- Trước nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của đề án chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia dự kiến triển khai vào năm 2009, sáng 5/7, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xem xét thời gian triển khai phương án này vào năm tới để có thêm thời gian chuẩn bị.
Trao đổi với báo giới sáng 5/7, một quan chức của Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT nhận thấy đề án tổng thể về đổi mới thi và tuyển sinh được chuẩn bị tương đối kỹ, lấy được nhiều ý kiến bộ, ngành, Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, để thực hiện đề án này trong điều kiện hiện nay là chưa chín muồi.
Kết thúc buổi thi môn Hoá. Ảnh: Lê Anh Dũng
Do vậy, đề án chưa triển khai vào năm 2009 để có thời gian chuẩn bị kỹ hơn; đồng thời xây dựng quy chế tổ chức một kỳ thi quốc gia. Trên cơ sở quy định các trường ĐH công bố các tiêu chí riêng của trường.
Điều kiện chuẩn bị thực hiện 1 kỳ thi quốc gia đến nay là chưa chín muồi cho nên phải tiếp tục thực hiện kỳ thi phổ thông nghiêm túc hơn và tuyển ĐH chất lượng hơn.
Bộ GD-ĐT sẽ xem xét lộ trình thực hiện nhưng chưa xác định thời gian cụ thể.
Năm 2009, việc thi ĐH vẫn tiến hành theo phương thức "ba chung".
Mặc dù, theo tinh thần từ đầu là chỉ còn 1 kỳ thi quốc gia, trường đã chuẩn bị 2 phương án nếu không còn thi ĐH (có những khoa chỉ căn cứ kết quả để xét nhưng cũng có khoa thi thêm 1 môn bổ sung). Ông Hoàng nhìn nhận, việc hoãn lại là hợp lý bởi quyết sách của giáo dục phải có lộ trình.
Còn theo Giám đốc Học viện Tài chính Ngô Thế Chi, thực hiện xét tuyển gây khó cho các trường rất nhiều. Vì các trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng nên phải có tự chủ trong tuyển chọn đầu vào để tuyển những thí sinh có đủ điều kiện để theo học.
Nếu Chính phủ quyết phê duyệt đề án chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia thì trường cũng sẽ nghiên cứu phương án để tuyển đầu vào đảm bảo chất lượng đào tạo - ông Chi nói.
Về lộ trình thực hiện cũng nên xem lại, có thể giãn thời gian thực hiện vào năm 2012. Khi đó, chất lượng giáo dục phổ thông đã tương đối, các quyết định có hiệu lực và ý thức của phụ huynh, học sinh được nâng cao thông qua những cải cách...
Trước mắt, có thể thực hiện thí điểm trên diện nhỏ, không nên đại trà ngay. Và nếu nói bỏ thi để giảm chi phí nhưng để đảm bảo chất lượng, tùy trường sẽ tổ chức thêm 1 kỳ thi hoặc kiểm tra bổ sung sau xét tuyển thì vẫn phải chi phí thì sẽ không đạt được mục đích giảm.
Vẫn theo ông Chi, đào tạo ĐH là đào tạo những con người làm ra nền kinh tế cho đất nước thì tiết kiệm cũng cần so sánh với hiệu quả. Nếu tiết kiệm chi phí mà hiệu quả không cao thì hiệu quả về sau còn nguy hiểm hơn. Ông dẫn dụ, đã có năm, trường tuyển thẳng học sinh giỏi nhưng trong số đó có em đã không học qua nổi năm thứ nhất. Thậm chí, nhiều thí sinh tốt nghiệp loại giỏi thi 3 môn chỉ đạt 1 hoặc 2 điểm... Tuy ít nhưng cũng đặt vấn đề phải xem lại chất lượng giáo dục phổ thông ở một số nơi!?
-
Kiều Oanh
Ý kiến của bạn: