221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1067297
Đề thi tốt nghiệp: Kiến thức trung bình có thể làm được
1
Article
null
Đề thi tốt nghiệp: Kiến thức trung bình có thể làm được
,

 - Năm nay, số học sinh (HS) thi tốt nghiệp tăng 15%. Đề thi cơ bản nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi có phân hóa để những HS ở những vùng có điều kiện tốt sẽ đạt điểm cao. Còn lại, đảm bảo ở mức cơ bản với kiến thức trung bình đều có thể làm được... Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng Ban chỉ đạo thi năm 2008 Bành Tiến Long nói.

s

Thứ trưởng Bành Tiến Long "Bộ không chạy theo bệnh thành tích để có yêu cầu vượt quá khả năng..." (Ảnh K.O)

Đề thi cơ bản trong chương trình lớp 12

-  Giới hạn đề thi tốt nghiệp THPT năm nay được Bộ GD-ĐT chỉ đạo như thế nào?

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các Hội đồng thi lưu ý không được có những sai sót trong khâu in sao và bảo mật, kể cả hình thức và nội dung. Đề thi phải đảm bảo những kiến thức cơ bản để HS có thể vận dụng được kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Đề thi tốt nghiệp không quá khó, không đánh đố, đảm bảo yêu cầu cơ bản của những kiến thức đã được học.

Vì là đề thi tốt nghiệp nên đương nhiên phải nằm trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, có liên kết những kiến thức giữa các lớp học của cấp THPT. Đề thi không bao giờ tuyệt đối trong lớp 12 nhưng về cơ bản nằm trong chương trình lớp 12.

- Thưa Thứ trưởng, đây là năm cuối có học sinh học chương trình phân ban thí điểm thi tốt nghiệp. Đề thi cho những học sinh phân ban có lưu ý gì? 

Không có gì lưu ý đặc biệt. Vẫn lưu ý thí sinh, trong đề thi có phần chung và phần riêng. Phần chung dành cho tất cả thí sinh phân ban và không phân ban. Ngoài ra có phần riêng cho HS phân ban. Để không vi phạm quy chế, khi làm bài thí sinh cần lưu ý. Mặt khác, đề cho học sinh phân ban ở mức độ cao hơn một chút.

Thứ trưởng Bành Tiến Long: "Từ việc kiểm tra công tác chuẩn bị thi ngẫu nhiên tại 3 miền Bắc - Trung - Nam cho thấy Ban chỉ đạo thi các địa phương đều có sự chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt có sự phối hợp của các ban ngành hỗ trợ cho kỳ thi.

Các địa điểm in sao đề được các Sở GD-ĐT chuẩn bị đáp ứng yêu cầu 3 vòng cách ly độc lập, đảm bảo công tác bảo mật.

Mặt khác, sự phối hợp của các Sở Điện lực, Công an, Y tế...đều sẵn sàng cho công việc phục vụ thi".

- Một trong những yêu cầu đòi hỏi người ra đề phải tính được mức độ phân hóa. Đội ngũ ra đề thi năm nay có đáp ứng?

Đội ngũ ra đề thi tốt nghiệp THPT năm nào cũng có sự tham gia của một số giảng viên ĐH. Nhưng số lượng ít hơn, còn ra đề thi ĐH thì tỷ lệ giảng viên ĐH và phổ thông là 50/50.

Việc ra đề thi sẽ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các thầy, nhưng Bộ có lưu ý đối với các vùng nông thôn; đặc biệt là vùng cao, vùng sâu cũng phải đảm bảo chuẩn kiến thức tối thiểu. Bởi, quá trình học thì dùng 1 chương trình, 1 bộ sách giáo khoa. Do vậy, việc ra đề làm sao đảm bảo sự phân hóa để những HS ở những vùng có điều kiện tốt có điểm cao. Còn lại, đảm bảo ở mức cơ bản với kiến thức trung bình đều có thể làm được.

HS thi tốt nghiệp tăng 15%

- Thi trắc nghiệm năm nay có thêm tiếng Đức và Nhật. Vậy, công tác làm đề có khó khăn?

Số môn thi trắc nghiệm năm nay cũng giống như năm 2007. Chỉ khác là ở ngoại ngữ có thêm tiếng Đức và Nhật thi theo hình thức trắc nghiệm. Công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Thực tế, số HS đăng thi thi tốt nghiệp hai ngoại ngữ này không phải là đông nhưng khâu chuẩn bị đề cũng rất chu đáo.

- Sự cố đề thi "tự chọn" năm nào cũng có. Năm nay , Bộ có chỉ đạo cụ thể đội ngũ làm đề để có sự phân định rạch ròi, tránh nhầm lẫn thiệt cho thí sinh?

Năm nay tôi tin là không xảy ra nhầm lẫn. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã quy định thí sinh làm bài vi phạm phần nào sẽ xử lý phần đó.

- Kỳ thi năm nay được xem như cuộc tập dượt tiến đến chỉ còn 1 kỳ thi vào năm 2009 (nếu đề án được Thủ tướng phê duyệt) nên cũng có nhiều áp lực. Thứ trưởng có lời khuyên nào cho thí sinh?

Năm nay, số thí sinh thi tốt nghiệp tăng 15% do số không tốt nghiệp năm trước đăng ký thi lại. Cùng với đó, khâu thanh tra được tăng cường nhiều hơn để đảm bảo nghiêm túc trường thi. Tuy nhiên các em cần phải tự tin, bình tĩnh làm bài, không nên để bất cứ điều gì chi phối. Tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT là tổ chức một kỳ thi nghiêm túc, không chạy theo bệnh thành tích để có yêu cầu vượt quá khả năng của các em.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,