221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1172232
Sinh viên xài "xế hộp"
1
Article
null
Sinh viên xài 'xế hộp'
,

 - "Xế hộp" không chỉ dành riêng cho “công tử” con nhà giàu nữa.  Nhiều “công chúa, tiểu thư” cũng được sở hữu xế hộp của riêng mình để đến giảng đường.

Loay hoay tìm chỗ “đựng”

Khi được hỏi "có biết bạn SV trường mình đi xe hơi đến trường không?”, Mai, SV ĐH Hà Nội, lắc đầu nguầy nguậy: “Trường mình làm gì có! Chắc là thông tin đồn thổi thôi”.

Thực tế, trong bãi gửi xe ĐH Hà Nội chứa 1.000 xe máy thì vẫn có khoảng 4-5 chiếc xế hộp của SV như Camry, Hyundai, Corendo, Fiat…

Chú Hải, nhân viên giữ xe ở nhà xe của trường cho biết: Từ năm 2007, ở ĐH Hà Nội bắt đầu có SV tự lái xe hơi đi học. SV này phần lớn học chương trình liên kết 2+2. Không có SV hệ chính quy nào đi xe hơi đến trường.

Chú bảo: “SV này ngồi lên xe vào bãi, rồi ngồi trong xe ra về, chú không nắm được tên”. Chú nói thêm: “SV xài ô tô tính tình hòa nhã, chào hỏi lễ phép, chi tiêu thoải mái... ".

Minh họa cho “sự thoải mái” của "SV đại gia", chú Hải dẫn ví dụ: SV trả tiền gửi xe, tiền chẵn lại mệnh giá lớn. Chú trả lại, thì cậu lắc đầu, phẩy tay, “tí cháu còn quay lại học”.

Chiếc xe Huyndai giữa rừng xe máy

Ngày đấu tiên đi xe, V.H.N, SV Khoa Trung, ĐH Hà Nội thường gửi miễn phí ở bãi để xe dành cho khách. Sau đó, bảo vệ yêu cầu phải đưa vào gửi bãi xe của SV. Phí gửi xe trong bãi ở trường ĐH Hà Nội 10.000 đồng/lần, gửi xe buổi tối 20.000 đồng/lần (gấp 20 lần phí gửi 1 xe máy).

Ở các bãi gửi xe ngoài trường đắt gấp đôi, phí cho 1 lần gửi khoảng 20.000 đồng. Đã đi ô tô, tiền gửi xe với SV này “không thành vấn đề”. Nhưng để tránh con mắt “súp - pờ - soi” của SV trong lớp, "đại gia SV" chọn chỗ kín để “cất” xế hộp.

Cô Bảo, giữ xe ở Học viện Quan hệ Quốc tế nói: “Sân trường hẹp. Bãi gửi xe của trường toen hoẻn. Các thầy cô giáo còn phải có lái xe riêng. Sau khi đến trường, lái xe đánh xe ra chỗ gửi khác”. Vì vậy, có rất nhiều SV có điều kiện phải gửi ở bãi gửi xe ngoài, hoặc được gia đình đưa đón đến hàng ngày.

Anh nhân viên trông xe ô tô ở bãi gửi xe Chùa Láng cho biết: “Có cậu SV ĐH Ngoại thương đi xe Ford đến gửi ở bãi này”.

Anh kể: “Sáng, cậu gửi xe ở đây và đi bộ vào trường. 12h tan học, bạn lại đưa cậu đi xe máy từ trường ra bãi để lấy xe ô tô về”.

Ở Khoa Quốc tế (ĐHQG Hà Nội) cũng có 5 SV thường xuyên đi ô tô đến trường. Còn một số SV khác, chỉ đi xe hôm mưa phùn, rét mướt. Khuôn viên làng SV hẹp, SV phải để “xế hộp” ở hầm gửi xe của khách sạn Thể thao.

Lái xe đi học từ năm 18 tuổi

Có “xế hộp” để đi học đã là chuyện hiếm. Một nữ SV năm thứ nhất “đánh” ô tô hơn chục km đến trường hàng ngày lại càng không dễ tìm. Nhưng V.H.N, SV Khoa Trung, ĐH Hà Nội là SV như thế.

Vừa đủ 18 tuổi, N. đăng ký một lớp học ở trung tâm dạy lái ô tô ở Sơn Tây. Trong 2 tháng ròng, cứ cuối tuần, cô lại bon bon đánh xe sang Sơn Tây để học.

N. chọn đi ô tô đi học chỉ vì: “Nhà mình xa ở tận Hồ Tây, phải đi tận Thanh Xuân để học. Nhà sẵn ô tô, mình đi cho tiện”.

Nhà N. có 2 chiếc xe hiệu Lexus và Corendo màu nâu của Hàn Quốc. N. đi thay đổi 2 chiếc xe đó đến trường học.

Khi được hỏi: “18 tuổi mà đã đi xe riêng đến trường, bố mẹ có phản đối không?” N. nói: “Mình là con gái, đi xe máy đường xa, tối lại về muộn, bố mẹ còn lo hơn để con “đánh” xe ô tô đến trường. Mà đã ngồi trong ô tô thì “mưa chẳng đến mặt, nắng chẳng đên đầu”.

Dạo mới đi xe, N. va quệt thường xuyên, xe méo chỗ nọ, xước sơn chỗ kia. Sau 3 năm lái xe đi học, N. tếu táo: “Bây giờ thành tổ lái rồi, có thể đua xe được ý chứ”.

Cô Hoa, chủ nhiệm lớp SV hệ ĐH Tiếng Pháp ở Khoa Quốc tế cho biết, khoảng có 5 SV (3 nữ sinh) thường xuyên đi học bằng ô tô.

Nguyễn Thị Huyền Trang

Nguyễn Thị Huyền Trang, SV ngành Kinh tế Tiếng Pháp ngày nào cũng thong dong lái xe đến trường.

Trang học lái xe ở trung tâm ở Đông Ngạc, tổng “thiệt hại” mất 10 triệu. Song song với việc học ở trung tâm, Trang còn thuê thầy về “phụ đạo” riêng 10 buổi. Chi phí cho 1 buổi tập lái 2 giờ đồng hồ “một thầy, một trò” là 300.000 đồng.

Trang nhớ lại: “Lần đầu tiên mình đi xe, bố không yên tâm nên “kèm” mình sang trường. Bố dò xét đường, chọn đường nào ít tắc nhất, rồi sau mới để tự mình đi”.

Bố mẹ Trang kinh doanh bất động sản. Tiền tiêu vặt một tháng của cô là 3 triệu đồng. Khi nào xe hết xăng, bố cho thêm 1 - 2 triệu nữa. Trang ăn mặc giản dị, mặt mộc, không trang điểm. “Mình không quan trọng phải mặc hợp mốt, hợp màu xe, rồi rủng rỉnh phụ kiện đắt tiền kèm theo. Tuổi mình chưa làm ra tiền nếu mặc diện thì do toàn bố mẹ chu cấp, ngại lắm!”. 

Bố Trang không cho đi xe máy vì sợ đường đông nguy hiểm. Nhưng theo Trang, quả là đi ô tô an toàn hơn vì: “Lỡ xảy ra tai nạn, ô tô có bao giờ bị làm sao đâu. Nếu va quệt xe bị bẹp hỏng thì đã có bảo hiểm chịu”.

Vì vậy, đã thành thói quen, cứ đi ra đường là Trang ngồi lên ô tô. Ngoài đi học, Trang còn thường chở mẹ đi mua sắm. Thỉnh thoảng, Trang cũng tụ tập bạn bè đi chơi xa Hà Tây, có khi chỉ loanh quanh xem phim, ăn uống ở Hà Nội. “Đi xe máy, mỗi người một xe cũng phiền phức, lại lỉnh kỉnh mũ bảo hiểm, đôi khi lạc nhau. Bọn mình ngồi trên ô tô “thu về một mối”, đi chơi cũng “xôm” hơn”.

Xe cô đang đi là xe của cả gia đình. Trang bật mí: “Bố sẽ mua cho mình một cái Lexus riêng nếu mình không đi du học”.

Tôi băn khoăn: “Vì gia đình phải tập trung tiền đầu tư cho bạn du học à?” Trang nói: “Không, vì nếu mình đi du học thì ở nhà không có ai đi được xe đó. Bỏ 2 cái xe ở nhà thì gỉ mất”.

  • Lưu Vân

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,