221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1143104
Nhìn cái mặt thấy ghét thì...đánh (!?)
1
Article
null
Bạo lực học đường:
Nhìn cái mặt thấy ghét thì...đánh (!?)
,

 - Các em muốn chứng tỏ sức mạnh và ảnh hưởng của mình qua việc gây hấn, trấn áp người khác bằng vũ lực. Cũng có trường hợp HS buộc phải dùng vũ lực để tự vệ khi mất niềm tin vào công bằng xã hội hoặc không tin tưởng vào sự phân xử công tâm của người lớn... 

Hung khí đánh nhau của một nhóm HS. Ảnh Người Lao Động

Rất nhiều lý kiến như vậy đã được đưa ra trong buổi tọa đàm về “Thực trạng bạo lực học đường và các giải pháp” do Sở LĐTB&XH TP.HCM tổ chức ngày 25/12. 

Theo đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM, bạo lực học đường năm 2008 tăng đột biến.

Có đến 18 vụ học sinh vi phạm pháp luật, trong đó, có 5 vụ giết người, 6 vụ hiếp dâm, 6 vụ gây rối trật tự công cộng và 1 vụ phá hủy công trình.

Vị này đưa ra một ví dụ cụ thể khiến mọi người đều cảm thấy đau lòng: Vào ngày 5/11, chỉ do một xích mích nhỏ mà 1 học sinh lớp 9 trường THCS (Phước Hiệp, huyện Củ Chi) đã lấy dao Thái Lan đâm chết bạn mình ngay tại sân trường.

Thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM cho thấy, trong 10 năm, tỷ lệ phạm tội của trẻ tăng hơn 3 lần. Năm 1986, chỉ có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì cách sau đó 10 năm, con số này đã là 11.726.

Tính trung bình, mỗi năm, cả nước có tới 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện. 

 Đánh bạn không cần lý do!

 

Bà Nguyễn Thị Hữu Phương, tư vấn viên của Trường  THCS Phú Mỹ (quận Bình Thạnh) cho biết, nhiều HS đánh bạn vì những lý do rất đơn giản. Chẳng hạn như cho là người bạn đó “điệu, chảnh, liếc, cột tóc nhỏng lên, hỏi không trả lời, thấy ghét, hoặc học giỏi… Nói chung, muốn đánh là đánh. Mà đôi khi đánh có tổ chức, có hung khí…”.

 

Một HS lớp 9 của trường này chỉ vì đi chơi chung với một nguời bạn ở trường khác đã bị một nhóm “côn đồ” chém đứt gần tay, hậu quả là không thể cầm bút được.

 

Ông Đặng Thanh Phong, Ban Thiếu nhi Thành Đoàn TP. HCM cũng cho rằng: “Lý do dẫn đến những vụ ẩu đả thường rất nhỏ, nhỏ đến mức không thể gọi là nguyên nhân để dẫn đến đánh nhau. Ví dụ như chỉ nghe phong thanh mình bị nói xấu, hoặc do va chạm nhỏ trong lớp, hoặc chỉ đơn giản là bị “nhìn đểu”.

 

Mới đây, Tòa án nhân dân TP.HCM đã xét xử vụ án một học sinh dùng dao đâm bạn học cùng lớp. Theo hồ sơ, hung thủ cho biết thường bị HS kia đánh, đấm, bắt nạt một cách vô cớ. “Tức nước vỡ bờ”, đến một ngày nọ, HS hay bị bắt nạt thủ sẵn dao găm trong cặp và khi bị HS kia gây sự đã thẳng tay đâm bạn. Khi được tòa hỏi lý do vì sao liên tục đánh, bắt nạt bạn thì “nạn nhân” trả lời rất đơn giản: “Chỉ vì nhìn mặt thấy… ghét”.

 

Không thể khoán trắng cho nhà trường!

 

Theo thầy Trần Đức Thịnh (Trường THPT Dân lập Ngôi Sao), xã hội càng phát triển nhanh thì mặt trái càng nhiều.

 

Bà Nguyễn Thị Bích Hồng (TS Giáo dục học – ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng tình trạng bạo hành trong học sinh một phần xuất phát từ nhu cầu tự khẳng định bản thân.

 

"Các em muốn chứng tỏ sức mạnh và ảnh hưởng của mình qua việc gây hấn, trấn áp người khác bằng vũ lực. Mặt khác, cũng có trường hợp HS buộc phải dùng vũ lực để tự vệ khi các em mất niềm tin vào công bằng xã hội hoặc không tin tưởng vào sự phân xử công tâm của người lớn".

 

Ngoài ra, một số HS thích “hành xử bằng tay chân” do bị tiêm nhiễm những hành vi bạo lực trong phim ảnh, sách báo.

 

Có nhiều vụ ẩu đả diễn ra trước cổng trường nhưng ban giám hiệu không biết mà chỉ “phổ biến” trong HS. Không ít nạn nhân đã giấu kín vụ việc ngay cả với cha mẹ, thầy cô giáo.

 

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu cũng cho rằng, việc chạy theo thành tích trong giáo dục cũng là nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường.

 

“Không thể khoán trắng và quy trách nhiệm cho nhà trường. Thầy cô, cha mẹ cũng phải gương mẫu. Mỗi trường cần phải có phòng tư vấn để giải tỏa bức xúc, áp lực của các em".

  • Minh Tâm

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,