221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1130969
Xét nhà giáo nhân dân, ưu tú: Bộ không làm thay được!
1
Article
null
Xét nhà giáo nhân dân, ưu tú: Bộ không làm thay được!
,

 - "Chúng tôi sẽ có công văn nhắc nhở các địa phương, thực hiện từ bây giờ để chuẩn bị cho đợt xét năm 2010 là  quan tâm bồi dưỡng các nhà giáo có nhiều thành tích, có năng lực, sự hy sinh cho ngành để bồi dưỡng cho đủ tiêu chuẩn".

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Quang Quý, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết:

Các NGND, NGƯT trong ngày gặp mặt 19/11 tại Bộ GD-ĐT. Ảnh: Bích Ngọc
Trong danh sách NGƯT lần này, tỷ lệ giáo viên mầm non, tiểu học ít là vì phải qua nhiều cấp quản lý sàng lọc (từ trường, phòng GD đến tỉnh, Bộ). Một điểm hạn chế nữa là trong tiêu chuẩn xét tuyển NGƯT phải đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua (CSTĐ) cấp tỉnh, thành, mà danh hiệu này lại bị khống chế nên rất ít giáo viên đạt được.

Bên cạnh đó là tiêu chuẩn sáng kiến kinh nghiệm, hoặc tham gia đề tài cấp tỉnh, thành phố, Bộ, ngành. Về điểm này, có thể nói nhiều thầy cô giáo cũng có sáng kiến kinh nghiệm nhưng lại "ngại" đăng ký báo cáo vì sáng kiến phải được tỉnh, thành phố công nhận mới đạt yêu cầu.

Một nguyên nhân khác, các giáo viên tiểu học, mầm non ở cấp xã, nhưng người xét duyệt cấp tỉnh lại không rõ nên cũng khó được công nhận hơn những giáo viên ở cấp THPT và giảng viên ĐH. Cấp THPT chỉ qua Sở rồi lên tỉnh hay giảng viên qua cấp khoa, lên trường rồi lên Bộ.

Có thể thấy tỷ lệ nhà giáo theo các cấp học qua phân tích 757 hồ sơ NGƯT như sau: 

Cấp học Số hồ sơ Tỷ lệ %
Giáo dục Mầm non 20 2,64
Giáo dục Tiểu học 64 8,45
Giáo dục Trung học 190 25,10
Giáo dục Thường xuyên 09 1,20
Giáo dục Chuyên nghiệp 35 4,62
Cao đẳng 107 14,13
Đại học 332 43,86

Trong đó, số NGƯT nữ là 224 người, chiếm tỷ lệ 29,6%; là dân tộc 14 người, chiếm 1 ,85%. Số cán bộ quản lý có 403 hồ sơ, tỷ lệ 53,24%, trong đó lãnh đạo Sở GD-ĐT là 20 người (tỷ lệ 2,6%); hiệu phó, phó hiệu trưởng các cấp 140 người (18,49%); cán bộ các cơ quan quản lý giáo dục, phòng ban thuộc các trường ĐH, CĐ 243 người (32,15%. Số giáo viên, giảng viên các cấp học và trình độ đào tạo: 354 hồ sơ (46,76%).

Theo con số trên, thì vẫn thưa vắng những giáo viên vùng sâu, vùng xa mặc dù sự hy sinh của họ rất đáng được tôn vinh ?

- Trong quá trình xét duyệt, chúng tôi cũng thấy thiệt thòi đối với những giáo viên này, nhiều nhà giáo hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, bám dân, bám bản. Tuy trong tiêu chuẩn xét duyệt cũng ưu tiên khi xét thâm niên công tác được nhân hệ số. Nhưng, đó cũng chỉ là ưu tiên về số năm công tác, khó nhất vẫn là danh hiệu CSTĐ và sáng kiến giáo dục. Mặt khác, cũng có thể thông tin đến những giáo viên này chưa đầy đủ hoặc khi đối chiếu tiêu chuẩn thấy không đạt, không đủ.

Trong danh sách NGND, NGƯT, tỷ lệ cán bộ quản lý chiếm khá cao, ông có nhận xét như thế nào?

- Tỷ lệ cán bộ quản lý đông nhưng họ cũng đã qua thời gian đứng lớp theo đúng quy định, đã có sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. So với đợt trước, tỷ lệ cán bộ quản lý được phong tặng lần này còn ít hơn.

Số NGND, NGƯT được phong tặng đông nhất trong 10 năm qua (1988-2008). Sau 10 lần phong tặng đã có 354 NGND và 5.090 NGƯT.
Năm nay có điểm mới là mở rộng đối tượng nhà giáo về hưu, hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là ngoài công lập thì vẫn có thể đăng ký xét chọn và có xét đặc cách cho các nhà giáo có cống hiến cho sự nghiệp, tuổi đời từ 70 trở lên. Trong tổng số 101 NGND thì có 48 trường hợp được xét đặc cách và trong 815 NGƯT cũng có 73 người được đặc cách. Người nhiều tuổi nhất được phong tặng NGND là 88 tuổi, NGƯT là 93 tuổi.

Rõ ràng là Bộ cũng biết sự thiệt thòi của giáo viên cấp học thấp và vùng sâu, vùng xa. Vậy tới đây Bộ có cách nào để giúp họ đủ điều kiện vươn tới đỉnh cao này, thưa ông?

- Tới đây Bộ sẽ kiến nghị để sửa đổi, bổ sung những ưu tiên cho giáo viên ở vùng khó. Tuy nhiên, xét thi đua khen thưởng vẫn phải tuân thủ theo luật.

Có một thực tế là, nhiều nhà giáo hy sinh thầm lặng, nhưng lại "ngại" báo cáo thành tích. Mà nếu không báo cáo thì biết căn cứ vào đâu để xét?

Nhưng lại có ý kiến cho rằng, cán bộ quản lý chưa đạt được danh hiệu này thì giáo viên khó có thể được đưa lên đề nghị, nghĩa là sếp có được trước thì nhân viên mới được xét theo thứ tự ưu tiên, ông nghĩ sao?

- Cái này đòi hỏi nhận thức của cán bộ quản lý và các Sở, chính quyền địa phương phải chỉ đạo. Đợt phong tặng này có tỉnh không đưa lên ai, nhưng có tỉnh lại rất đông. Trong Thông tư hướng dẫn chúng tôi cũng đã chỉ đạo phải quan tâm đến các giáo viên vùng sâu, vùng xa, nhà giáo đã về hưu, nhà giáo đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT động viên họ làm hồ sơ. Làm rồi, đưa vào khung mà không được thì phải chịu. Chúng tôi không hạn chế số lượng nhưng tiêu chuẩn phải đảm bảo theo quy định.

Qua lần này, chúng tôi sẽ có công văn nhắc nhở các địa phương, thực hiện từ bây giờ để chuẩn bị cho đợt xét năm 2010 là  quan tâm bồi dưỡng các nhà giáo có nhiều thành tích, có năng lực, sự hy sinh cho ngành để bồi dưỡng cho đủ tiêu chuẩn. 

Ví dụ, trong 2 năm, thấy chị A. gần đủ tiêu chuẩn thì cần bồi dưỡng thêm, đề nghị tặng danh hiệu CSTĐ hoặc chưa có sáng kiến thì thấy sáng kiến nào của họ tốt bảo họ hãy viết ra để xét công nhận...

Thực tế, ở cấp dưới thiệt thòi, Bộ cũng khó để xem xét vì cơ sở không đề nghị lên thì rất khó, mà Bộ không thể làm thay được.

Xin cảm ơn ông!

  • Bảo Anh (thực hiện)

>>>Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>