221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1160646
Sau "Olympia", sẽ còn nhiều "sự cố hy hữu"?
1
Article
null
Sau 'Olympia', sẽ còn nhiều 'sự cố hy hữu'?
,

 - Sau "sự cố hy hữu trong chương trình "Đường lên đỉnh Olympia", nhiều độc giả đồng tình với cách giải quyết của Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, độc giả - những học sinh, sinh viên, người dân... cũng như chính các bác sỹ cũng bất đồng trong cách trả lời câu hỏi của chương trình về việc có hay không hệ nội tiết? Đồng thời, nghi ngờ và đặt câu hỏi về trách nhiệm trong biên soạn sách giáo khoa.

Khán giả cổ vũ cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia". Ảnh: Lê Anh Dũng

Hệ nội tiết: Bác sỹ cũng "người có, kẻ không"

Những thông tin từ các công cụ tìm kiếm trên mạng như Yahoo, Google... hay từ điển trực tuyến Wikipedia đã được các độc giả "cày xới" để tìm ra đáp án cho câu hỏi của "Đường lên đỉnh Olimpia" cũng như tính chính xác trong câu trả lời của thí sinh Bạch Đình Thắng (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội).

Bạn đọc Bùi An Bình, 114 Lê Lợi (thành phố Huế) viết: "Chỉ cần vào Yahoo hay Google và đánh chữ endocrine system là sẽ biết ngay có hay không có hệ nội tiết. Sách y học Việt Nam và nước ngoài đều cho rằng hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết".

Còn bạn Hoàng Minh Việt (hoangminhvietvx@... đã trích dẫn lại 1 định nghĩa tiếng Anh trên từ điển Wikipedia để khẳng định em Thắng đã hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên, "endocrine system" liệu có được dịch như cách thông thường sang tiếng Việt là "hệ nội tiết" hay không, thì độc giả Lê Hùng ở Hà Nội tỏ ý nghi ngờ: Theo kết quả tôi tra cứu, có nhiều trang của trường đại học cũng dùng thuật ngữ "endocrine system". Tôi không biết là cụm từ này dịch sang tiếng Việt là "hệ nội tiết" có được không?

Nhiều độc giả khác, tuy đồng tình với em Thắng là có hệ nội tiết, nhưng lại cho rằng, dù sao thì đáp án của Thắng vẫn chưa đầy đủ.

Độc giả tên Giang (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) cho rằng, với những thông tin trên "nhịp cầu VTV" thì cơ thể con người phải có 7 hệ, bao gồm: Hệ vận động, hô hấp, bài tiết, tuần hoàn, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết. Và với đáp án này, cho dù Thắng có chứng minh được là có hệ nội tiết thì vẫn không thể được điểm trong phần thi.

Hoan ngênh VTV đã tiếp thu và sửa chữa kịp thời thiếu sót của mình. Song, ban biên tập cần thận trọng hơn khi làm biên soạn câu hỏi và đáp án. Bản thân tôi đã trả lời câu hỏi đó theo phương án mà em Thắng đưa ra khi theo dõi chương trình cùng con trai (cháu 7 tuổi), tôi đã bị con trai đánh giá trí tuệ của bố... 

(Nguyễn Quang Minh, quận Lê Chân, Hải Phòng)

Tuy nhiên, theo anh Trần Thế Bảy ở 73 Văn Cao, Phú Thọ Hòa (quậnTân Phú, TP.HCM), câu hỏi của chương trình đã không rõ ràng, nên phải chấp nhận câu trả lời của Thắng.

"Thắng trả lời là trong cơ thể có hệ nội tiết là đúng. Còn ban cố vấn trả lời là không có hệ nội tiết thì đây là một sai lầm. Nhưng trong cơ thể người có 10 hệ khác nhau, trong đó có 2 hệ là tuần hoàn và bạch huyết thì gọi chung là hệ mạch. Việc kể ra 6 hệ là chưa thể hết, vấn đề ở đây là tại sao không đặt ra câu hỏi là "hãy kể ra tất cả các hệ trong cơ thể người".

Về đáp án này, ngay cả những người "trong nghề", có kiến thức về Y học cũng có sự bất đồng.

Trong phản hồi của mình, bạn đọc Mạnh Thắng (manhthang@...) cho biết: Dù là một bác sỹ nhưng "chưa nghe thấy có tài liệu nào nói là có hệ nội tiết mà chỉ có tuyến nội tiết mà thôi".

Cũng là người của ngành y, công tác tại y khoa Clinic, chị Trần Thị Hoa (91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) cho rằng: VTV không cần phải "đành" chấp nhận câu trả lời của em Thắng, vì câu trả lời đó chính xác.

Theo chị Hoa, trong các sách và tạp chí về nội tiết và nội khoa bằng tiếng Anh, cụm từ "endocrine system” là một thuật ngữ y khoa thế giới. 

Là bác sĩ đang giảng dạy ở ngành y, anh Nguyễn Minh Sơn (99 Hùng Vương, Đà Nẵng) cho hay, qua tìm hiểu sách y khoa, anh được biết tuyến nội tiết chỉ là một phần của hệ nội tiết. Theo anh Sơn, ngay trong trang 32, sách Sinh lý học tập II của trường ĐH Y Hà Nội (Nhà xuất bản Y học năm 2000) cũng định nghĩa: Hệ nội tiết (endocrine system) chủ yếu điều hoà các chức năng chuyển hoá của cơ thể như điều hoà tốc độ các phản ứng hoá học ở tế bào, điều hoà sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào hoặc các quá trình chuyển hoá khác của tế bào như sự phát triển, sự bài tiết.

Sẽ còn nhiều sự cố ..."hy hữu"?

Từ sự cố được coi là "hy hữu" trong chương trình "Đường lên đỉnh Olympia", bạn đọc Lê Anh (Hà Nội) đặt câu hỏi: "Trường hợp của em Thắng có phải do sai sót của sách giáo khoa? Và khi tham dự các cuộc thi quốc tế, học sinh Việt Nam sẽ phải trả lời những câu hỏi kiểu như vậy bằng cách nào. Bởi thi quốc tế, thì chắc sẽ khó có chuyện "sửa sai" như trong cuộc thi "đường lên đỉnh Olimpia" vừa qua.

Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc: trách nhiệm để xảy ra những sai sót này thuộc về ai?

Bạn đọc An Toàn (Hà Tĩnh) cho rằng: Bộ GD-ĐT phải có ý kiến về sự cố của chương trình.

Còn theo bạn Nguyễn Minh Đức (Bình Dương), trách nhiệm thuộc về nhiều phía: "Tại sao một nội dung kiến thức để giảng dạy cho các em học sinh mà lại không được nhà khoa học công nhận và hoài nghi về tính xác thực của nó? Phải chăng là vì sách giáo khoa chứa hàm lượng kiến thức quá xa vời không gắn với thực tế hay chỉ để học sinh biết để lên lớp và sau này quên nó đi?.... "

Bạn Lê Ngọc Minh (minh_bactramy@...) cho rằng các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư cần phải nghiên cứu để đưa ra câu trả lời trước công chúng một cách thuyết phục hơn. Đồng thời, "Bộ GD-ĐT nên nhận khuyết điểm về việc này".

Câu hỏi về chất lượng sách giáo khoa

Từ đó, vấn đề chất lượng sách giáo khoa cũng được đặt ra khá gay gắt.

Theo bạn Ngô Viết Hoàn (Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Vinh): "Sau sự việc này chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn và xác thực hơn  về độ chuẩn xác và thống nhất của các loại SGK và tài liệu tham khảo được đưa vào giảng dạy trong nhà trường".

Anh Võ Văn Khoa (Gia Lai) cũng đồng tình: "Sự việc trên một lần nữa cho thấy ở ta còn quá nhiều vấn đề trong nghiên cứu và giảng dạy. Các em học sinh sẽ thu nhận được gì khi các "nhà khoa học hàng đầu", người bảo đó là "tuyến" người gọi là "hệ". Thiết nghĩ, vấn đề tưởng nhỏ nhưng sẽ không nhỏ nếu không có cách nhìn nhận toàn diện, khoa học, thống nhất".

Còn bạn Phạm Minh Đức (ducminhpham2006@...) khẳng định: Sẽ còn nhiều câu chuyện hy hữu nữa xảy ra, bởi cuộc sống nói chung và khoa học nói riêng luôn không ngừng phát triển. Quan niệm về 5 hay 6, thậm chí 7... hệ dần sẽ chỉ còn là quan niệm "dân gian"!

 Anh Đức cũng dẫn chứng, nhiều sách vở đã sử dụng thuật ngữ "hệ miễn dịch", cho dù trong đáp án của chương trình không có hệ này.

  • Lan Anh (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,