi cũng đã từng là người rất khổ sở khi phải học môn sử vì trước kia chúng tôi học chuyên toán. Hiện nay chúng ta đang nói nhiều đến đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy là người ngoại đạo (ko trong ngành giáo dục) nhưng cũng xin có đôi dòng luận bàn. Học sinh chủ yếu học kiến thức trên cơ sở sách giáo khoa và những kiến thức do thày cô truyền dạy. Tôi không biết sách hướng dẫn của giáo viên nói những gì, nhưng với yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra thì hầu hết học sinh đều phải lấy kiến thức từ sách giáo khoa. Thử tưởng tượng xem, với khoảng 12 môn học của bậc THPT, trong một tuần, khối lượng kiến thức mỗi học sinh phải nhập tâm là bao nhiêu. Đã vậy, số lượng sách tham khảo không phải ít và giá tiền từng quyển sách không phải nhỏ (so với mặt bằng chung hiện nay). Do vậy nhiều học sinh sẽ không thể có được sách tham khảo hay những tài liệu tương tự như vậy về các môn học. Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ, về những sự kiện đã diễn ra, vậy hãy cô đọng lại và thể hiện chúng dưới dạng những câu chuyện để học sinh nắm được, nhớ được những nội dung cơ bản. Đừng đòi hỏi các em những gì cao siêu quá.