221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1151135
"Chiêu thắt lưng buộc bụng" đi du lịch
1
Article
null
'Chiêu thắt lưng buộc bụng' đi du lịch
,

 - Khủng hoảng kinh tế khiến các bạn trẻ phải “thắt lưng buộc bụng” nhiều hơn nhưng cũng không ngăn được niềm khao khát khám phá những vùng đất mới và trải nghiệm bằng những chuyến đi xa. Có nhiều “chiêu” để tiết kiệm tối đa trên đường đi du lịch nhưng cũng phải cẩn trọng với những dịch vụ giá rẻ.

"Du lịch luân phiên"

Xin ngủ ở nhà người dân là cách tiết kiệm đến 50% chi phí chuyến đi (Ảnh: Tabalo)

“Tết, mình từ Hà Nội đi Nam Định 2 ngày để dự phiên chợ Viềng mà “tổng thiệt hại” chưa tới 100.000 đồng. Đó là vì bọn mình về ở nhờ nhà một người bạn cùng lớp nên cắt giảm chi phí ăn, ở khá nhiều” – Lan Dung (21 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.

Dung cho biết ban đầu cũng hơi ngại vì sợ làm phiền người nhà của bạn nhưng trên thực tế, gia đình bạn lại rất vui khi bạn bè của con tới chơi. Để “đáp lễ”, Tết năm nay, Dung dự định sẽ mời nhóm bạn về quê mình chơi và đi dự hội chùa Hương.

Những nhóm “du lịch luân phiên” như vậy đang ngày càng phát triển.

Các thành viên có thể là bạn bè hoặc tập hợp nhau trên mạng internet rồi thay phiên nhau mời nhóm về nhà mình chơi. Như vậy vừa tiết kiệm được một phần không nhỏ chi phí ăn, ở, lại vừa đi du lịch được nhiều nơi mà lại không bị mang tiếng… ở nhờ.

Hình thức du lịch cùng bạn bè ở địa phương còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí khác do có người bản địa chỉ dẫn những địa điểm vui chơi, mua sắm, ăn uống giá rẻ. Đi chơi cùng người dân địa phương cũng đỡ lo bị “chặt chém”.

Thanh Tùng (Nam Định) cho biết: “Đi du lịch ở những vùng sâu, vùng xa, không có bạn bè hay người quen thì tốt nhất là vào bản xin ngủ nhờ nhà dân, vừa có cơ hội tiếp xúc, cảm nhận cuộc sống của người dân tộc, lại vừa tiết kiệm đáng kể".

Theo Tùng thì mỗi đêm ở nhà nghỉ hạng xoàng cũng phải mất khoảng 100.000 đồng/người trong khi đó cả đoàn tới 20 người cũng chỉ biếu người dân nhiều nhất là 200.000 đồng sau một đêm ngủ nhờ. 

Vé khứ hồi giá… 1 Euro

Với mỗi chuyến du lịch, thông thường chi phí đi lại chiếm tới hơn một nửa tổng chi phí chuyến đi nên tiết kiệm được càng nhiều khoản phí này càng tốt.

Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ và… cực rẻ nhưng thường phải đặt trước nửa năm, thậm chí một năm hoặc “rình” các đợt khuyến mại lớn mới có được mức giá đặc biệt ưu đãi.

Phạm Quỳnh Nga, du HS tại Tây Ban Nha cho biết, Nga từng đặt vé khứ hồi từ Barcelona đi Paris chỉ với giá… 1 Euro, cộng thêm thuế nữa cũng chỉ mất 25 Euro.

“Kinh nghiệm của tôi là luôn tra cứu trước các điểm dự kiến tham quan, tham khảo trên mạng và thể sắp xếp lịch trình hợp lý để tiết kiệm tối đa tiền di chuyển. Hồi đầu mới tập tành du lịch “bụi”, tôi thường tốn khá nhiều tiền đi taxi lòng vòng từ đầu này sang đầu kia thành phố rồi lại lộn ngược lại chỉ vì không tìm hiểu trước địa điểm” – Anh Tú (26 tuổi, nhân viên khách sạn, Hà Nội) cho biết.

Cũng theo Tú, hồi đầu đi du lịch còn “xài sang” đi taxi, sau đó khi đã quen “lê la” khắp nơi thì Tú luôn sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm và cả những phương tiện đặc trưng của địa phương như tuk tuk để di chuyển. Nhờ vậy mà mỗi chuyến đi tiết kiệm được tới cả trăm USD.

Nếu bạn có thẻ SV quốc tế hoặc dưới 25 tuổi và đi du lịch ở châu Âu thì thường được giảm giá vé tàu xe, tham quan ở nhiều địa điểm. Luôn nhớ phải trình thẻ hoặc giấy tờ chứng minh để được giảm giá vì không phải người bán vé nào cũng hỏi bạn về điều này. 

Coi chừng “của rẻ là của ôi”

Hostel Castaneo Old Town ở Stockholm, Thuỵ Điển. Vào các hostel giá rẻ như thế này, khách có thể phải bỏ tiền thuê chăn, ga, gối. (Ảnh: hostelworld.com)

Trên đường du lịch, hầu hết các bạn trẻ đều quan niệm chỗ ngủ chỉ là nơi để “đặt lưng” cuối ngày nên chọn chỗ càng rẻ càng tốt. Tuy nhiên, những căn phòng “giá rẻ” được rao trên mạng nhiều khi lại quá tệ hoặc không rẻ chút nào.

Hoàng Lan (Lò Đúc, Hà Nội) từng bị “choáng” khi nhìn thấy khách sạn tồi tàn ở Siem Riep (Cambodia) mà mình đã đặt trên mạng.

Không hề lung linh như quảng cáo, khách sạn này không khác gì một khu vườn đầy muỗi, thậm chí phòng tắm còn đầy sinh vật lạ bò lổn nhổn khiến Lan hãi hùng. Khách sạn được quảng cáo là cách chợ trung tâm 5 phút nhưng không phải 5 phút đi bộ mà là đi xe tuk tuk.

Còn Quỳnh Nga lại thấm thía nhiều bài học với các khách sạn giá rẻ (hostel) ở châu Âu. Nhiều hostel dành cho thanh niên có phòng đôi giá từ 40-70 Euro tùy thành phố, còn phòng trên 10 người thì khoảng 15-24 Euro/người.

Những phòng trên 10 người thường được thiết kế giường tầng như ký túc xá ở Việt Nam. “Nếu nằm cùng phòng ông nào… lười tắm hay ngáy to thì có khi mất ngủ cả đêm” – Nga chia sẻ.

Thậm chí, một số bạn trẻ Việt Nam còn bị sốc khi nửa đêm các bạn nước ngoài làm “chuyện ấy” ngay trong phòng chung.

Ở các khách sạn giá rẻ này còn đặt cả bếp, tủ lạnh cho khách tự nấu nướng nhằm giảm chi phí nhưng không ít lần thực phẩm để trong tủ không cánh mà bay. Nga cho biết đã từng thấy một nhóm thanh niên Trung Quốc ở cùng hostel “liên hoan” khúc giò mình mang từ Việt Nam sang mà không làm gì được.

Bị “chặt chém” ghê nhất là những hostel bắt đóng thêm tiền thuê ga giường, ruột chăn, gối và vỏ gối.

“Khi tới Copenhagen, chúng tôi thuê hostel giá có 24 Euro mà tiền thuê ga giường đã là 12 Euro. Mặc dù bọn tôi đã giải thích rằng có mang sẵn đồ của mình đi nhưng họ không chịu, bắt phải thuê đồ mới được vào phòng. Mình cũng đành cắn răng thuê thôi vì nếu không thì vẫn mất tiền do thanh toán bằng thẻ visa".

Vì thế, kinh nghiệm xương máu khi tìm nhà nghỉ hoặc khách sạn giá rẻ là phải hỏi trước thật cụ thể về điều kiện ăn ở. Bên cạnh đó, có thể tham khảo comment (bình luận) của những người đã từng thuê phòng ở đó. Nếu được chấm từ 7/10 điểm trở lên, đó là khách sạn có thể ở được. 

  • Lan Hương

CHUYÊN ĐỀ: "GIỚI TRẺ VÀ NHỮNG CHUYẾN LÊN ĐƯỜNG"

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,