221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1058209
Đánh giá CT và SGK: Những kiến nghị từ cơ sở
1
Article
null
Đánh giá CT và SGK: Những kiến nghị từ cơ sở
,

 - Cùng với việc "chạy" chương trình năm học 2007-2008, các địa phương đang "vắt chân lên cổ" thực hiện đánh giá chương trình và sách giáo khoa (CT và SGK) cho kịp tiến độ. Có địa phương thì "méo mặt" vì không có người để thực hiện. Còn ngành GD Nam Định hầu như thời gian cả tháng nay dành cho việc đánh giá, nhưng vẫn chưa xong.

s
"CT và SGK không ổn định, tâm  lý người dạy và học cũng bất ổn..." (Ảnh Lê Anh Dũng)
Đến ngày 21/4, từng môn lớp 10,11 bộ phận chuyên trách của Sở GD-ĐT Nam Định đã tập hợp xong ý kiến từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Một chuyên viên Phòng GD huyện Quỳ Châu (Nghệ An) than "Bộ GD-ĐT chỉ đạo đánh giá CT và SGK nhưng thời gian để thực hiện không biết triển khai khi nào. Người chuyên trách không có. Mà tiêu chí nào để đánh giá, trong khi đó, thời gian bộ quy định thực hiện trong một tháng không khả thi?... "

Ở Phòng GD huyện Giao Thủy, Nam Định mới tiến hành đánh giá xong CT và SGK bậc tiểu học, còn THCS đang triển khai - ông Nguyễn Thanh Bình, Phó phòng GD huyện cho biết.

Về CT và SGK tiểu học, hầu hết các bộ môn giáo viên đều chung nhận xét: Nội dung chương trình đảm bảo tính hiện đại, thể hiện rõ được định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh (HS) tích cực tự giác học tập theo nhiều hình thức, phát huy được khả năng tư duy...

Tuy nhiên, đi vào từng môn cụ thể có nhiều nội dung nặng, còn nhiều hạn chế cần có những điều chỉnh.

Theo Phòng GD-ĐT Giao Thủy, với môn Toán ở Chương trình (CT) toán 1 trong dạng bài nhìn vào kênh hình để viết phép tính có một số bài yêu cầu HS đặt đề toán là quá cao so với khả năng tiếp thu của HS. CT toán 2, một số tiết học lý thuyết mức độ kiến thức cao nhưng lại chưa có tiết thực hành để củng cố. Cụ thể, từ bài 132 đến bài 139 (8 bài) chỉ có 1 bài luyện tập...

Hay tổng thể CT toán 4 yêu cầu còn cao so với trình độ chung của HS. Một số nội dung khó lại có quá ít tiết luyện tập thực hành. Trung bình 4 tiết mới có 1 tiết luyện tập. Thậm chí 10 tiết học có 1 tiết luyện tập.

Với môn tiếng Việt, CT đã có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Nội dung CT môn tiếng Việt ở tiểu học đã yêu cầu HS được làm quen, học-đọc các tác phẩm văn bản nước ngoài.

Ông Phạm văn Ngũ, chuyên viên phụ trách GD tiểu học (Phòng GD Giao Thủy) cho biết, đồ dùng phục vụ đổi mới GD còn thiếu, hiện mới chỉ đáp ứng 50% cho mỗi phân môn. Riêng môn tiếng Việt, CT đưa 1 số văn bản nước ngoài vào nhiều. Một số tác phẩm văn học dài, HS không tiếp thu được trong thời gian 1 tiết (35 phút). Thậm chí, với thời gian 35 phút có những bài dài chỉ đủ để đọc...

Số bài khó trong CT môn tiếng Việt chiếm đến 40%, ông Ngũ nói. Từ CT nặng dẫn đến số HS học lực giỏi chiếm ít. Tỷ lệ HS giỏi lớp 1,2,3 dao động từ 30-35%. Lớp 4,5 số HS giỏi giảm xuống còn 20-25%.

Vẫn theo ông Ngũ, ở các môn học bậc tiểu học mặc dù đã giảm tải chương trình 15% theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT nhưng nội dung chương trình các giáo viên phản ảnh vẫn nặng.

SGK cũng sai chính tả

Báo cáo của Phòng GD Giao Thủy nhặt "sạn" ở 11 môn có đến gần 100 lỗi rải khắp các môn Toán, tiếng Việt, Tự nhiên xã hội (lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch sử, Địa lí (lớp 4,5), Mỹ thuât, Âm nhạc, Đạo đức, Thủ công - kỹ thuật và môn Thể dục.

Với môn Toán, phần kênh hình còn ít mầu sắc, hình ảnh minh họa một số bài chưa phù hợp. Kiến thức có chỗ còn chưa thống nhất, ít dạng bài trắc nghiệm. Cụ thể, trong SGK Toán 2 (bài 150, trang 168) dẫn một số loại tiền mệnh giá thấp, ít dùng, chất liệu không phù hợp với hiện hành. Do vậy, nên bỏ những loại tiền mệnh giá thấp (100 đồng...) thay bằng tiền xu.

Hoặc ở SGK Toán 5 (bài tập 3 trang 57 và bài 3 trang 72) đưa khối lượng 1 lít dầu hỏa ở hai bài tập không bằng nhau. Cụ thể: bài 3 trang 57 đưa 1 lít dầu hỏa nặng 0,8kg nhưng ở bài 3 trang 72 lại nói 1 lít dầu hỏa nặng 0,76kg...

Còn ở SGK tiếng Việt, mặc dù quy trình làm sách, biên tập rất chặt nhưng vẫn sót lỗi chính tả. Ở bài 81 trang 164,165 (tiếng Việt 1 tập 1) ghi "Bàn tay mà dây bẩn" - viết đúng chính tả là "Bàn tay mà giây bẩn".

Trong SGK môn Tự nhiên xã hội (lớp 1,2,3) có nhiều câu hỏi chung chung, khó so với độ tuổi HS. Cụ thể: Lớp 1 (bài 12 trang 26) yêu cầu HS "Nhà bạn giống nhà nào trong các hình trên?" - Câu hỏi chung chung khiến HS khó so sánh, nên sửa thành "Nhà bạn giống kiểu loại nhà nào trên các tranh". Tương tự, lớp 3 (bài 1) yêu cầu "Chỉ các bộ phận của cơ quan hô hấp trên cơ thể người" - Câu hỏi khó so với thực tế HS, mà nên sửa "Chỉ các cơ quan hô hấp trên hình vẽ cơ thể người". Cũng SGK lớp 3 bài 21,22 yêu cầu HS "Vẽ sơ đồ của gia đình, họ hàng bạn"; bài 42 "Chỉ từng thân cây làm việc gì"; bài 62 (trang 118) yêu cầu HS "Nhận xét độ lớn của mặt trăng, mặt trời"...đó là những dạng câu hỏi chung chung và khó so với tuổi HS.

SGK Lịch sử lớp 4,5 có một số nội dung cần chỉnh lí. Ở SGK lớp 4 (bài 2, trang 15) câu hỏi 2 "Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết thêm gì về thành tự đó?" - Phòng GD Giao Thủy đề xuất, bỏ ý 2 vì khó với HS hoặc chuyển sang câu hỏi liên hệ mở rộng.

Trong bài 3 trang 17, thông tin năm cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng các SGK viết các năm 2005-2006-2007 không thống nhất. Có sách viết năm 766, có sách viết năm 776...

Hoặc SGK Lịch sử lớp 5 (bài 16, trang 35) nêu câu hỏi "Hãy tìm hiểu thành tích tiêu biểu của 1 trong 7 vị anh hùng được tuyên dương tại Đại hội thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc". Trong khi ở trong SGK bìa học trước chỉ có thông tin nhắn của 1 anh hùng La Văn Cầu. Do vậy, nên đưa vào yêu cầu sưu tầm để liên hệ, mở rộng hoặc trong các bài trước có đưa thành tích tiêu biểu của các anh hùng để đưa vào bài ôn tập....

Theo trưởng Phòng GD-ĐT huyện Giao Thủy (Nam Định), quá trình tập hợp ý kiến góp ý cho CT và SGK có rất nhiều ý kiến về kênh hình và kênh chữ trong sách còn chưa phù hợp. Tuy nhiên, qua hội thảo cấp huyện và tỉnh cũng đã có những phản biện nên phần không nhỏ những góp ý chi tiết đúng hoặc không đúng đã rơi rụng.

Nhưng rất nhiều góp ý về câu chữ, nội dung kiến thức, kênh hình minh họa trong SGK tiểu học cần điều chỉnh.

Những đề xuất từ cơ sở....

Từ những bất cập, hạn chế của CT và SGK tiểu học, ông Nguyễn Thanh Bình phó phòng GD huyện Giao Thủy kiến nghị, với SGK môn Lịch sử cần có tài liệu tham khảo về tư liệu lịch sử cho từng bài. Tranh ảnh của từng bài phải rõ ràng, đẹp, hấp dẫn người học, người xem...

Môn Toán cần đưa thêm dạng bài trắc nghiệm vào SGK cho HS làm quen dần từ tiểu học. Cần điều chỉnh cách đánh giá HS vì nếu chỉ căn cứ vào bài kiểm tra định kỳ thì chưa đánh giá chính xác hoàn toàn kết quả học tập của HS. Vì, đề kiểm tra định kỳ chưa thực sự sát và chưa thật phù hợp với trình độ của HS.

Môn tiếng Việt cần giảm tải một số bài tập ở các tiết ôn tập tuần 9, tuần 18,19,27,35 ở các lớp 2,3,4,5 để phù hopự với thời gian của từng tiết dạy. Bổ sung trang hình dành cho các tiết dạy Tạp đọc và kể chuyện

Môn Tự nhiên xã hội (lớp 1,2,3) cần bổ sung mỗi chủ đề ở mỗi khối lớp có thêm ít nhất từ 2-3 tiết thực hành cho mỗi chủ đề. Điều chỉnh thay thế những tiết tham quan trong chương trình, thực tế điều kiện khả thi đối với các lớp tiểu học khó thực hiện được khi tiết học chỉ có 35-40 phút.

Với môn Khoa học cần hỗ trợ kinh phí cho hoạt động làm thí nghiệm, thực hành. Một số phần đã được giảm tải thì cắt luôn trong SGK để thống nhất nội dung chương trình sách. Bổ sung sách tham khảo cho gáio viên...

Ngoài những kiến thức của một số bài trong SGK Địa lý lớp 4,5 cần điều chỉnh thì nên có chú thích cuối trang đối với những từ mới trong lĩnh vực địa lý. Bên cạnh đó, trong các tiết ôn tập nên có những bài tập trắc nghiệm để HS làm quen.

Thiết bị dạy học môn Mỹ thuật nên trang bị một số tượng cho bài tìm hiểu về tượng bởi đây là môn học bằng hình ảnh. Mặc khác, với HS tiểu học nên có hình ảnh thật, việc thật sẽ giúp HS nhận thức được sâu hơn, cụ thể hơn....

  • Kiều Oanh

    Ý kiến của bạn ?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,