221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1159525
Trò cấp 3 "tạo việc làm" cho sinh viên ĐH
1
Article
null
Trò cấp 3 'tạo việc làm' cho sinh viên ĐH
,

- Nguyễn Văn Cương, HS  lớp 11 của một trường THPT ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) chi khoảng 200.000 đồng cho khoản "thuê người làm bài tập". Còn Lê Thị Mai, cô học sinh trường Trần Nhân Tông, để có thời gian đi học nhảy mà không bị bố mẹ "ép" học, cũng lên mạng tìm người làm hộ bài tập.

"Học, học nữa, học mãi"

Học chính, học thêm liên miên, học sinh bị quá tải, đến lớp trong trạng thái mệt mỏi (Ảnh chụp 1 học sinh trường THCS Thành Công trong giờ nghỉ giữa 2 ca học thêm ngày 3/12/2008). Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Cẩm Quyên
"Nghĩ đến việc ngồi vào bàn làm bài tập là em sợ. Có cảm giác, cuộc sống của mình chỉ có học và học”. Cương nhăn nhó.

Tối tối, Cương phải làm bài tập cho 3 môn học chính sẽ học trên lớp vào sáng hôm sau, 2 môn học thuộc để kiểm tra miệng.

Đó là chưa kể thời gian học thêm 4 môn (Toán, Lý, Hóa và tiếng Anh) mỗi tuần 5 buổi (riêng tiếng Anh học 2 buổi/tuần; 3 môn còn lại, mỗi môn học 1 buổi/tuần).

Gia sư của Cương chỉ có nhiệm vụ … “đai đi đai lại” kiến thức cho chắc chứ không giao thêm bài tập cho cậu nữa.

“Bài tập học thêm còn nhiều hơn bài tập chính. Sau mỗi buổi học, thầy cô thường đưa cho 1 tờ bài tập riêng để về nhà làm. Mỗi buổi học cách nhau có 1 ngày, mà ngày nào cũng phải học, không môn này thì môn khác”, Cương ỉu xìu.

Quỹ thời gian của Cương thực sự eo hẹp: Đi học về lúc 12h trưa, ăn cơm xong đã gần 13h, lên thay đồ và lấy sách vở học buổi chiều rồi lại đi học thêm đến 17h mới về, 19h bắt đầu học gia sư, đến 21h30 cậu mới bắt tay vào đống bài tập đang chờ.

Bố mẹ dường như không hiểu những khó khăn của Cương. Mỗi ngày đi làm về, thấy con ngồi trong bàn học, bố lại xoa đầu: “Tốt lắm, con trai bố chịu khó học cho giỏi nhé, mai mốt thi vào trường tốt, bố sẽ cho con đi du học”.

Còn mẹ thì chuẩn bị đủ thứ: sữa, hoa quả, khăn mặt để cạnh bàn học của “quý tử” để cậu đói là ăn, khát là uống, không phải đứng dậy.

Bố mẹ không kiểm tra được kiến thức, nhưng luôn kiểm tra vở bài tập của con, hôm sau sẽ gọi điện cho cô giáo để hỏi “Cháu làm đúng không cô? Có tiến bộ không cô?”.

Sự kì vọng quá lớn khiến Cương đành đối phó bằng cách thuê người làm bài tập.

Thuê học để được đi nhảy

“Ngày nào cũng lên lớp, ngồi nghe giảng rồi lại về, lại học và học. Vòng quay này có gì thú vị?”, Lê Thị Mai, học sinh trường THPT Trần Nhân Tông nói.

Nhưng nếu không đảm bảo việc học thì niềm đam mê với khiêu vũ, hip hop của cô bé sẽ không được thỏa mãn.

Mai cho hay, bố mẹ “mặc cả" sẽ cho cô đi học khiêu vũ, hip hop, thậm chí cho đi biểu diễn nếu như bài tập vẫn đảm bảo, không bỏ học, không bị cô giáo phê bình.

“Nếu như chỉ cần những điều đó, với em không khó. Em vẫn đi học, bài tập có người làm cho, thế là thoải mái đi tập nhảy đến tối mới về, bố mẹ rất bận rộn, có hỏi đến thấy vở vẫn đầy đủ những bài cô dạy là yên tâm”.

Mai chỉ phấn đấu là học sinh bình thường, không quá dốt, quá nghịch để cô phải than phiền, nên khỏi phải lo chuyện cô giáo có phê bình hay không.

"Cung - cầu" gặp nhau

Thông qua anh gia sư tên Lâm, hiện đang là SV năm 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Cương đã tìm được “đối tác”.

 
"Khi biết chuyện, có bạn đồng tình vì cho đó là cách tự giảm tải, mình vẫn học tốt là được. Có đôi lúc, em cảm thấy có lỗi với bố mẹ, thầy cô. Nhưng em cảm thấy thoải mái hơn bao nhiêu. Em vẫn hiểu bài, dù những bài đó không phải do em tự tìm tòi, sáng tạo để tìm lời giải” - Cương cho biết

“Đối tác” của Cương không ai khác, là bạn của Lâm. Lâm có vai trò chuyển tờ bài tập về cho bạn, cậu bạn nhanh chóng "xử lý” rồi gửi lại.

Giá mỗi bài trung bình là 5.000 - 6.000 đồng.  “Một tờ đề có khoảng trên dưới 5 bài, giải xong cũng được trên dưới 30 ngàn. Thấp hơn đi dạy một chút nhưng không phải đi lại, không mất công giảng giải, kiến thức cấp 3 nằm trong tầm tay, vèo một cái là xong”, Lâm nói.

Không làm cho "học trò" của mình, nhưng Lâm lại làm bài thuê cho một số bạn của Cương với mức giá tương tự.

Cương chỉ thuê làm bài tập học thêm, còn bài trên lớp, cậu vẫn tự làm.

“Em không lo cô giáo phát hiện vì mình không phải lười học, đọc bài giải là em hiểu”, Cương phân trần.

Cương “thuê” người làm bài tập khoảng 3 tháng nay, kể từ khi lượng bài tập dồn lại quá nhiều vào đợt giữa kì. Mỗi tháng, cậu chi xấp xỉ 200.000 đồng cho khoản này, bằng nửa tiền ăn sáng và tiêu vặt.

Trong khi đó, vì không học gia sư, Mai “cầu cứu” bằng cách vào các diễn đàn đăng thông tin cần người làm hộ bài tập, rồi để lại số điện thoại.

“Em đăng được 1 ngày, đã có người gọi điện hỏi han rồi. Sau đó, em cũng gặp người ta, nếu cảm thấy được thì mới thuê, không thì thôi”.

Khi gặp "đối tác", Mai yêu cầu phải có thẻ SV, chứng minh thư và nói chuyện xem có tin tưởng được không. Sau khi làm thử 1 vài bài, mang lên lớp lúc cô chữa bài, thấy kết quả đúng thì Mai mới trả tiền.

- Mai không sợ khi bị gọi lên bảng chữa bài lại chết đứng à? - tôi hỏi.

- Em không lo, vì vở chỉ để kiểm tra thủ tục thôi. Có phải lúc nào cũng kiểm tra bài tập đâu. Với lại, làm thế để bố mẹ yên tâm là chính.

- Thế Mai cứ làm đi, sai cũng được, cần gì phải thuê?

- Vấn đề là em không thích học, nên không thích làm. Thuê cho xong chuyện.

Hiện nay, Mai đã thuê người làm bài tập Anh văn cho mình với mức giá 15 ngàn đồng/bộ đề.

Dịch vụ kiểu mới?

"Chào mời" thuê giải bài tập
Từ đề xuất của Cương, Lâm nảy ra ý sẽ cùng vài người bạn làm bài tập thuê cho những ai đi học mà không có nhu cầu làm bài tập (trong khi vẫn phải chiều lòng bố mẹ).

“Mình hay đọc báo, thấy nói HS bị quá tải ghê quá! Mình bỗng nghĩ, chắc chắn sẽ có nhiều em như Cương, chán học nhưng bị ép học, hoặc học không xuể. Nên mình cũng luôn sẵn sàng để nếu em nào có nhu cầu, mình sẽ đáp ứng”, Lâm nói.

Trên một số diễn đàn trực tuyến, những thông tin tìm kiếm người làm thuê bài tập của HSSV rất nhiều, và lượng người xem, phản hồi lại cũng không ít.

“Tôi mún nhờ anh chị nào giỏi Anh văn có thể làm giúp bài tập Anh văn lớp 10...giá là bao nhiêu...1 cuốn đề cương khoảng 10 bài thôi...rất ít...khoảng 10 tờ A4...nếu ai giúp dc thì liên hệ số điện thoại 0906xxx..thanks a lot”. Câu “chào mời” này sau đó đã thu hút gần 80 lượt người xem.

Theo Lâm, sở dĩ học sinh cần người làm bài và sẵn sàng trả tiền cho họ vì các em đã rất sợ học, sợ làm bài.

Mặt khác, những em thuê người làm bài thường là sống trong gia đình khá giả, được bố mẹ cho nhiều tiền tiêu vặt hoặc tự kiếm ra được chút ít nên có điều kiện chi trả.

“Bù lại, họ lại hay tạo áp lực cho con, nên các em phải tìm cách đối phó”, Lâm nói.

Theo kinh nghiệm của những người đang làm bài thuê, chỉ các môn khối tự nhiên và ngoại ngữ thường được "chào hàng" nhiều. Các môn xã hội như Văn, Sử, Địa rất "hiếm khách".

  • Cẩm Quyên

***********************************************

Họ tên: Huỳnh Hữu Du
Địa chỉ: TP.HCM
Nội dung:  Hiện nay, rất nhiều gia đình, phụ huynh phải bỏ ra tiền triệu để cho đứa trẻ nhà mình được học một trường tư thục tốt, chỉ vì ở đó có chương trình giáo dục nhẹ hơn, cần bằng hơn và phù hợp hơn với đời sống con trẻ. Họ đang phải bỏ tiền ra (thực chất là sự lãng phí của xã hội) cho cái mà đáng lẽ ra mình không phải bỏ nếu như nước nhà có một nền giáo dục tốt.

Họ tên: Nguyễn Bảo Ngọc
Địa chỉ: 141D, Nguyễn Cửu Vân, Tân An, Long An
Nội dung: Cần thay đổi vai trò của trường học. Rõ ràng, không cần thiết phải đến lớp để học kiến thức: biết thêm 1 bài văn, biết thêm 1 dạng toán... Nhà trường sắp tới sẽ chuyển qua vai trò: giáo dục giá trị và đào tạo kỹ năng.

Họ tên: Đinh Minh Thanh
Địa chỉ: Bắc Ninh
Noi dung: Các phụ huynh nên đọc bài này để rút kinh nghiệm cho việc dạy dỗ con cái mình.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>