221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1045497
Giáo viên môn Lịch sử: Trăn trở dạy và sống
1
Article
null
Giáo viên môn Lịch sử: Trăn trở dạy và sống
,

 - Không sống được bằng lương, nhưng những giáo viên môn Lịch sử ít cơ hội dạy thêm và thiếu thời gian để có thu nhập từ bên ngoài. Họ mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị tư liệu, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học để có giờ giảng tốt.

Để chuẩn bị đầy đủ, hoàn thiện một tiết học mất rất nhiều thời gian soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, cô Hoàng Thị Hạ, giáo viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám, huyện Yên Thế, Bắc Giang tâm sự.

Mô tả ảnh.
Một giờ học bằng giáo án điện tử, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để soạn. Giờ Sử lớp 10 của HS Trường THPT Nhân Chính, HN. Ảnh: Bảo Anh

Chương trình và SGK mới yêu cầu phương pháp dạy học tích cực nên giáo viên phải làm việc cật lực.

Để chuẩn bị một bài thực hành dạy trên máy cho HS mất ít nhất là 2 tuần để tìm tư liệu, sắp xếp cấu trúc bài giảng, cô Vũ Thị Hoa, giáo viên Trường THPT Thăng Long, HN cho biết.

Cô Hoa tâm sự: "Chuẩn bị bài giảng, rồi chăm nom gia đình trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động về giá cả nhiều khi vắt kiệt sức những giáo viên dạy môn "phụ" như chúng tôi khi thu nhập chỉ tính bằng lương".

Đồng quan điểm với các suy nghĩ trên, cô Nguyễn Thị Chinh, giáo viên Lịch sử lớp 8, 9 Trường THCS Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang bộc bạch: "Nếu như trước đây, giáo viên chỉ cần đọc SGK là có thể giảng bài, thì đến nay, cả SGK, sách giáo viên đọc xong cũng khó để truyền tải kiến thức cho HS".

Nhiều khi để chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên còn phải tự bỏ tiền túi để trang bị tranh ảnh, photô, mua bút dạ, bảng..., cô Hạ cho rằng, "phải chuẩn bị đồ dùng đẹp mắt để có sự tác động tốt đến ý thức học tập của HS".

Trong một đợt khảo sát hơn 140 giáo viên dạy Sử ở TP.HCM, có 66,9% trả lời là đến với ngành sử do yêu thích, 59,1% yêu thích ngành sử kể từ khi còn học ở trường phổ thông. Nếu có cơ hội chọn lại, 18,3% muốn chọn ngành khác, 19,7% lưỡng lự, còn số đông, chiếm 62,7% vẫn chọn lại ngành sử.

Phần đông những giáo viên dạy môn Lịch sử đều trông chờ vào lương. Nhưng đời sống vất vả vì lương thấp. Những giáo viên lâu năm, bậc lương cao còn đỡ, giáo viên trẻ mới ra trường thì cuộc sống rất chật vật, nhất là trong thời buổi giá cả đang leo thang như hiện nay, cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) cho biết.

Những giáo viên ở thị trấn, thị xã đời sống "đỡ" hơn, còn giáo viên vùng nông thôn thường phải tham gia sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn gà, trồng rau, nuôi cá... để có thêm thu nhập. 

Cô Hoa luôn ở hoàn cảnh chưa hết tháng đã hết tiền khi gánh nặng con nhỏ, bố mẹ già yếu đè nặng. Cuộc sống khá chật vật. HS thi vào khối C ít nên, chỉ đến lớp 12, chuẩn bị thi các em mới học thêm, nhưng cũng chỉ 4-5 em. Vì thế, thu nhập ngoài lương không đáng kể.

Hiện nay, những giáo viên Lịch sử chỉ có thể dạy thêm ở các trường dân lập. Tuy nhiên, như cô Hoa, "bố mẹ già, con nhỏ nên không thể làm được việc này".

Cũng theo kết quả cuộc khảo sát ở TP.HCM, đời sống giáo viên dạy Lịch sử đang gặp nhiều khó khăn. 78,1% giáo viên có thu nhập từ lương; 37,3% có thu nhập chủ yếu từ làm thêm và nhận sự trợ giúp của gia đình; 40,1% có làm thêm hoàn toàn không gắn với chuyên môn hoặc rất ít gắn với chuyên môn.

Cô Đặng Thị Thu Hà, giáo viên Trường THPT Nhân Chính cho biết, cũng không có thu nhập thêm gì ngoài lương. Với mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng thì phải thực hiện trên "tinh thần tiết kiệm triệt để", chồng phải gánh vác nhiều hơn.

33,8% giáo viên trả lời nguyên nhân giảm sút chất lượng dạy và học môn Sử hiện nay là do đời sống giáo viên khó khăn. Và cản trở lớn nhất để các thầy cô tiếp tục học nâng cao trình độ là do đời sống còn quá khó khăn nên không thể tiếp tục học được. Đây là ý kiến của 52% tham gia khảo sát.

Cô Chinh ra trường đi dạy được hơn 5 năm, mức lương hiện nay là 1,6 triệu đồng và để trang trải cuộc sống cho gia đình đã phải dựa vào sự hỗ trợ của ông bà.

Chương trình, SGK mới đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức của giáo viên, nhưng lại không có "hướng mở" cho những giáo viên dạy những môn Lịch sử, GDCD nên thu nhập chỉ trông chờ vào lương. Lương thấp, giá cả leo thang khiến "gánh nặng cơm áo" làm cho cuộc sống của những giáo viên này thêm khó khăn, thiếu thốn. Cô Chinh mong mỏi, Nhà nước trả lương cho giáo viên thích đáng hơn để họ có thể chuyên tâm đầu tư cho chất lượng bài giảng.

  • Bảo Anh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;