221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1061527
Đánh giá chương trình, SGK môn Hóa học: vừa nặng vừa thiếu
1
Article
null
Đánh giá chương trình, SGK môn Hóa học: vừa nặng vừa thiếu
,

 - Chương trình còn nặng vì đưa cả một số kiến thức không phải cơ bản nhất, không cần thiết cho HS. Nhưng mặt khác, so với các nước chương trình của ta thấp, thậm chí quá thấp. Còn nặng về dạy chữ, ít nội dung dạy người. PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Cương, Hội Hóa học Việt Nam, sau hơn 1 tháng ông tham gia đánh giá CT, SGK môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12.

Cần 3 chương trình Hóa học phổ thông

Hiện nay, có khá nhiều ý kiến đánh giá về CT, SGK Hóa học trái ngược nhau, sau khi đã tham gia đánh giá, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? 

GSNguyenCuong_HoiHHVN.jpg
GS.TSKH Hóa học Nguyễn Cương.

Có nhiều ý kiến đánh giá về CT, SGK Hóa học nhưng tựu trung lại có hai điểm trái ngược rõ nét nhất. Đó là, cách đánh giá của nhiều phụ huynh và HS rằng, chương trình quá nặng nề, không phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. Ngược lại, các chuyên gia có điều kiện tham khảo chương trình hóa học của các nước phát triển thì nghĩ, chương trình hóa học phổ thông của ta thấp hơn đáng kể so với chương trình của các nước phát triển.

Theo tôi, cả hai cách đánh giá trên đều có lý do xác đáng. Một sự thật ai cũng biết là số đông HS THCS và THPT không tiếp thu được chương trình hóa học của ban chuẩn chứ không nói gì đến chương trình của ban nâng cao. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, hiểu biết Hóa học của HS rất thấp. Như vậy, rõ ràng là đối với những HS này chương trình hiện nay là quá sức. Lại có một thực tế khác. Khi HS Việt Nam tham gia kiểm tra kiến thức hóa học theo chương trình chuẩn của nước ngoài, chẳng hạn chương trình SAT II của Mỹ, để xin vào ĐH của họ hoặc tìm kiếm học bổng thì buộc phải tìm thầy học thêm vì chương trình hóa học của ta thấp, đặc biệt là những kiến thức về cơ sở lý thuyết của hóa học.

Vậy thưa ông chúng ta nên khắc phục mâu thuẫn này bằng cách nào?

TIN LIÊN QUAN
Một giải pháp nên áp dụng là giảm nhẹ hơn nữa chương trình chuẩn, tách chương trình nâng cao thành hai bậc là nâng cao 1, nâng cao 2 và bổ sung chương trình 2 cho ngang tầm với chương trình bậc tú tài của các nước phát triển.

Cụ thể, chương trình chuẩn mới nên có khối lượng kiến thức khoảng 70% khối lượng kiến thức của chương trình chuẩn hiện nay. Chương trình này dành cho những HS không tiếp tục học CĐ, ĐH về các ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên. Như vậy, những đối tượng này sẽ không phải học quá nhiều những kiến thức mà họ ít hoặc không sử dụng trong quá trình học tập và làm việc sau nay. Đồng thời, họ sẽ có thời gian học các môn phù hợp với thiên hướng và dự định tương lai của họ.

Chương trình nâng cao 1 có khối lượng kiến thức khoảng 70-80% chương trình nâng cao hiện nay, nhưng được sửa đổi cho có tính chất thực tiễn hơn. Các HS muốn được tuyển vào học các ngành cao đẳng kỹ thuật buộc phải có chứng chỉ học chương trình này.

Chương trình nâng cao 2, chắc chắn phải ngang tầm với các nước phát triển. Theo tôi, để chuẩn bị chương trình này có thể dựa hẳn vào chương trình của Mỹ, Pháp, Anh dành cho HS chuẩn bị vào các trường ĐH. Tương tự chương trình 1, HS cũng phải thi để có chứng chỉ nếu muốn được tuyển vào các ngành khoa học tự nhiên hoặc kỹ thuật của các trường ĐH. Tất nhiên, việc thi lấy chứng chỉ chương trình nâng cao 1, 2 phải được tổ chức nghiêm túc để đảm bảo chất lượng.

Cấu trúc 3 chương trình trên, theo tôi, cũng sử dụng cho các bộ môn khác. Như thế, HS học lực yếu, vùng sâu, vùng xa nếu cần bằng tú tài để đi học nghề thì chỉ cần đạt được yêu cầu của chương trình chuẩn. Hoặc, nếu muốn những HS này cũng có thể tiếp tục học lấy chứng chỉ của các chương trình nâng cao để vào CĐ, ĐH.

Khởi động sớm việc làm chương trình và chuẩn kiến thức mới

Nếu có xây dựng CT, SGK theo 3 chương trình trên thì lại cần thời gian. Tuy nhiên, việc làm trước mắt hiện nay trước những sai sót phát hiện, ông có đề xuất, kiến nghị gì để Bộ GD-ĐT có thể chỉnh sửa? 

Về những chi tiết cụ thể, chúng tôi đã tập hợp ý kiến và gửi cho Bộ GD-ĐT. Qua đó, tôi đưa ra 6 kiến nghị tổng thể về CT, SGK. Đó là, hoàn thiện lại CT và chuẩn kiến thức mới, việc này Bộ GD-ĐT phải làm.

Theo tôi được biết, Bộ GD-ĐT có dự kiến đến khoảng năm 2015 sẽ có dự thảo chương trình mới. Bộ cũng đã bắt đầu khởi động, nhưng theo chúng tôi là chưa rõ quy trình từ nay đến đó làm những gì. Ví dụ, Bộ cần phải tổng kết lại những điểm được và chưa được trong mấy lần cải cách và đổi mới, đánh giá lại bộ SGK hiện hành sau 12 năm triển khai. Trên cơ sở đó, điều chỉnh lại những vấn đề có tính chất vĩ mô, toàn thể của bậc học phổ thông.

Thứ hai, khi đi vào làm CT, SGK mới, đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra lại việc thực hiện các quy định về cử tác giả, về trách nhiệm của Hội đồng thẩm định và Hội đồng Quốc gia các môn học (hay Hội đồng bộ môn). Theo chúng tôi, Bộ nên có bộ phận chuyên trách để điều phối các hoạt động của các Hội đồng bộ môn. Ví dụ bây giờ rất nên để các Hội đồng bộ môn đánh giá toàn bộ quá trình thí điểm 12 năm qua xem họ phát hiện cái gì để cho Bộ trưởng nghiên cứu.

Nhân việc xem lại chương trình và sách, chúng tôi thấy chủ trương nhập kỳ thi vào ĐH và tốt nghiệp THPT cũng cần phải xem lại. Tôi cho rằng, hiệu trưởng các trường ĐH biết rõ chủ trương này là không đúng, nhưng vì nhiều lý do mà không dám nói. Nhưng, có lẽ phải đến 95% giảng viên ĐH không tán thành việc này. Vì yêu cầu của 2 kỳ thi là hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi rất mong, những đề xuất này đến được Thủ tướng hoặc đến được ông Nguyễn Thiện Nhân với tư cách là Phó Thủ tướng chứ không phải với tư cách Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Phải nghĩ đến lợi ích lâu dài của đất nước để xem xét lại việc này. Vì không đình chỉ thì sau đây một số năm sẽ lại phải sửa sai, mà lúc đó thì hậu quả thật khó lường. 

(GS.TSKH Nguyễn Cương)

Một đề nghị nữa, cái này ra ngoài chương trình nhưng do đánh giá chúng tôi thấy, mục tiêu Bộ yêu cầu "giáo dục toàn diện" trong trường phổ thông có lẽ là quá cao, không chắc đã làm được. Nếu yêu cầu tất cả HS lớp 12 học Toán, Lý, Văn, Sử, Địa... thì quá nặng và khó tiếp thu, đặc biệt với điều kiện kinh tế- xã hội của ta. Ở nhiều nước, họ chỉ làm đến lớp 9, quá lắm là lớp 10, từ lớp 11, 12 học chuyên ban hoặc tự nhiên, hoặc xã hội. Như vậy, chỉ với 4-5 môn, HS có thể học chuyên sâu, học kỹ.

Kèm theo đó là chủ trương chỉ thi tốt nghiệp bằng trắc nghiệm khách quan. Thi trắc nghiệm có phần chống được quay cóp nhưng không đánh giá được đầy đủ nhân tài. Có thể trong khi thi tốt nghiệp dùng 40% thi tự luận như trước đây Bộ GD đã đề nghị thì chúng tôi cho là hợp lý.

Vấn đề thứ 5 là, đề nghị tổ chức nghiên cứu vấn đề tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS, tức là phối hợp Vật lý, Hóa học, Sinh học. Cấp 3 giải quyết theo vấn đề phân ban từ lớp 11, 12, ở các lớp này chỉ học một số ít các môn học tự nhiên hoặc xã hội nhân văn.

Đề nghị cuối cùng, tạo ra sự đồng thuận xã hội về mục tiêu cho con em học THPT. Cái này cần có cuộc vận động dài hơi, có sự tham gia của nhiều lực lượng để các bậc phụ huynh và HS dần dần hiểu được rằng, chỉ một tỷ lệ nhỏ HS nên chọn con đường vào ĐH. Đối với nhiều HS khác, việc lựa chọn các trường học nghề là có lợi hơn nhiều. Tất nhiên, Bộ GD-ĐT cần có các chính sách để hệ thống dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của HS và xã hội.

Như vậy, việc chỉnh sửa SGK nên căn cứ theo tiêu chí nào là quan trọng theo quan điểm của ông?

Theo tôi, lần này có chữa thì phải chữa một cách hệ thống, chữa tất cả các vấn đề có liên quan đến chương trình chứ không chỉ đơn thuần là chương trình. Phải bàn lại mục tiêu đào tạo của người lao động, hệ thống trường phổ thông, dạy nghề, chuyên nghiệp, CĐ, ĐH. Phải làm vĩ mô trước. Sau khi làm vấn đề chung, quan điểm giáo dục thì làm đến chuẩn kiến thức cho các loại hình trường, cuối cùng mới đi vào CT và sách.

Cần có tổng chỉ huy của mỗi môn học

Là người chủ biên SGK lớp 8, tham gia Hội đồng thẩm định môn Hóa các lớp trên đó, vậy sao khi thí điểm không đánh giá, thẩm định chính xác để khi triển khai được hoàn chỉnh hơn, thưa ông?

Mô tả ảnh.
HS cần được lựa chọn học theo năng lực của mình. Tiết mục biểu diễn văn nghệ của HS Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Ảnh: Bảo Anh
Lúc đánh giá là sửa những tiểu tiết, vấn đề nhỏ trong chương, bài, còn những vấn đề lớn thì không sửa được. Ví dụ, ứng dụng các lý thuyết đã học vào các chương, bài sau đó, tôi làm chủ biên sách lớp 8 tôi vận dụng các lý thuyết như về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học vào một số bài trong lớp 8. Nhưng đến lớp 9, là một tập thể khác và được chỉ đạo miệng là chống quá tải nên những cái nào hơi cao là bị đề nghị bỏ. Cái đó ngoài quyền của chúng tôi. Nhưng đến chương trình mới năm 2006, sau 4 năm, lại phải thống nhất là đưa cấu tạo nguyên tử vào cả lớp 8 và lớp 9.

Tóm lại, khi đánh giá phát hiện những bất cập và yêu cầu sửa rất khó vì chương trình đã "chốt", sau này có nhớ thì chữa chứ lúc đó không thể chữa được.

Nói thêm, của ta có cái không đồng bộ. Theo quy trình, phải soạn chuẩn kiến thức trước, nhưng việc đó lại làm giữa chừng, sau khi soạn xong sách lớp 8, lớp 9. Tức là, dựa vào SGK để viết chuẩn, thậm chí chương trình cũng làm song song với sách, như thế là ngược. Chương trình các môn học trường THCS được ký công bố từ tháng 1/2002, còn chuẩn kiến thức và kỹ năng được soạn thảo năm 2004, mới được công bố vào tháng 5/2006.

Do đó, có những chỗ phát hiện mà không sửa được. Hoặc thế này, bộ phận đi kiểm tra thí điểm phát hiện những sai sót nhưng lại không có thẩm quyền sửa. Đến bây giờ, sách Hóa lớp 11 giáo viên dạy đều kêu là quá nặng, nhưng người viết yêu cầu không đổi. Không có người cấp trên hơn, am hiểu để giải quyết việc này. Tư tưởng người viết sách là muốn HS vào Hóa học hết, nhưng lại rất ít HS theo Hóa... Vì thế, dù phát hiện sai nhưng thiếu chỉ huy đồng bộ nên biết sai vẫn không thể sửa.

Thời gian đánh giá ngắn, vội như vậy liệu có đem đến kết quả khách quan không, thưa ông?

Thời gian của chúng tôi là từ 17/3 đến 15/4, các hội đều nói là thời gian quá gấp. Theo kế hoạch là tháng 9 mới phải báo cáo nhưng lại thay đổi thời gian nên hội nào nhận làm đều phải căn cứ vào lực lượng.  Có những hội chỉ nhận đánh giá chương trình, không nhận đánh giá SGK.

Ở trên ông có nói cần đưa nội dung dạy người vào trong môn học bên cạnh dạy kiến thức, nhất là các môn tự nhiên không dễ như môn xã hội, ông có thể giải thích kỹ hơn?

Việc này là không dễ, nhưng theo tôi, Bộ quan tâm thì giáo viên sẽ có cách. Thông qua việc không nhầm lẫn trong làm tính, kết quả thí nghiệm thế nào làm đúng thế. Khái quát lên là trung thực. Đối với việc không có người kiểm tra cũng phải trung thực. Đó là một phẩm chất của người lao động mới. Bài không học được quay cóp, thành hành động gian dối. Nếu những việc đó được giáo dục, uốn nắn từ bé sau này khi trưởng thành sẽ góp phần hình thành những nhân cách mới.

Xin cảm ơn ông!

  • Bảo Anh (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,