221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1171612
Sinh viên đòi quyền "được hưởng giá đúng"
1
Article
null
Sinh viên đòi quyền 'được hưởng giá đúng'
,

 - Những thông tin nhà xe các trường ĐH thu sai tiền so với quy định, "lách luật" để "hành SV"  nhận được phản hồi dồn dập từ sinh viên nhiều trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Từ câu chuyện vé xe, vấn đề đặt ra là SV cũng cần phải biết đấu tranh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

SV cũng cần đấu tranh triệt để cho quyền lợi của mình

Trong những lần tiếp xúc với các đơn vị liên quan chuyện phục vụ của nhà xe, lãnh đạo một số trường ĐH đều chung ý kiến: Nhà xe sai rõ rồi. Nhưng nhìn lại, trách nhiệm của SV ở đâu? SV đã làm được những gì, ngoài chuyện chỉ biết kêu ca?

Ông Lê Trọng Khanh, Phó phòng Quản trị - Thiết bị của Học viện Ngân hàng khẳng định: "Chúng tôi đã có thông báo. SV không biết là vì không quan tâm".

Một lần gặp SV trả tiền cao hơn giá quy định để ở bảng, thắc mắc thì ông Khanh được trả lời "vì thấy hằng ngày vẫn thu như vậy".

"Thế nên mới có chuyện từ khi có bản cam kết mới, SV mới "ngã ngửa" ra là nhà xe đã làm sai bấy lâu nay. Khi biết nhà xe sai, SV vẫn nghe theo".

Trên thực tế, SV nhiều trường đã lên tiếng trên diễn đàn trường, hoặc làm đơn rồi gửi lên ban giám hiệu, nhưng không phải tiếng nói nào cũng tới đích.

Ông Ngô Văn Hoan, Trưởng phòng Quản trị  - ĐH Sư phạm Hà Nội bày tỏ: “Quan điểm của nhà trường khi thu phí trông giữ xe là hỗ trợ SV, nên mới quy định mỗi lần gửi xe đạp 500 đồng, xe máy 1.000 đồng. SV từng phản ánh hiện tượng thu giá sai, chúng tôi đã phạt nhà xe, như vậy là đã lắng nghe bảo vệ quyền lợi cho các bạn. SV muốn đấu tranh thì cũng phải cương quyết thực hiện".

Theo ông Hoan, SV không nên chỉ kêu ca, mà nên gợi ý cả những cách giúp nhà trường quản lý nhà xe cho tốt. "Muốn thay đổi được việc các nhân viên nhà xe cố ý làm sai quy định, cần sự phối hợp và đề xuất từ chính các bạn”.

 

Theo các bạn SV, việc xử lý nhà xe khó triệt để là do nhà trường phạt chưa "nặng tay", mang tính "hình thức".

 

"Nếu nói mà không làm thì e là việc này không bao giờ chấm dứt. Em đang chờ xem nhà trường sẽ làm như thế nào trước điều đã hứa. 500 hay 1.000 đồng không quan trọng bằng việc SV có thoải mái, hình ảnh nhà trường có bị ảnh hưởng. Khách khứa đên trường, nơi đầu tiên và cuối cùng họ tiếp xúc chính là nhà xe", Phạm Huy, SV Học viện Ngân hàng chia sẻ.

 

Nhà trường: Cắt hợp đồng nhà thầu cố ý làm sai quy định

 

Giữ đúng cam kết, ngày 2/3, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chấm dứt hợp đồng thầu với nhà xe sau những sai phạm so với quy định và hiện đã mời nhà thầu mới

Bản thông báo về việc thay đổi chủ hợp đồng trông giữ xe đạp, xe máy đã được phổ biến tới SV, dán lại ở nhà xe.

Lý do chấm dứt là bởi nhà xe đã nhiều lần vi phạm quy định như không bán vé tháng theo đúng quy định; thu tiền gửi xe gấp 2 lần giá quy định; thái độ làm việc của nhân viên chưa phù hợp với môi trường sư phạm.

Mọi thắc mắc của SV, ông Hoan khẳng định sẽ tiếp nhận, xử lý và mong các bạn hợp tác để xây dựng môi trường học tập tốt hơn.

Vũ Huyền Ngọc, K57C cho biết, nhà trường làm nghiêm, SV sẽ tiết kiệm được một nửa tiền gửi xe.

"Thói xấu của nhà xe một phần cũng do thói quen của chúng em tạo nên. Từ bây giờ, chúng em sẽ chỉ trả đúng số tiền ghi trên bảng giá, đòi thêm nhất định không trả. Nếu nhà xe mới còn gây khó dễ, em sẽ tiếp tục kiến nghị đến khi nào chấm dứt".

"Khi biết thông tin này, em rất vui vì thấy nhà trường cương quyết như thế. Mọi lần phạt xong, nhà xe vẫn tái phạm như thường, khiến nhà xe cũng thấy “nhàm” chuyện phạt. Hi vọng, lần này sẽ không còn chuyện đó nữa. Các nhà xe không chỉ phục vụ SVtrong trường. Nếu không thay đổi được, sẽ có những ấn tượng không tốt về trường", Đỗ Thị Ngân Hà, SV lớp K57A Toán chia sẻ.

  • Cẩm Quyên 

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,