221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1134895
Chùm ảnh: "Chạy sô" học thêm
1
Article
null
Chùm ảnh: 'Chạy sô' học thêm
,

 - Sáng 3/12, Đặng Trần Quang, HS lớp 6A4 (Trường THCS Thành Công, Hà Nội) vội vã chạy từ lớp "bán trú thêm" sang lớp học thêm ở bên cạnh lúc 9h  cho kịp. Quang vừa đi, lại có một lượt các em hoàn thành ca học thêm quay về lớp bán trú. Lịch học dày đặc khiến nhiều em khi đến lớp học chính đã mệt rũ người.

Các học sinh Trường THCS Thành Công (Hà Nội)  học thêm trong những khu nhà tập thể ngay cạnh trường. Khu D1, D2, D4 nằm cách xa chợ với các ngõ ngách ngoằn ngoèo, là địa điểm lý tưởng để dạy và học thêm.

Phòng học này nằm ở số 101, khu D1, Tập thể Thành Công. Phía trước cửa phòng là mành rèm che, khoảng trống bên ngoài xung quanh phòng học được tận dụng làm nơi trông giữ xe cho khách và cho cả học sinh đến học. (Ảnh chụp lúc 14h50, ngày 28/11/2008)

Từ phòng học trên rẽ phải là sẽ gặp 2 phòng học này. Mỗi phòng học rộng chừng 20m2, là nơi học tập của 15-20 em (1 lớp chia làm 2 ca vì phòng học nhỏ). Cả 2 phòng đều dạy lớp 7, một phòng học tiếng Anh, một phòng học Văn. Một học sinh lớp 7A5 cho biết một tuần em học 3 buổi vì có 3 môn (Toán, Văn, Anh). Như vậy, 1 tháng, mỗi môn các em học 4 buổi, học phí là 70.000đồng/môn/tháng. Tính ra, mỗi buổi học kéo dài 1,5 giờ đồng hồ, các em trả 18.000 đồng. (Ảnh chụp lúc 15h30 ngày 1/12/2008)

Giờ tan ca của các em cũng là giờ đổi ca của các cô giáo. Giá thuê phòng là 60.000đồng/buổi (học được 2 ca/buổi). Giờ học được bố trí dạy sao cho 1 lớp học 2 ca liền, các cô dạy cạnh nhau để hết ca môn này thì các em sẽ tráo phòng, học luôn ca môn khác. Như vậy, mỗi buổi dạy vẫn trả đủ tiền thuê phòng, nhưng các cô dạy 2 ca, tiết kiệm được một nửa. (Ảnh chụp lúc 15h40, ngày 1/12/2008)

Sau khoảng 5 phút nháo nhào đổi ca, các em HS vào học như bình thường. Bên ngoài, chỉ còn lác đác những HS tan học ở lớp học thêm khác. Đến tối, các phòng học này được chủ nhà kê gọn bàn ghế lên, rồi lại sinh hoạt như thường. (Ảnh chụp lúc 15h30 ngày 1/12/2008)

Còn đây là giờ học thêm tiếng Anh của lớp 6A6 tại khu D4, lúc 8h30 sáng 3/12/2008. Không "lộ thiên" như các lớp kia bên dãy D1, lớp học này nằm sâu bên trong một hành lang dãy D4, nhìn bên ngoài không thể biết trong này có HS đang học. Anh Hậu, người cho thuê phòng này kể rằng: Những lớp học thêm này đã có từ chục năm nay rồi.

Nằm ngay cạnh khu D4 là khu D2, có các lớp học thêm dành được gọi là "bán trú". Đây không phải là lớp học bán trú chính khóa vì các em HS cho biết trong lớp, có những bạn nhà ở gần trường hoặc có người đưa đón không đăng kí đi học. Các em học tất cả các môn, buổi trưa ăn cơm hộp và ngủ tại đây, chiều đến trường học chính. Theo lời kể của các HS học tại lớp bán trú này, chiều học môn gì trên lớp thì sáng đi học bán trú mang sách vở môn đó để các cô sẽ ôn tập bài cũ. Đến chiều đi học ở trường sẽ kiểm tra bài đó rồi học bài mới. Bạn nào không đi học bán trú thì sẽ tự ôn bài ở nhà. Giá tiền mỗi HS học bán trú kiểu này là 800.000/tháng, bao gồm cả ăn, học. (Ảnh chụp lúc 9h ngày 3/12/2008)

Tại lớp bán trú, trong khi chờ cô giáo hoàn thành lịch dạy trên trường, 1 cô trông lớp sẽ tranh thủ kiểm tra bài cũ của các em. Có những em HS vừa học bán trú, vừa đi học thêm lớp bên ngoài. Em Đặng Trần Quang, HS lớp 6A4 vội vã chạy sang lớp học thêm ở bên cạnh lúc 9h sáng cho kịp. Quang vừa đi, lại có một lượt các em hoàn thành ca học thêm quay về lớp bán trú. Lịch học dày đặc khiến nhiều em khi đến lớp đã mệt rũ người. (Ảnh chụp lúc 9h20 ngày 3/12/2008)

  • Cẩm Quyên

*********************

Ho ten: Nguyễn Ngọc Dũng
Dia chi: Nam Đồng - Hà Nội

 Các chủ trương của Bộ giáo dục khi chuyển tải xuống một số trường đã bị bóp méo đặc biệt là vấn đề học và dạy thêm.

Không riêng PTCS Thành Công mà nhiều trường khác nữa. Con tôi học lớp 7 trường Nguyễn Trường Tộ, cháu đã phải đi học thêm các môn Toán, văn, Lý, Hoá, Ngoại Ngữ, nhiều khi chỉ là những nội dung học trước chương
trình, hiệu quả không cao, học sinh phải đi học gần như kín tuần, điều này ngược lại hoàn toàn với phương pháp dạy học của các nước. Học sinh bị học nhồi nhét, không còn tính chủ động, kiến thức về xã hội không phát
triển...

Tôi thiết nghĩ Bộ giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc dạy thêm dưới mọi hình thức kể cả dưới dạng núp bóng Ban phụ huynh tổ chức và cho rằng việc học thêm là "tự nguyện".


Ho ten: Nghiêm Quỳnh Trang
Dia chi: Hà Nội


Em đã từng học tại trường trong suốt những năm cấp 2. Quả thật, em đã từng học thêm trong những phòng học như vậy. Bây giờ nhìn lại HS của trường, thấy mà khổ cho các em..

Ho ten: Thin
Dia chi: Hà Nội

Có nhiều lý do để học sinh đi học thêm - Áp lực thi cử quá cao; Gia đình không muốn con tự do khi không đến trường;  (có it) Giáo viên "bắt" học sinh đi học thêm.... Trong những lý do trên thì lý do "áp lực thi cử" là lý do thường gặp nhất. Để giải quyết vấn đề dạy thêm - hoc thêm thì phải giải quyết vấn đề học thêm trước. Đó chính là áp lực của thi cử. Vấn đề này chỉ nhà quản lý giáo dục cấp cao mới làm được. Lý do "GV bắt HS đi học thêm" là có nhưng số đó rất ít. Vì mỗi người GV cũng như moi người, ai cũng có lòng tự trọng riêng.

Ho ten: Đào Thị Ninh
Dia chi: Cầu Diễn Hà Nội

Việc dạy thêm có nhiều lý do: 1/ Do GV cố tình không dạy đủ bài trong giờ chính khoá. 2/Do GV cố tình đẩy chương trình lên cao. 3/Do GV không đủ năng lực lựa chọn tinh lượng kiến thức trong SGK. Dạy lan
man, không trọng điểm. Tôi cũng là GV và cũng có con đi học Tiểu học, THCS tôi hiểu vấn nạn này. Kiểm tra được việc học của con nên tôi khẳng  định thế.

Tôi không cho con đi học thêm, tự kèm con vào sáng thứ 7 và sáng chủ nhật, chỉ 2 buổi sáng con tôi học xong trước kiến thức 1 tuần. Nếu tuần nào tôi không kèm, tuần đó con tôi không hiểu bài tất cảc môn. Hỏi cả tuần các
cô giáo con tôi dạy gì? Hãy khoan các bậc phụ huynh, chúng ta không chỉ trách Bộ GD. Đây là vấn đề xót xa còn tồn đọng từ lâu lắm rồi.
 

Ho ten: Le Quoc Tu
Dia chi: An Giang


 Tôi rút được một "kinh nghiệm" để không còn chuyện "dạy thêm-học thêm" là hãy tổ chức cho các em hiểu "học" không có gì là quan trọng, từ từ các em không còn thiết tha đến việc học thì việc tổ chức dạy thêm của thầy cô sẽ thất bại thôi. Tại trường tôi đang dạy hiện tại không có chuyện "dạy thêm-học thêm". Bây giờ nhà trường lập danh sách học sinh yếu tổ chức dạy phụ đạo không thu tiền mà một lớp 33 học sinh mỗi buổi chỉ có mặt ...2 học sinh, bởi lẽ học để làm gì chứ, một học sinh không chép bài, nghỉ thường xuyên, không chịu làm bài kiểm tra... vẫn lên lớp thì học sinh vì cái gì để đi học?

Ho ten: Phạm Thị Thanh Nga
Dia chi: Đồng Nai


Nhìn những bức hình ảnh ,những lớp học chật hẹp và nóng nực, tôi tự hỏi khi nào chất lượng giáo mới đc nâng cao về mặt chất lượng. Nhìn các bạn mà tôi thương quá! Trẻ con mà phải học hành với cung cách rất bận rộn. Và lịch học kính như vậy.Thử hỏi làm sao các em có thời gian giài trí và ôn lại bài cũ. Hãy để các em sống trọn vẹn với tuổi thơ của những đứa trẻ.

Ho ten: Lưu Hà
Dia chi: Bưu điện Từ Liêm (Hà Nội)

Xem chùm ảnh, tôi lại nghĩ đến 2 đứa con hiện đang là học sinh tiểu học và THCS, lịch học của các con quá dày. Biết con vất vả, thương mà không làm gì được. Bộ GD -ĐT yêu cầu giảm tải nhưng theo tôi, việc giảm tải chỉ là giảm số giờ giảng trên lớp, trong khi khối lượng kiến thức cần truyền thụ trong giáo trình không giảm theo. Chính vì thế, nếu chỉ cho con theo học trên lớp và tự học ở nhà thì vợ chồng tôi cũng như nhiều phụ huynh khác, thậm chí thầy cô giáo, cũng không dám chắc con mình có thi đỗ vào trường cấp 3 công lập hay không. Tôi thấy báo chí nói nhều đến việc này nhưng đã nhiều năm qua, ngành giáo dục vẫn chưa đưa ra được biện pháp đổi mới đồng bộ nào. Số lượng môn học nhiều, kiến thức vào đầu các cháu lớn, nhưng bao nhiêu trong số đó có thể sử dụng được trong cuộc sống, nghề nghiệp sau này? 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>