- Năm 2007, đã có 2 đoàn hiệu trưởng, hiệu phó các trường ĐH hàng đầu Việt Nam tham dự khóa học bồi dưỡng tại Việt Nam và Nhật Bản. Năm nay, sẽ có thêm 200 nhà quản lý các trường ĐH, CĐ tham dự bồi dưỡng ở Nhật Bản và Mỹ. Ông Lê Phước Minh, Phó Giám đốc HV Quản lý Giáo dục, thành viên ban tổ chức xây dựng và triển khai chương trình, khẳng định những khóa học trong 2 tuần ngắn ngủi này không chỉ đơn thuần là “cưỡi ngựa xem hoa” mà sẽ đạt kỳ vọng đem lại thay đổi lớn cho quản trị ĐH của Việt Nam.
Ông Minh cho biết thêm theo dự kiến, đến năm 2010, sẽ có ít nhất 1000 hiệu trưởng, hiệu phó được đào tạo theo phương thức này. Sau đó chương trình còn mở rộng với các đối tượng kế cận, những người có tiềm năng trở thành nhà quản lý ĐH.
Chất lượng là điều rất khó tường minh
Ông Minh: "Khóa đào tạo này không phải cưỡi ngựa xem hoa...". Ảnh: Lan Hương
Năm 2007 đã có 2 đợt đưa các nhà quản lý các trường ĐH của Việt Nam sang học hỏi kinh nghiệm ở Nhật Bản, sau 1 năm nhìn lại, ông thấy chuyến đi đó có mang lại những thay đổi nào trong phương thức quản trị các trường?
- Khi xây dựng chương trình cho khóa này, chúng tôi cũng đã tham khảo những hiệu trưởng, hiệu phó tham gia 2 đợt thí điểm năm 2007, họ đều đánh giá việc tham gia khóa học chính quy như thế này và có sự chuẩn bị bài bản thì tốt hơn nhiều so với các chuyến đi chỉ mang tính giao lưu.
Có thể chương trình này chưa mang lại 1 ký kết hợp tác cụ thể nào cho các trường, nhưng nó lại mang đến sự rộng mở hơn về tầm nhìn và chiến lược cho các trường, mở rộng cách thức triển khai quản trị một trường ĐH đáp ứng yêu cầu mới
Các trường ĐH của mình trước kia chỉ là đi “tour” ngó nghiêng hoặc ký kết cụ thể. Mục đích của lần học này đã được thấm nhuần vì hiệu trưởng, hiệu phó là người hoạch định tầm nhìn, thiết kế tương lai cho 1 trường ĐH.
Chất lượng là điều rất khó tường minh hoặc đo đếm nhưng nếu các năm sau, số lượng học viên đăng ký tham gia vẫn cao thì đó là thành công.
Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, nếu có thể “chụp” lại những khoảnh khắc trước năm 2007 và hiện nay, thì sẽ thấy có sự thay đổi về gam màu ở các trường. Có thể có trường thay đổi nhiều, có trường thay đổi ít nhưng mức độ thì tùy thuộc điều kiện từng trường.
Các khóa học năm nay đã có điều chỉnh gì so với 2 khóa thí điểm, thưa ông?
- Các khóa thí điểm năm 2007 chỉ làm riêng với 1 trường ĐH của Nhật. Sau khóa thí điểm này, chúng tôi nhận thấy rằng nếu chỉ làm việc với 1 trường thì ưu điểm là khảo sát kỹ từng mảng của 1 trường. Nhưng nó cũng không được thừa nhận cao vì dễ bị “nhàm” vì khi ra nước ngoài cần có sự nhìn nhận rộng hơn, so sánh đối chiếu nhiều trường.
Năm nay, các GS đến từ nhiều nước khác nhau và họ đến đây với các cách tiếp cận khác nhau, chính kiến khác nhau. Vì thế sẽ giúp cho các nhà quản lý của Việt
Ngay cả khi đi khảo sát ở nước ngoài, chúng tôi cũng thiết kế sao cho tới cả những trường lớn như Harvard hoặc những trường tầm trung để thấy được sự đa dạng.
Khóa học năm nay chia làm 2 phần. Phần đầu là 1 tuần học tập ở Việt
Tuần thứ 2 chia làm 2 nhóm: đi khảo sát thực tế tại Mỹ và Nhật. Phần này được thiết kế sao cho 9 nội dung được trao đổi ở tại Việt Nam sẽ được đối chứng với thực tế diễn ra ở các nước phát triển, các học viên của chúng ta sẽ trực tiếp hỏi và quan sát cách họ vận hành những lý thuyết đó trong thực tế như thế nào.
Chương trình bồi dưỡng tập trung chủ yếu vào quản trị trường ĐH, tạo ra một khát vọng, nhu cầu cần phải thay đổi chính ngôi trường của mình trong bản thân mỗi hiệu trưởng, hiệu phó.
Nhưng chỉ 2 tuần ngắn ngủi, liệu có sợ chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”?
- Đây là vấn đề mà chúng ta thường hay đặt ra, đó là tương quan giữa số lượng và chất lượng. Nhưng khi xây dựng chương trình này, chúng tôi đã tham khảo 1 chương trình học 2 tuần của ĐH Harvard dành cho cán bộ quản lý của các trường ĐH, CĐ.
Đối với những người điều hành thì 1 chương trình như vậy là phù hợp. Các vị hiệu trưởng, hiệu phó không thể bỏ trường quá lâu. Vì thế chúng tôi thiết kế chuyên đề và topic rất kỹ. Các topic này được chính các học viên trao đổi với nhau tại Việt
Các nước khác cũng làm như vậy vì vài ba tháng là quá dài đối với những nhà quản lý đương nhiệm.
Chuẩn bị về con người để đón đầu chính sách mới
Các hiệu trưởng, hiệu phó tham gia lớp học. Ảnh: Lan Hương
Các ông kỳ vọng gì vào sự thay đổi trong phương thức quản trị của các trường sau khóa học này?
- Việt
Lúc đó nếu có chỉ thị, quy định của Chính phủ, của Bộ GD-ĐT thì dễ được đi vào cuộc sống và chấp nhận dễ dàng hơn. Đây là sự chuẩn bị về mặt con người để đón nhận những chính sách mới.
Nhưng nếu con người đã thay đổi nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy chính sách thay đổi thì sao, thưa ông?
- Điều đó ít xảy ra vì nếu giới đông các nhà quản trị, quản lý ĐH có cùng lối suy nghĩ như nhau thì chính sách ra từ đó. Mà như vậy sẽ tốt hơn là chính sách do một vài nhà lý thuyết ngồi trong văn phòng viết ra.
Vì vậy, chúng tôi hy vọng những tiếng nói chung, sự đồng thuận chung về những cải cách đổi mới được chính các hiệu trưởng, hiệu phó nói lên và Chính phủ xây dựng những chính sách đáp ứng được các yêu cầu mong đợi đó thì những chính sách ấy mới đi vào cuộc sống.
Khi các trường không tự tạo ra một trào lưu, phong cách quản trị mới nhà nước cũng khó đưa ra cơ chế vì các trường chưa sẵn sàng. Vì thế, đây là quá trình đôi bên. Các trường cũng hiểu cơ chế chưa tốt là do bản thân chúng ta chưa thực sự đòi hỏi.
Theo ông, cơ chế hiện hành đã tạo ra những động lực và cản trở gì cho quá trình quản trị các trường?
- Cơ chế quản trị hiện nay vẫn đang bị gò bó, đặc biệt là về tài chính và tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên có những cơ chế rất đổi mới như xây dựng chương trình “mềm” linh hoạt nhưng nhiều trường cũng chưa tận dụng được. Các bộ muốn giao thêm quyền cho các trường nhưng các trường chần chừ, nhiều việc vẫn muốn chờ Bộ ra chủ trương để làm cho dễ.
Trường ĐH không thể quản trị tài chính như các cơ quan hành chính khác. Chúng ta phải có cơ chế mở hơn. Các giảng viên cũng không nên được tuyển dụng theo kiểu “công chức nhà nước”. Thậm chí nhiều trường ĐH quốc tế đã vận dụng cơ chế quản trị tài chính và nhân sự của các công ty, doanh nghiệp và thực tế là họ đã thành công.
Những chuyến đi này sẽ giúp hiệu trưởng, hiệu phó các trường hiểu rõ hơn về vận dụng cơ chế quản trị công ty, nhưng tất nhiên, không phải biến nhà trường thành công ty, và áp dụng ở trường mình.
Ở Việt Nam, chúng ta thường bổ nhiệm những người có trình độ chuyên môn cao làm chức vụ quản lý trường nhưng nhiều khi những người giỏi chuyên môn lại chưa chắc đã thạo quản lý…
- Chúng ta có truyền thống bổ nhiệm giảng viên giỏi đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành và thường ban đầu họ rất lúng túng và khó khăn. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng những người giỏi về chuyên môn tức là có khả năng học hỏi thì họ cũng sẽ sớm thích nghi với những thay đổi và yêu cầu của công tác quản lý.
Những khóa học thế này là dịp để các nhà quản lý nhìn lại quá khứ và nhìn tới những gì chuẩn bị làm trong tương lai. Những trao đổi giữa những người đồng nhiệm ở các trường trong và ngoài nước, trao đổi với các giảng viên sẽ giúp ích rất nhiều. Đối với những người lãnh đạo cấp cao ở các trường ĐH, CĐ thì họ không cần cầm tay chỉ việc. Họ chỉ cần thấy một lối ra, một hướng đi là đủ.
Hiện nay đúng là có một số lãnh đạo, ngay cả bản thân tôi, đôi khi cũng thấy lúng túng không biết hướng đi của trường mình sẽ ra sao, vị thế như thế nào. Những khóa học thế này giúp nảy sinh những ý tưởng mới, tinh thần sáng tạo và dám cải cách đổi mới ngay trong chính trường mình.
-
Lan Hương (thực hiện)