221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1133289
Về tác gia Hồ Chí Minh, sách Ngữ văn có "cải lùi"?
1
Article
null
Về tác gia Hồ Chí Minh, sách Ngữ văn có 'cải lùi'?
,

 - Các kiến thức sau nửa thế kỉ nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí Minh của nhiều thế hệ làm công tác khoa học đã không được bổ sung kịp thời. Người soạn sách vẫn sử dụng các bài viết, tư liệu có từ những năm 60 của thế kỉ trước.

HS lựa chọn sách giáo khoa. Ảnh: Phạm Hải
Trong chương trình Văn học trước khi cuốn Ngữ văn mới ra đời, tác gia Hồ Chí Minh được coi là một trong năm trọng tâm (Hồ Chí Minh,Tố Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Tuân). Nếu nội dung đề thi TNPT, ĐH – CĐ chủ yếu ở lớp 12 thì vị trí trên của tác gia Hồ Chí Minh có còn được khẳng định – khi Ngữ văn 12 chỉ còn bài: Tuyên ngôn Độc lập học vào tuần thứ hai và ba hồi đầu năm học; phần I - tác giả (trang 23); phần II - tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập (trang 38). Trở lại Ngữ văn 11, các bài học về tác phẩm của Hồ Chí Minh cũng thật khiêm tốn so với sự nghiệp văn học và cách mạng của Người. Bài Mộ (Chiều tối), trang 41 (tập hai) và hai bài đọc thêm: Vi hành (tập 1, trang 168), Lai Tân (tập 2, trang 45). So với sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, số tác phẩm của Hồ Chí Minh bị đưa ra khỏi Ngữ văn 12 không phải là ít.

Điều đáng băn khoăn hơn là chất lượng các bài viết về tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Các kiến thức sau nửa thế kỉ nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí Minh của nhiều thế hệ làm công tác khoa học đã không được bổ sung kịp thời. Người soạn sách vẫn sử dụng các bài viết, tư liệu có từ những năm 60 của thế kỉ trước với nhiều kiến thức lỗi thời, không sâu sắc, buộc phải chỉnh sửa.

Đi bộ 100km hết nửa tháng?

Hãy một lần nữa đọc phần Tiểu dẫn bài Chiều tối: “Tháng 8/1942, (…) Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ” (Ngữ văn 11, trang 41). Nhận xét trên sai lệch với ý kiến của Phan Văn Các “đi liền mười đêm và năm ngày… đến một thị trấn… thì chiều hôm đó Cụ bị bắt…” (Nhật kí trong tù, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, trang 388).

Tôi đã đi từ hang Pác Bó – sát biên giới Việt Trung sang huyện lị Tĩnh Tây (Trung Quốc), qua chợ Ba Mông, vô cùng cảm động khi chứng kiến dấu tích những nơi Bác Hồ bị giam giữ... Đúng như Bác viết “Năm mươi ba cây số một ngày” – đó là độ dài con đường từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo. Tính cả chặng Pác Bó – Thiên Bảo cũng khoảng trên dưới 100 km. Vậy thì cần gì đến “nửa tháng đi bộ”? (đi bộ suốt 15 -16 ngày).

Ngày 13/8/1942, Người lên đường sang Trung Quốc; ngày 29/ 8 thì bị bắt; tính ra đúng nửa tháng trời. Nhưng đâu phải trong 16 ngày ấy, Bác Hồ đi bộ liên tục. Người còn làm bao nhiêu việc khác; ở lại chỗ này chỗ kia. Thời gian Bác Hồ “đi bộ nửa tháng”, được người viết sách tham khảo từ một tác phẩm truyện – Truyện chứ không phải lịch sử.

Quãng đường dẫn giải dài tới 1200 km từ Túc Vinh - nhà lao đầu tiên đến Trại tạm giam của Cục Chính trị chiến khu IV - nhà lao cuối cùng đã nói rõ nỗi vất vả gian truân của Bác. Vì thế, Ngữ văn 11 nên bỏ chi tiết “đi bộ nửa tháng”.

30 hay gần 18 nhà giam?

Nhận xét “Vừa đến Túc Vinh…, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ” (Ngữ văn 11, tập hai, trang 41) là không chính xác.

Bắt giữ người ở Túc Vinh là lính địa phương, mà theo Ngữ văn 11, tập hai (nâng cao) đó là mấy tên hương canh (cảnh sát ở làng xã); sau đó ít lâu, nhận được báo cáo - chính quyền Tưởng Giới Thạch mới can thiệp, tìm cách giam giữ người vô cớ. Ngữ văn 11, tập hai (nâng cao) cũng sai lầm khi viết “Vừa đến xã Túc Vinh (…) Người bị bọn hương canh Trung Quốc bắt giữ… Chúng giam cầm và đầy đọa Người rất dã man trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện”. Theo cấu trúc câu, đại từ “chúng” thay cho “bọn hương canh” – bọn này làm sao dám “giam cầm… Người rất dã man trong mười ba tháng...”.

Con số “gần mười tám nhà giam” sai lệch với nội dung thơ của Hồ Chí Minh.

                   Quảng Tây giải khắp mười ba huyện,

                   Mười tám nhà lao đã ở qua;

                                                (Đến Cục Chính trị chiến khu IV)

Trên tạp chí Tài hoa trẻ - chuyên đề của báo Giáo dục và thời đại số 317, 318 (năm 2004), qua bài Giảng dạy tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cho học sinh giỏi THPT  và trên một số tiểu luận, không ít tác giả đã khẳng định câu thơ trên phản ánh đúng số lượng nhà tù và huyện mà chính quyền Tưởng giam giữ Hồ Chí Minh. Căn cứ vào các bài thơ trong Ngục trung nhật kí, có thể dễ dàng nêu đủ 18 địa danh trên theo trình tự thời gian, không gian mà Người bị dẫn giải. (1-Túc Vinh; 2-Tĩnh Tây; 3-Thiên Bảo; 4-Long Tuyền; 5-Điền Đông; 6-Quả Đức; 7-Long An; 8-Đồng Chính; 9-Nam Ninh; 10-Ung Ninh; 11-Vũ Minh; 12-Bào Hương; 13-Tân Dương; 14-Thiên Giang; 15-Lai Tân; 16-Liễu Châu; 17-Quế Lâm; 18-Trại tạm giam của Cục Chính trị chiến khu IV).

Lâu nay, sách giáo khoa phổ thông đã căn cứ vào số liệu trong một tác phẩm truyện để viết: Hồ Chí Minh bị giam giữ qua “gần ba chục nhà giam”. Rất mừng - khi lần đầu tiên, Ngữ văn 11 nêu con số 18 nhà tù. Nhưng có lẽ do thói quen, soạn giả vẫn viết thêm chữ “gần” (gần 18 nhà giam). Vậy là sửa lỗi sai này thành sai khác.

133 hay 134?

Ngày Hồ Chí Minh bị bắt được Ngữ văn 11 (nâng cao) khẳng định là 27 - 8 - 1942 , điều này sai lệch với nhiều tài liệu trong đó có ảnh chụp văn bản gốc của Ngục trung nhật kí mà sách cung cấp cho học sinh ở trang 68 cùng với lời giải thích “Hai dòng chữ số ghi ngày tháng đúng với ngày Hồ Chí Minh bị bắt…” – ngày 29 - 8. 

Số lượng 134 bài thơ chữ Hán trong tập Ngục trung nhật kí Ngữ văn 11 nêu ra cũng sai lệch với các cuốn sách giáo khoa khác. Ngữ Văn 8, tập hai, trang 38 “Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài…”

Xác định số lượng bài thơ của Nhật kí trong tù là chuyện đơn giản. Vậy mà sách giáo khoa vẫn cứ lẫn lộn. Theo thứ tự ghi cạnh các tiêu đề, bản gốc Ngục trung nhật kí có 133 bài; trong đó, ở trang 35, bài Liễu Châu ngục chỉ có tiêu đề mà không có thơ. Lâu nay, các cuốn sách giáo khoa khẳng định “Nhật kí trong tù gồm 133 bài thơ” là tính cả bài Đề từ, không kể bài Liễu Châu ngục; hoặc tính cả  Liễu Châu ngục mà không tính lời đề từ. Cuốn Nhật kí trong tù (bản dịch trọn vẹn), còn kể cả bài “Tân xuất ngục, học đăng sơn” để nói Nhật kí trong tù gồm 135 bài.

Từ thực tế trên, các nhận xét sau đây trong hai cuốn Ngữ văn 11 đều được coi là không chính xác.

- “Người đã sáng tác 134 bài thơ chữ Hán” phải sửa thành “Người đã sáng tác 134 bài thơ chữ Hán – kể cả lời đề từ và Liễu Châu ngục chỉ có tiêu đề mà không có thơ.” (nếu không muốn quay trở về con số 133…)

- “Tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán (bao gồm cả bài đề từ ở trang đầu)”. Đã là bài thì “đề từ” nên viết hoa; lời đề từ ghi ở trang bìa trước, chứ không phải trang đầu - trang 1. Trang này ghi bài Khai quyển và hai bài nữa.

- Khẳng định “Chiều tối” (Mộ) là bài thơ thứ 31…” là sai lệch với văn bản gốc chữ Hán; theo đó Mộ là bài thơ thứ 30 ở trang 11. (Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, trang 28). Tất cả các cuốn Nhật Kí trong tù (phục vụ việc nghiên cứu) đều đánh số thứ tự theo văn bản gốc – Khai quyển là bài số 1; Kết luận là bài 133 (đề từ không có số thứ tự). Người soạn sách giáo khoa đánh số theo một kiểu riêng không theo văn bản gốc thì làm sao phù hợp với các tài liệu khác. Việc này gây khó khăn cho nghiên cứu và học tập thơ văn Hồ Chí Minh. Vì vậy, các bài thơ Nhật kí trong tù đưa vào sách giáo khoa phải  được đánh số thứ tự theo văn bản gốc – bài Tảo giải số 41, 42; bài Lai tân số 96.

 Trang 67, ghi “bài đề từ ở trang đầu” ngược với trang 68 - “Trang bìa… bốn dòng chữ Hán tiếp theo là bài thơ năm chữ…” –  “bài đề từ”.

“Xét về thời gian…, bốn tháng đầu (căn cứ vào thời gian ghi dưới bài thơ) ” tác giả đã viết 103 bài…” .

Nhận xét như thế dễ làm cho học sinh hiểu lầm: dưới mỗi bài thơ, Hồ Chí Minh có ghi thêm ngày, tháng sáng tác. Câu văn trên chẳng có căn cứ xác đáng. Tôi đã đọc lại cả 133 bài thơ trong Ngục trung nhật kí – chỉ thấy một bài kèm thời gian ở dưới - đó là bài Kết luận. Có thể soạn giả đã nhầm với việc một số bài trong Ngục trung nhật kí có ghi ngày tháng sáng tác ở dưới tiêu đề (Đồng Chính - ngày 2/11; Báo động – ngày 12/11; Việt Nam đang náo động – ngày 14/11; Giải đi Vũ Minh 18/11; Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – 22/11; Nhà lao Thiên Giang - 1/12; Đến Liễu Châu – 9/12; ). Soạn giả đã căn cứ vào bài Bốn tháng rồi đứng ở vị trí số 102, để khẳng định “bốn tháng đầu … tác giả viết 103 bài”. Làm gì có “thời gian ghi dưới bài thơ” để  “căn cứ”.

Ngữ văn 11 (nâng cao) chia thơ Nhật kí trong tù thành “bốn đề tài”; trong đó có “những bài thơ thù tiếp” (trang 67). Chưa nói chuyện đúng sai, với học sinh lớp 11, (và cả một số nhà giáo nữa) phải chú thích thêm về đề tài thù tiếp và cho ví dụ về một số bài tiêu biểu.

Trang 69, 70 (Ngữ văn 11 - nâng cao) - Nên bỏ 6 dấu gạch đầu dòng trước các trích dẫn thơ; theo thông lệ, khi đã có tên bài thơ, tác giả ngăn cách dẫn chứng này với dẫn chứng khác thì không nên gạch đầu dòng.

Sách Ngữ văn 11 rất sơ lược khi xác định hoàn cảnh  thời gian ra đời của các bài thơ trong Ngục trung nhật kí được đưa vào sách giáo khoa. Cảm hứng của bài Chiều tốiđược gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, vào cuối thu năm 1942”. Ba phần Tiểu dẫn của các bài Chiều tối, Lai Tân, Giải đi sớm của Ngữ văn nâng cao đều lặp lại điệp khúc “bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Người bị cầm tù… ”. Thời gian trên đúng cho cả 102 bài đứng trước Bốn tháng rồi (Tứ cá nguyệt liễu). Trong khi đó, dựa vào các tài liệu đã công bố trên báo chí, học sinh lớp 12 niên khóa 2004 - 2005 đã biết:

- Bắt Hồ Chí Minh ở Túc Vinh (huyện Thiên Bảo), nhà cầm quyền địa phương giải người trả lại Tĩnh Tây. Ngục Tĩnh Tây gần biên giới Việt – Trung; đó là nhà lao số ba (sau Túc Vinh và Thiên Bảo) mà Người bị giam cầm. Ở đây Cụ Hồ chỉ nhận được nửa chậu nước mỗi ngày. Bị biệt giam một tháng thì Tết Trung thu cũng vừa đến; vầng trăng trong Vọng nguyệt là trăng Trung thu năm Nhâm Ngọ (1942).

- “Sau 40 ngày giam Hồ Chí Minh ở Tĩnh Tây, sáng sớm 10/10/1942 (Tết Song thập bị giải đi Thiên Bảo), chính quyền Tưởng Giới Thạch quyết định đưa Người đi Liễu Châu. Bài MộTẩu lộ đã được sáng tác vào thời gian này, trên quãng đường Tĩnh Tây - Thiên Bảo. Tĩnh Tây - Thiên Bảo ngày đó chưa có đường ô tô, bọn lính thúc ép Người đi bộ “Năm mươi ba cây số một ngày”. Đêm khuya hôm ấy, Cụ Hồ đến Thiên Bảo, sau khi hoàn tất ba bài thơ.

Trong khi Phan Văn Các (sách đã dẫn) thống kê các bài thơ trong Ngục trung nhật kí theo từng ngày hoặc nhóm ngày, tháng… thì sách giáo khoa vẫn chia 133 bài thơ của Bác theo hai mốc: trước và sau bốn tháng. Các trích dẫn trên góp phần khẳng định một số soạn giả đã cải … lùi gần nửa thế kỉ khi viết về một số bài thơ trong Ngục trung nhật kí

  • Văn Hiến 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>