221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1058177
Đánh giá CT, SGK: xấu nhất thì phải dỡ ra viết lại
1
Article
null
Đánh giá CT, SGK: xấu nhất thì phải dỡ ra viết lại
,

 - Với thời gian ngắn nên coi đây là kết quả bước đầu để có ngay những điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, nếu lần này đánh giá cho rằng là rất kém, rất ẩu và phải dỡ ra làm lại thì đó là "một tai nạn nghề nghiệp".

PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (nay là Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) về việc đánh giá chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) trong thời gian qua.

2 nguyên nhân để đánh giá CT, SGK

Nguyên nhân vì sao trong thời điểm này chúng ta phải đánh giá CT, SGK và lại làm trong thời gian ngắn như vậy, thưa ông?

Mô tả ảnh.

Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục. Ảnh: Bảo Anh

Thứ nhất là bản thân nội tại của quy trình xây dựng CT và biên soạn SGK đòi hỏi phải có sự đánh giá. Về nguyên tắc, trong giáo dục không được phép triển khai đại trà ngay mà phải có quá trình thí điểm để rút kinh nghiệm. Và trong quá trình triển khai đại trà cũng phải từng năm rút kinh nghiệm.

Thời điểm này, năm học 2007-2008 đã triển khai đại trà hết lớp 11 và năm sau sẽ là lớp 12. Như vậy, năm nay chúng ta phải chuẩn bị đánh giá ưu và nhược điểm của CT và sách khi triển khai đại trà. Đó là một việc làm bình thường và là một quá trình tự thân của quá trình xây dựng CT, SGK đòi hỏi.

Nguyên do thứ hai là trong quá trình thực hiện có nhiều luồng đánh giá khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của dư luận cũng như của Quốc hội đòi hỏi phải có sự đánh giá một cách toàn diện về CT và sách.

Như vậy, với 2 lý do trên thì vào thời điểm này chúng ta cần phải đánh giá toàn diện và đầy đủ CT, SGK của từng lớp.

Theo tôi, một số người cho rằng vì sự bức xúc của xã hội mà Bộ GD-ĐT buộc lòng phải đánh giá CT và sách thì cũng là một ý kiến cực đoan. Như đã nói, không chỉ do xã hội bức xúc mà chính bản thân CT, SGK đã đòi hỏi đến lúc cần đánh giá khách quan, nghiêm túc.

Như vậy, theo ông, thời gian để đánh giá CT, SGK phải cần bao lâu là đủ?

Nói bao lâu thì cũng hơi khó, nhưng không nên quá 3 năm để có được sự chính xác, khoa học. Nhưng cũng không thể ngắn được. Thế này, một giáo viên để làm quen được với CT, SGK mới phải mất ít nhất là 3 năm. Những nhận xét lúc đầu ngay lập tức chưa thể chính xác được.

Đánh giá thực chất phải có thời gian và có nghề

Xin ông cho biết rõ hơn cách thức tổ chức việc đánh giá CT, SGK?

Bộ trưởng GD-ĐT đã thành lập một Ban chỉ đạo để đánh giá CT, SGK từ lớp 1 đến lớp 12 ở tất cả các môn.

Đối tượng tham gia đánh giá là tất cả những người thụ hưởng CT, SGK. Cụ thể ở đây là giáo viên và HS. Do đó, Bộ đã tổ chức cho 64 tỉnh thành cùng tham gia đánh giá từ lớp 1 đến lớp 12. Để đảm bảo lượng thông tin nhiều luồng hơn, Bộ cũng đã mời Hội Cựu giáo chức, Hội khuyến học, Liên hiệp các Hội KHKT VN tham gia độc lập đánh giá.

Theo quan điểm của tôi, đây là việc tổ chức đánh giá rất khách quan và khoa học. Tuy nhiên, hiện nay có 2 ý kiến trái ngược nhau. Một ý kiến cho rằng, thời gian ngắn quá. Là người làm trong ngành giáo dục thì tôi cũng cho rằng thời gian này là quá ngắn. Nhưng Bộ GD-ĐT không coi mấy tháng đánh giá này là tất cả. Vì theo quy trình đánh giá CT, SGK là phải đánh giá liên tục. Bộ trưởng cũng đã tuyên bố đây là đánh giá bước đầu và chúng ta phải tiếp tục đánh giá ít nhất trong 3 năm tới để có nhận định chính xác khoa học.

Có luồng ý kiến thứ hai cho rằng, chỉ cần 10 ngày có thể đánh giá được toàn bộ CT..., theo tôi, nếu thử cho người đó tổ chức làm thì tôi tin là không thể làm được.

Nhưng, với thời gian ngắn nên coi đây là kết quả bước đầu để có ngay những điều chỉnh cần thiết, đáp ứng việc triển khai tiếp tục. Còn việc đánh giá thực chất của nó thì cần phải có thời gian.

Nói thật, đánh giá CT và SGK phải có nghề. Ở các nước họ có tổ chức độc lập để đánh giá, có những tiêu chí. Viện cũng có gợi ý cho các Sở, Hội trong quá trình đánh giá. Chỉ dám gợi ý chứ không dám dạy. Nhưng đánh giá CT, SGK là một nghề, không phải ai cũng đánh giá được.

Tuy nhiên, việc để cho toàn bộ các thành phần trong xã hội cùng đánh giá cũng là một cách làm. Nhưng khi tổng kết lại phải là những người có nghề để xác định, phân tích trên tiêu chí khoa học, lấy được ý kiến nào giữa những ý kiến trái ngược nhau. 

Thưa ông, trước đây, trong quá trình làm sách, thí điểm chúng ta đã có đánh giá, sao lúc đó không chỉnh sửa luôn để đến lúc triển khai đại trà là hoàn chỉnh, không phải đưa ra đánh giá lại nữa, vừa tốn kém, vừa mất công?

Đó là mong muốn của những người làm chương trình. Nhưng không phải những điều chỉnh đó đều chính xác được, nó vẫn có những thiếu sót có thể nặng, nhẹ và kết quả đánh giá lần này sẽ trả lời điều đó. Mong muốn của bạn, của tôi cũng như của xã hội là các anh hãy thí điểm và đánh giá thật chính xác đi, sửa thật nghiêm túc đi để đến khi ra đại trà sẽ không có sự sai sót gì. Tôi cũng xin nói thế này, Kinh phúc âm trước khi in, họ có dán từng trang ở trong Thành để mọi người có thể đọc và sửa, nhưng khi in vẫn có chỗ không chính xác. 

Nói như vậy không có nghĩa là tôi không nhận thấy những thiếu xót của CT và SGK ví dụ sự quá tải của toàn bộ CT, SGK lên đầu một học trò hay quá tải trong một số bài.

Gần đây, một số giáo sư trực tiếp viết sách, chủ biên sách nhưng cũng có ý kiến là thấy sách không được, là do chương trình, nhưng chính những người đó lại xây dựng chương trình. Tuy nhiên, rất đáng quý là chính họ lại nói ra những ý kiến đó, nhưng họ nói cứ như người ngoài cuộc hoặc lỗi của người khác.

 Tôi không dám nói trước điều gì, nhưng nếu mọi người đánh giá cho rằng rất kém, dở quá thì vẫn phải dỡ ra viết lại và đó là một tai nạn nghề nghiệp.

Sẽ đánh giá liên tục trong 3 năm

Năm nay chúng ta đánh giá CT, SGK và sẽ có chỉnh sửa cần thiết. Vậy, năm sau liệu sẽ có đợt đánh giá nữa để tiếp tục chỉnh sửa không, thưa ông?

HSdeocap..jpg
Chương trình, SGK ra sao để cặp HS bớt nặng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Phải đánh giá chứ. Năm nay đánh giá có những gì thấy rõ ràng, không thể không xử lý để tốt hơn thì phải chỉnh sửa. Ví dụ, sai về kiến thức cơ bản, dung lượng của bài quá dài,... Nguyên nhân do chính nội tại của CT, SGK phải sửa ngay.  Nhưng cũng phải rất bình tĩnh. Sẽ có những ý kiến khác nhau cần phải xem xét. Vì CT, SGK mới trong 1, 2 năm có thể bị phản ứng nhưng những phản ứng đó có thể không phải do hạn chế của chính nó mà do những điều kiện cho nó tồn tại. Ví dụ, mọi người nói cộng vào thì nó quá tải, nhưng vậy bớt đi thì bớt cái gì, thể dục hay nhạc họa. Hay do đội ngũ giáo viên, trang thiết bị CSVC thì phải từ từ để bổ sung điều kiện cho CT, SGK.

Hay có người bảo cao, nhưng so với thế giới có cao không(?) Có thể cao bởi ở vùng khó. Thì hạ thấp chứ gì(?) Hội nghị dân tộc gần đây, Phó chủ nhiệm UB dân tộc quốc hội bảo không được hạ thấp...

Như vậy là đội ngũ và CSVC trang thiết bị chưa theo kịp CT, SGK?

Có cái dở của giáo dục là phân phối thiết bị đồng đều. Có nơi thì thiếu, có nơi lại đắp chiếu để đấy do không có điện. Mình cứ có quan điểm công bằng là cào bằng. Gần đây Ngân hàng thế giới WB có ý định đầu tư cho tiểu học. Họ muốn đầu tư vào những vùng khó. Tôi bảo, tôi quan niệm khác, các anh đầu tư vào chính chỗ đã khá rồi, để cho nó tốt hẳn lên, ví dụ như HN, TP.HCM để trở thành đầu tàu, thành mẫu. Nếu đưa về vùng khó, ví dụ, máy tính là đắp chiếu để đấy, lãng phí. Mặc dù, tâm rất nhân đạo, nhưng không phù hợp.

Có nhận xét là chúng ta chậm đổi mới phương pháp, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng muốn có một giờ đổi mới phương pháp thì sĩ số là bao nhiêu, thí nghiệm phải yêu cầu thế nào. Trước đây, nếu không dạy chay thì chỉ có một thí nghiệm giáo viên làm có tính minh họa. Nhưng giờ HS phải tự làm thí nghiệm để mô tả và phát biểu được.

Vậy, đối với CT, SGK ông có ý kiến gì?

Tôi đề nghị không thể có một CT và sách, không nước nào như vậy cả. Không thể có bằng tú tài nào ngang nhau. Mình phải chấp nhận sự phát triển không đều. Không thể cả nước cùng phát triển. Nếu cản người giỏi xuống thì không được, nhưng kéo người yếu lên thì không đủ lực. Do đó, chúng ta phải chấp nhận quan niệm công bằng là tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình. Công bằng không có nghĩa là cào bằng. Mình phải tạo điều kiện cho HS dân tộc phát huy hết khả năng của nó. Nhưng không có nghĩa là lấy 1 CT, SGK để kéo HS ở vùng phát triển xuống thấp.

SGK tới đây sẽ sử dụng thế nào?

Đợt đánh giá này sẽ phải chỉnh sửa lại, như vậy sẽ in sách mới, sách cũ không sử dụng được nữa hay chúng ta sẽ làm thế nào, thưa ông?

Về câu chữ sẽ có đính chính. Nhưng ví dụ bài này quá tải, không đủ để thày giáo truyền đạt trong 45 phút thì có văn bản hướng dẫn giáo viên xử lý, cắt gọt. Nhưng thế nào cũng có tội, thay đổi, sửa sách thì xã hội sẽ bảo là lãng phí của dân.

Nếu trong trường hợp xấu nhất, dỡ ra viết lại, tốn kém nhiều sức người, sức của thì Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm?

Đúng thế. Vì tất cả những việc này đều do Bộ thành lập các Ban chỉ đạo, có thể có cơ quan chủ trì. Nhưng cơ quan đó không phải làm việc với tư cách của họ mà là đại diện cho Bộ.

Trình độ của Bộ GD-ĐT đến thế, có thể chưa thỏa mãn yêu cầu, nhưng chúng tôi làm hoàn toàn theo định hướng của Quốc hội, của Chính phủ.

Theo lịch trình, đầu tiên là 15/4 nhưng không kịp nên được kéo dài đến 30/4, Viện sẽ tổng hợp ý kiến của các Hội, Vụ sẽ tổng hợp ý kiến của các Sở, sau đó có tổ thư ký tổng hợp lại tất cả ý kiến và sẽ tổ chức hội thảo quốc gia vào tháng 5 này.

Xin cảm ơn ông!

  • Bảo Anh (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,