221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1135143
Sinh viên cần học cách biết nghi ngờ
1
Article
null
Sinh viên cần học cách biết nghi ngờ
,

- Đào tạo những cá nhân dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng tranh luận cũng như bảo vệ chính kiến; chuyển dạy cho số đông sang dạy cho cá thể; giúp mỗi HS tự nhận ra năng lực, cảm xúc của mình...

Đó là những ý kiến về đổi mới trong giáo dục nhằm tối đa hóa sự khác biệt của từng cá nhân được trao đổi trong diễn đàn các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam  tổ chức chiều 3/12 tại Hà Nội.

GS Tan Thiam Soon (Phó Hiệu trưởng ĐH Quốc gia Singapore - NUS): Đào tạo những cá nhân biết nghi ngờ

GS Tan Thiam Soon: Mỗi cá nhân được đào tạo để đạt mức độ cạnh tranh toàn cầu.
Từ 10 năm trở lại đây, chúng tôi đặt mục tiêu đào tạo những cá nhân có đầu óc biết nghi ngờ, sẵn sàng và có khả năng lật lại cả những điều vốn được coi là hiển nhiên. Đó vừa là thành viên có trách nhiệm và tích cực xây dựng xã hội, vừa là một công dân toàn cầu nhạy cảm với những thiết chế văn hóa khác biệt. SV của chúng tôi có tinh thần dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng tranh luận cũng như bảo vệ ý kiến của mình.

Nhưng đối với một ngôi trường có tới 35.000 SV như NUS thì áp dụng triết lý giáo dục này là rất khó.

Vì vậy, chúng tôi đã phải thay đổi 3 vấn đề: tái cơ cấu chương trình đào tạo, cung cấp nền tảng giáo dục rộng cho SV, tối đa hóa khả năng lựa chọn môn học cho SV và hình thành nhiều chương trình khác biệt tạo cơ hội cho mọi người cùng được học.

Các chương trình khác biệt bao gồm: chương trình liên ngành, song bằng, bằng kép, chuyên ngành kép, bằng phụ, liên kết với đối tác trong và ngoài nước.

Đặc biệt, hàng năm, có khoảng 180 SV cực kỳ xuất sắc được xét duyệt vào học chương trình học giả của trường. Đây là một chương trình tài năng cho phép SV tự do lựa chọn liên chuyên ngành với nhiều chương trình ngoại khóa và trao đổi SV ở nước ngoài.

Như vậy, mỗi cá nhân được đào tạo theo đúng năng lực và điều kiện của mình với mục tiêu cuối cùng là đạt tới mức độ cạnh tranh toàn cầu.

GS.TS Wassilios E. Fthenakis (Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Giáo dục DIDACTA, Đức): Mỗi HS tự nhận ra năng lực, cảm xúc của mình

GS Wassilios E. Fthenakis
Chúng ta phải thiết kế các chương trình đào tạo ở giai đoạn quá độ để trẻ em ở bậc mầm non tiếp thu tốt ở các cấp cao hơn.

Các nhà giáo dục phải thấy được sự khác biệt giữa các em và chia HS thành nhiều nhóm khác nhau.

Khung lý thuyết cho chương trình đào tạo sẽ được chia thành 5 nhóm.

Nhóm thứ nhất tập cho HS tự rút kinh nghiệm bản thân như nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, trang bị kỹ năng ứng xử tốt ngoài xã hội. Năng lực cá nhân của trẻ thể hiện ở việc nhận ra cảm xúc của mình, tự biết đánh giá, thực tế hoá bản thân.

Thứ hai là nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề, trách nhiệm bản thân. Chúng tôi dạy cho trẻ em biết quan tâm, biết cảm thông và làm việc theo nhóm.

Tiếp theo, phải cho các em biết mình là đứa trẻ có năng lực. Để tìm hiểu năng lực của HS, nên cho các em tham gia vào các môn như hội hoạ, âm nhạc, nhảy múa... Với mục tiêu là tìm cách cho HS phát triển và đối phó với mọi tình huống để nâng cao năng lực.

Mục tiêu của nhóm thứ tư là giúp cho HS học tích cực.

Nhóm cuối cùng là tìm hiểu khả năng chịu trách nhiệm của trẻ và định hướng giá trị cho trẻ qua tìm hiểu về chính trị, môi trường.

Ông Huỳnh Công Minh (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM): Chuyển dạy cho số đông sang dạy cho cá thể

Ông Huỳnh Công Minh: "Không phải cứ có hình vẽ đẹp là giáo án sáng tạo." Ảnh: Lan Hương
Ở Việt Nam thường chỉ chia 1 lớp học làm 3 đối tương: khá giỏi, trung bình và yếu kém. Giáo viên chỉ cần đáp ứng đòi hỏi của 3 đối tượng đó là đủ. Trong khi đó, nền giáo dục phải chăm chút tới từng con người chứ không phải em nào giỏi mới dạy, em nào dốt thì bỏ qua.

Theo tôi, để đổi mới giáo dục nhằm tối ưu hóa sự khác biệt của từng người học ,cần phải chú ý tới những vấn đề sau.

Thứ nhất, xác định mục tiêu đào tạo theo hướng học để biết, để làm, để sống và tự hoàn thiện mình. Nhiều giáo viên vẫn chưa thấu hiểu được điều này.

Tôi thấy các thầy dạy Toán thì chỉ dạy HS biết cách giải thật nhiều bài để đi thi chứ không phải thầy nào cũng biết rằng cần thông qua học Toán để phát triển tư duy sáng tạo của HS.

Thứ hai, đổi mới theo hướng thiết thực phục vụ cuộc sống. Khi nghiên cứu một số chương trình quốc tế hiện nay, tôi thấy họ tập trung giải quyết ngay các vấn đề thực tế chứ không phải chỉ vận dụng lý thuyết vào thực tế như ta. Còn HS Việt Nam vừa phải học kiến thức hàn lâm, vừa phải lao vào thực tế. Cả thầy và trò đều khó giải quyết khó khăn này để sáng tạo.

Cuối cùng là đổi mới phải đáp ứng yêu cầu xã hội. Tài liệu của ta 5, 10 năm không cập nhật thì không phát huy được tính sáng tạo và khả năng hòa nhập với thế giới của HS.

Ngành giáo dục cần xây dựng chương trình hướng về người học và đổi mới quan điểm sư phạm từ dạy cho số đông sang dạy cho cá thể.

Thực tế, các tư tưởng về đổi mới phương pháp dạy học mới chỉ dừng ở mức "nhất trí quan điểm". Giáo viên rất tâm huyết nhưng điều kiện cống hiến và đổi mới rất khó khăn. Nếu chỉ ủng hộ bằng lời rồi để giáo viên tự xoay sở thì không công bằng.

Trước hết, cần phải lập lại thiết chế lớp học để mỗi lớp chỉ nên có từ 20-30 HS. Với giáo viên, có thể đào tạo bồi dưỡng phương pháp dạy học theo cá thể theo 3 hình thức: tập trung vào dịp hè, bồi dưỡng theo chuyên đề và ngày bộ môn hàng tuần.

Một khâu rất quan trọng là phải đổi mới đánh giá dạy - học, phân cấp cho giáo viên và đổi mới phương thức thanh tra, quản lý giáo dục.

  • Lan Hương (ghi)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>