221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1119471
Hệ điểm 4 và bài học áp dụng mô hình tiên tiến
1
Article
null
Hệ điểm 4 và bài học áp dụng mô hình tiên tiến
,

 - Hơn 1. 000 sinh viên của ĐH Đà Nẵng có nguy cơ buộc phải thôi học vì điểm trung bình học tập quá kém, tính theo cách tính và quy đổi điểm theo phương thức đào tạo tín chỉ (Quy chế 43 của Bộ GD-ĐT). Vấn đề sẽ không đáng bàn nếu không có sự chênh lệch quá lớn giữa hai cách tính điểm: theo trung bình cộng trên thang điểm 10 trước đây và theo hệ điểm 4.0 mới được quy định theo Quy chế 43.

Theo Báo Thanh Niên, một SV khoa Cơ khí thuộc ĐH Bách khoa Đà Nẵng học 6 môn trong học kỳ II năm học 2007-2008 có kết quả cụ thể như sau:

Tên học phần

Số tín chỉ

Điểm thang 10

Điểm chữ

Điểm thang 4

1.Triết học

4

5.4

D

1

2.Giải tích 2

3

5.4

D

1

3.Ngoại ngữ 2

2

5

D

1

4.Vật lý 1

2

5.4

D

1

5. Xác xuất thống kê

3

5.4

D

1

6.Vẽ kĩ thuật 1

1

3.9

F

0

 

15

TB: 5.25

 

TB: 0.93

 

Có thể thấy, nếu tính điểm theo hệ 10 như trước kia, với số điểm trung bình 5.25/10, SV này đạt loại trung bình. Tuy nhiên, theo cách tính điểm mới, số điểm trung bình của SV này chỉ là 0.93/4.0. Một số điểm quá kém để tiếp tục chương trình học ở ĐH.

 

Sự chênh lệch quá lớn về hai số điểm trung bình này cho thấy vấn đề không phải là ở sức học của SV mà là ở cách tính điểm mới.

Tại sao lại chuyển điểm từ hệ 10 sang hệ chữ A, B, C…?

SV Trường ĐH Kinh tế quốc dân chen lấn đăng ký môn học theo phương thức tín chỉ. Ảnh: Nguyệt Anh

Hiện nay các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc hay Singapore đều áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ A, B, C. Do đó không ngạc nhiên nếu trong quá trình chuyển đối giáo dục để tiến gần hơn với “chuẩn quốc tế”, Việt Nam cũng áp dụng cách tính điểm này. Tuy nhiên có thể quy trình hiểu và áp dụng đã chưa thực sự triệt để.

Lấy ví dụ từ trường ĐH Quốc gia Singapore. Điểm của SV sẽ được qui đổi từ hệ 10 hoặc 100 sang hệ điểm số A, B, C. Điều này có nghĩa, thông thường điểm của SV vẫn được tính theo hệ 10 hoặc 100. Điểm này được gọi là raw mark (điểm thô). Đến cuối kỳ, điểm của SV sẽ được quy ra theo hệ A, B, C nhằm mục đích xếp loại.

Cách thức quy đổi có thể hiểu đơn giản như sau: Toàn bộ điểm của SV trong một lớp học được biểu diễn trên một “bell curve” (tháp chuông) theo hệ phân chia thông thường. (Theo hệ thống phân chia này, số SV đạt điểm tuyệt đối hoặc gần tuyệt đối sẽ rất ít, điểm trung bình và khá sẽ nhiều hơn, điểm yếu và kém sẽ ít hơn). Dựa vào "bell curve" này, giáo sư sẽ phân loại điểm số của SV. Tùy theo kết quả học tập của SV mà cách phân chia sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ: top 5% SV đạt điểm cao nhất sẽ được nhận A+, top 5% tiếp theo nhận A, 5% tiếp theo A-, 10% tiếp theo B+, 15% tiếp theo B cứ thế đến dần về F khoảng 2-5% tổng số SV.

Mục đích chuyển từ hệ 10 hoặc 100 sang hệ chữ A, B, C là nhằm mục đích xếp hạng, điều mà hệ điểm số không phản ánh hết. Ví dụ, SV đạt điểm 82/100 có thể xem là giỏi nếu chỉ nhìn vào hệ điểm 100 này. Tuy nhiên có thể vì đề quá dễ nên tất cả SV đều đạt điểm từ 70 trở lên. Do đó SV đạt điểm 82 chưa chắc đã giỏi. Nếu quy ra hệ chữ như cách trình bày ở trên thì khi nhìn vào điểm A+ hoặc A có thể biết chắc chắn SV này giỏi vì thuộc top 5% hoặc 10% của toàn bộ lớp học.

Cách quy ra hệ điểm chữ gồm A+, A, A-, B+, B, B-, C+, C, D+, D và F của ĐH Quốc gia Singapore rất hợp lý vì cách quy đổi này hạn chế tối đa “range” (khoảng cách giữa 2 mức điểm) và giúp cho SV được xếp loại đúng hơn. Chiếu theo cách này, hệ quy điểm ở trên của ĐH Đà Nẵng, áp dụng theo Quy chế 43 chưa phản ánh đúng sức học của SV.

Ví dụ: Theo cách tính đang áp dụng của ĐH Đà Nẵng, SV đạt 7.1/10 và 8.4/10 xếp cùng hạng B và SV đạt 5.6/10 và 6.9/10 được xếp cùng hạng C. “Range” quá rộng khiến SV có trình độ học tập tốt hơn (ít nhất qua điểm) (8.4) phải xếp chung hạng với SV có trình độ học tập thấp hơn nhiều (7.0). Và nếu quy ngược ra hệ điểm số trên 4 thì cả 2 SV viên này đều được 3.0. Với cách tính này, sẽ có rất nhiều SV với khả năng học tập khác nhau sẽ có chung kết quả học tập. Và tất nhiên khả năng, nhiều SV ở mức độ trung bình như trường hợp tính ở trên bị rơi vào tình trạng xếp loại kém và có nguy cơ buộc thôi học.

 

Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, cần phải có nhiều loại xếp hạng hơn (A+, A, A-…) để đưa SV về đúng với trình độ của mình.

 

Các loại thang điểm và cách quy đổi
Xếp loại Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4
Đạt Giỏi 8,5 - 10 A 4
Khá 7,0 - 8,4 B 3
Trung bình 5,5 - 6,9 C 2
Trung bình yếu 4,0 - 5,4 D 1
Không đạt Kém < 4,0 F 0

Lưu ý: 5,0 là đạt loại yếu (cùng nhóm với 4,0); từ 0 đến dưới 4 coi như chưa có điểm

(Cách quy đổi điểm từ hệ chữ sang hệ số 4.0 theo Quy chế 43)

 

Nếu như hệ A,B,C,D dùng để xếp hạng thì hệ 4.0 dùng để tính điểm trung bình cho SV, đơn giản cho việc xét học bổng, điều kiện tốt nghiệp hay xếp loại tốt nghiệp.

Dưới đây là ví dụ về cách quy đổi điểm từ A,B,C sang hệ điểm 5.0 của trường ĐH Quốc gia Singapore

A+: 5.0

A: 5.0
A-:4.5
B+: 4.0
B: 3.5
B-:3.0
C+:2.5
C: 2.0
D+: 1.5
D: 1.0
F: 0.0

Chuyện “hệ điểm mới” và bài học “áp dụng mô hình tiên tiến”

Hiện nay, nhiều trường ĐH đang áp dụng cách quy đổi điểm theo Quy chế 43 của Bộ GD-ĐT như trường ĐH Đà Nẵng và kết quả cũng gần như tương tự.

Sau học kỳ đầu tiên áp dụng cách tính điểm theo Quy chế 43, nhiều SV Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cũng đã có nhiều thắc mắc cho rằng cách quy đổi điểm mới mà trường áp dụng không phán ánh thực tế năng lực của SV và không đảm bảo công bằng.

Sau đó, đến học kỳ tiếp theo, nhà trường đã áp dụng cách tính điểm mới, về cơ bản khá giống cách tính điểm của trường ĐH Quốc gia Singapore và đã giải quyết được phần nào thắc mắc.

Rõ ràng, hệ điểm chữ A, B, C đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, nhất là các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.Tuy nhiên, việc áp dụng một mô hình mới đòi hỏi quá trình tìm hiểu thật thấu đáo và áp dụng phù hợp. Khi đa số giảng viên và SV chưa hiểu toàn bộ thực chất của việc chuyển đổi cách tính điểm thì việc áp dụng sẽ rất khó khăn, chưa tính đến việc cách tính điểm mới, ngay từ đầu đã được hiểu thông suốt chưa.

Đây là bài học không riêng cho ĐH Đà Nẵng hay một chính sách cụ thể nào mà là bài học lớn, không hề mới mẻ về việc hiểu và áp dụng đúng đắn một mô hình tiên tiến.

  • Trương Trọng Vũ (ĐHQG Singapore)

     




     





 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>