221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1061513
"Tăng giá sách hay không là do Chính phủ quyết"
1
Article
null
'Tăng giá sách hay không là do Chính phủ quyết'
,

 - Ngày 6/5, bên hành lang kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục- Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi đã có trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề tăng giá sách giáo khoa (SGK) 10% được Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục thông tin gần đây.

s
Ông Đào Trọng Thi
Chưa có ý kiến của Bộ GD-ĐT

- Thưa ông, thời gian gần đây dư luận đang xôn xao bởi việc tăng giá SGK là không hợp lý. Thậm chí càng khẳng định sự độc quyền....Quan điểm của ông về vấn đề này?

Về nhận thức không có ai bảo vệ độc quyền. Chỉ có điều trong thực tế, việc điều hành cụ thể như thế nào, thì cũng phải tính tới hai khả năng. Cụ thể là, không để độc quyền tác động vào hình thành giá cả và chất lượng SGK; Nhưng nếu thả nổi thì rất nguy hiểm khi chúng ta không quản lý được. Trong bối cảnh khi còn rất nhiều SGK in lậu, bài toán là phải tìm ra giải pháp điều hành cụ thể, không để cho một NXB giữ độc quyền, để họ lạm dụng, làm những gì có lợi cho họ, không có lợi cho người dân.

Tuy nhiên, tăng giá sách hay không là do Chính phủ quyết. Đến thời điểm này chưa có ý kiến chính thức của Bộ GD-ĐT. Trong bối cảnh hiện nay, nhà nước đang bỏ ra bao nhiêu công sức để bình ổn giá cả thì không nên đặt vấn đề tăng giá SGK. Nhà nước phải bù lỗ cho bao nhiêu thứ, tất cả những gì tăng giá đều phải dừng lại.

Còn việc xóa bỏ độc quyền, trước hết chúng ta phải xây dựng hệ thống khác để thay thế. Không thể xóa bỏ mà chưa có hệ thống thay thế. Trước mắt chúng ta cần giảm dần độc quyền đi. Các NXB nào đủ điều kiện sẽ tham gia vào làm SGK. Cái này đã nói nhiều nhưng chưa có phương án nào khả thi.

- Nguyên nhân của việc nói nhiều nhưng chưa có phương án xóa bỏ độc quyền có phải do chưa có cơ quan chuyên trách?

TIN LIÊN QUAN

Bộ GD-ĐT là cơ quan có trách nhiệm đề ra giải pháp phá độc quyền. Giải pháp nên đưa ra xã hội lấy ý kiến vì liên quan tới nhiều gia đình....Tổng hợp sức mạnh toàn dân chắc chắn chúng ta sẽ tìm được giải pháp phù hợp. Chứ Bộ GD-ĐT hiện nay có lúc chẳng đưa ra giải pháp gì, nhưng có lúc lại đưa ra dần dập các giải pháp chưa được bàn bạc kỹ.

Một trong những giải pháp phá độc quyền, theo tôi nên xây dựng chương trình chuẩn và từ đó có nhiều bộ SGK. Nhà nước nên chọn một vài bộ, thẩm định, đánh giá và công bố chất lượng để phụ huynh lựa chọn.

- Cách đây khoảng 1 năm, sau khi có kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ về một số vấn đề của NXB Giáo dục, Thủ tướng có công văn chỉ đạo, trong đó có yêu cầu Bộ GD-ĐT chỉ đạo NXB Giáo dục nghiên cứu phương án giảm giá SGK. Nhưng, phương án giảm giá chưa được thực hiện trong năm học 2007-2008 thì NXB lại thông tin tăng giá SGK 10%. Nhiều ý kiến cho rằng, vì số lượng in quá nhiều nên giá SGK phải giảm?

Giảm giá thì tôi chưa đặt vấn đề. Mình muốn giảm giá phải dần dần, tiết kiệm các khâu. Nay giá cả đều tăng, yêu cầu giảm giá thì không hợp lý. Quan điểm của tôi là chỉ không tăng giá SGK thời điểm này. Sau đó, bằng những tính toán khoa học, căn cứ vào giá thành nguyên vật liệu để đưa ra cơ cấu giá hợp lý nhất.

Hiện nay, nhiều ngành thường tung tin tăng giá rồi lắng nghe dư luận, sau đó mới điều chỉnh và xin ý kiến Chính phủ, vì họ không thể tự ý tăng giá. Tôi nghĩ các cơ quan hữu quan phải nghiên cứu phản ứng dư luận rồi mới quyết định việc này.

Không nên tăng giá

- Không ít người cho rằng, nếu có một chương trình chuẩn thì nhà nước có thể đứng ra in SGK và cho học sinh dùng SGK miễn phí. Ông nhin nhận thế nào về cách tiếp cận này?

Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục nhưng không nên ôm quá nhiều thứ. Thời gian qua, nhân dân đã chia sẻ với nhà nước về việc mua SGK thì chúng ta không nên đặt vấn đề này ra.

- Trước quá nhiều ý kiến cho rằng, chương trình và SGK quá nặng, không phù hợp, Bộ GD-ĐT đang có một đợt tổng đánh giá lại chương trình và SGK. Với một sản phẩm có nhiều phản biện trái chiều như thể có nên đặt vấn đề tăng giá?

Tôi không nói đến việc tăng giá liên quan đến chất lượng mà là do thực tế hiện nay giá cả đầu vào tăng cao. Chất lượng SGK với việc tăng giá sách, thời điểm này chưa phải là 2 cái ràng buộc với nhau. Nhưng theo tôi, mọi trường hợp đều không nên tăng giá.

Nhìn chung qua theo dõi và giám sát của ủy ban, chúng tôi cũng nhận thấy chương trình quá tải, nội dung SGK thì chưa phù hợp, nặng nề và không nêu được cái nội dung cơ bản...Ngay cả kỹ thuật, bố cục, biên tập cũng có nhiều vấn đề. Nhưng cái này chúng ta cần chờ những đánh giá chính thức của Bộ GD-ĐT.

- Nguyên nhân dẫn đến có nhiều ý kiến phản ánh SGK nặng, không phù hợp - đó là do chúng ta đang phá vỡ cách làm mà thế giới đang làm. Nghĩa là SGK và chuẩn được xây dựng song song, trong khi phải có chuẩn mới được viết sách thì mình lại làm ngược?

Đúng. Trước đây, chúng ta chủ yếu lấy SGK của Liên Xô cũ, của nước ngoài chuyển vào và trong thực tế đều áp dụng tốt. Còn khi ta làm từ đầu đến cuối, cái tôi của mình càng nhiều thì càng vượt năng lực thực tế của mình.

Trước đây ta ít nhà khoa học thì làm SGK lại không có vấn đề gì. Giờ có nhiều nhà khoa học rồi thì càng làm càng không tốt. Đây là do phương pháp luận kém.

Tôi nghĩ về cơ bản nên chọn những bộ SGK tốt, được thế giới thừa nhận, có hoàn cảnh gần gũi với Việt Nam, trên cơ sở đó chúng ta Việt Nam hóa đi, bổ sung thông tin, thực tiễn phù hợp. Khoa học tự nhiên có thể tiếp nhận nhiều hơn. Khoa học xã hội mình sẽ đưa thực tiễn của nước ta vào nhiều hơn.

Mình tiếp thu phương pháp luận, cơ cấu kiến thức, chuẩn kiến thức, rồi bổ sung thêm thực tế Việt Nam thì khác với việc mình phá vỡ hoàn toàn và xây dựng cái mới mà cái mới đó lại dưới tầm của họ, dưới tầm về phương pháp luận.

- Từ thực tế cũng có đề xuất nên có nhiều bộ SGK tương ứng với các vùng miền. Ông có đồng quan điểm?

Đúng ra thì không ai quy định có 1 bộ SGK. Chương trình học tập mới mang tính pháp lệnh của nhà nước. Trên chương trình chuẩn đó người ta có thể viết nhiều SGK. SGK nào phản ánh đúng chương trình đó nhất thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không phải phụ huynh nào, nhà trường nào, giáo viên nào cũng có thể đủ khả năng lựa chọn đúng giúp hóc sinh lựa chọn sách tốt. Không thể trong một lớp nhiều học sinh sử dụng nhiều bộ sách...

 - Cảm ơn ông!

  • Hiền Lan (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,