221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1173280
Lịch sử 11: Nhiều lỗi viết hoa và dùng từ?
1
Article
null
Lịch sử 11: Nhiều lỗi viết hoa và dùng từ?
,

 Cũng như Lịch sử 8, cuốn Lịch sử lớp 11 vẫn rơi vào tình trạng ngoại nặng hơn nội. Phần lịch sử thế giới gồm 102 trang; trong khi đó, Lịch sử Việt Nam chỉ có 53 trang.

Bìa SGK Lịch sử 11

Khắc phục lỗi của Lịch sử 8 trong đề mục "Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918", Lịch sử 11, chính xác hơn khi viết: "Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918") - từ năm 1858 đến năm 1918 thì chưa kể những sự kiện trong năm 1918.

Tuy nhiên, Lịch sử 11 cũng chỉ là sự kéo dài của Lịch sử 8 (kéo dài chứ ít nâng cao).

Dễ dàng nhận ra sự kéo dài ấy bằng cách thêm nhiều chi tiết cụ thể, khó nhớ làm khổ người học...

Sự kiện "Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi vọng)" của Pháp đậu trên Vàm Cỏ Đông (10 -12-1861) được kéo dài thành "Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng)" của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo), làm nức lòng quân dân ta."

Có lẽ ít người đọc hết 1/3 trang chữ nhỏ thống kê tên người lãnh đạo, địa danh nổ ra khởi nghĩa (trang 126). Việc tương tự như vậy đã xảy ra với nhiều đoạn sử khác, khi soạn giả liệt kê gia sản, tên các công ty ở trang 147 - mà tên công ty được viết hoa không đúng.

Làm sao để giảm bớt nội dung học sinh phải ghi nhớ và không đưa những điều học sinh không bao giờ ghi nhớ được vào sách giáo khoa? Có bao giờ các soạn giả nghĩ đến chuyện này không?

Xin đề xuất một số chỗ cần chỉnh sửa mong Bộ Giáo dục- Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục xem xét:

Trang 35: "Đảng Bônsêvích"; "Hoà ước Bret Litốp" phiên âm tên nước ngoài sao không có dấu gạch ngang?

Trang 106: Tiểu mục "1.Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược" nên sửa cho gọn "Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược". Hoặc chí ít cũng phải thêm dấu ngoặc đơn "Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)". Tôi nghĩ, câu văn này đã được in không đúng bản thảo của tác giả, vì nó tối nghĩa quá.

Trang 107: "Công thương nghiệp bị đình đốn: xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại"Thêm chữ "bị" làm mất cân đối với các ý trước và sau ( Đã viết: "Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức..." (trang 106) và: " Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại sai lầm..." (trang 107), thì phải viết :"Công thương nghiệp đình đốn. Xu hướng độc quyền công thương..."

 

Sửa lại: "Công thương nghiệp đình đốn. Xu hướng độc quyền công thương của triều đình đã hạn chế sản xuất và thương mại phát triển."

 

-" ...tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên Chúa để chuẩn bị tiến hành cuộc xâm lược" sửa thành: "...chuẩn bị tiến hành xâm lược".

 

- "... Hiệp ước Vécxai... " nên thống nhất sửa thành "... Hiệp ước Véc-xây..."

Trang 109: "Chiếm được Nam Kì,... đồng thời tạo điều kiện cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp" sửa thành: "... đồng thời tạo điều kiện cho việc Pháp làm chủ lưu vực sông Mê Công".

Trang 110: "... các đội dân binh....ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng" sửa thành: "....ngày đêm bám sát địch để tiến công, tiêu diệt chúng"

- Bổ sung chức vụ của Nguyễn Tri Phương

- "...Ông đã huy động hàng vạn quân và dân binh..." (dòng 11 dl) mâu thuẫn với "một lực lượng từ 10.000 đến 12.000 người". Theo chúng tôi, "hàng vạn" ít nhất cũng phải từ hai vạn trở lên. Hơn một vạn sao gọi là hàng vạn?

Đầu tháng 2/2009, nhà giáo Văn Hiến gửi tới VietNamNet loạt bài viết góp ý về sách giáo khoa (SGK). Mở đầu loạt bài, tác giả viết: "Đọc các cuốn SGK lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12, tôi thấy không ít lỗi: lỗi lớn cũng có; lỗi nhỏ càng nhiều... Bao nhiêu lực lượng xã hội tham gia mà chỉ phát hiện được  5 lỗi trong các cuốn SGK lịch sử". Để giúp bạn đọc hình dung rõ hơn những góp ý mà ông đã tỉ mỉ "dọn vườn", VietNamNet lược một số thông tin. Các bài viết cụ thể, chúng tôi đăng tải như một tài liệu tham khảo để rộng đường dư luận, theo tinh thần của tác giả "tôi xin điểm qua phần lịch sử Việt Nam của từng cuốn sách để bạn đọc xa gần tự lựa chọn câu trả lời".

Trang 111:  Đề nghị bỏ cụm từ "đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo" trong câu "... đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu chiến của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo)" . Điều này không cần thiết.

- "... bồi thường 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc)..."  sai lệch với Lịch sử 8, trang 116, dòng 8: "288 vạn lạng bạc". Đề nghị xác minh xem đâu mới là số lượng chính xác.

Trang 112: Hai lần nói đến Nguyễn Tri Phương nhưng không kèm theo chức vụ.

-"Hình 51. Trương Định nhận phong soái" đã có trong Lịch sử 8, trang 117.

Trang 113: "...hoạt động của nghĩa quân ... khiến cho bọn cướp nước và bán nước phải run sợ" sửa thành "Hoạt động của nghĩa quân ... khiến cho bọn cướp nước và bán nước phải lo lắng", sử dụng hai chữ "run sợ" là hạ thấp kẻ thù.

- Nên thống nhất viết hoa "... Triều đình Huế". 

Trang 114: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" là câu tối nghĩa. Nên sửa: Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây ; hoặc "Khi nào Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì khi ấy mới hết người Nam đánh Tây".

Trang 116: "Đứng trước vận nước nguy nan, một số quan chức, sĩ phu, có học vấn cao..." Dùng từ "quan chức" nghe hiện đại quá. Nên đổi thành: "quan lại" hoặc "văn thân"

Trang 120: "...Ri-vi-e đã cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định (3- 1883)".  Phải chăng Pháp chiếm ba mỏ than? Nam Định làm gì có than? Quảng Yên ở đâu? Viết thế sẽ khiến học sinh khó hiểu.

- "Hình 57" đã có trong Lịch sử 8, trang 122.

Trang 122: Bỏ chữ "mới" trong câu "...Nhân lúc triều đình bận rộn về việc Tự Đức mới qua đời...."

- "... Kinh thành Huế..." viết hoa là hợp lí nhưng hiện nay nhiều sách không viết hoa.

- Tiểu mục: "Hai bản Hiệp ước 1833 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng" nên đổi thành: "Hai bản Hiệp ước 1833 và 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp" .

- "Hiệp ước Hácmăng" viết phiên âm không đúng quy định, phải đổi thành "Hiệp ước Hác-măng".

-"... triều đình Huế", "triều đình Mãn Thanh" không viết hoa chữ "triều""...Chính phủ Pháp" (trang 123, dòng 15) lại viết hoa chữ "Chính"...

Trang 123: "Hiệp ước Patơnốt" đổi thành "Hiệp ước Pa-tơ-nốt"

- "...  quân Pháp tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại". Sao lại gọi lực lượng nghĩa quân là "ổ đề kháng"?. Cần sửa lại: "... quân Pháp tiến hành các cuộc càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng đối kháng còn sót lại

- Viết hoa "... Chính phủ Pháp" thì sao "... triều đình Huế" không viết hoa?

Trang 124: "...Kinh thành Huế" viết hoa là đúng nhưng nhiều chỗ khác không viết hoa.

- "...dân tộc thiểu số miền núi" sửa thành "...dân tộc thiểu số".

- "...Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh..." sửa thành "... nhóm nghĩa quân...".

Trang 125: "...Trong khi viên Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam là Đờ Cuốc-xi..." viết hoa sai lệch với trang 146: "... toàn quyền Đông Dương tuyên bố..."

Trang 129:  "Nghĩa quân Bãi Sậy....trà trộn vào dân để hoạt động " sửa thành : "....phân tán vào dân để hoạt động"

- "... Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, ... Quảng Yên...". Theo chúng tôi, nhiều giáo viên cũng không rõ địa danh Quảng Yên, vì vậy nên chú thích về địa danh này.

Trang 130: "... Cứ điểm Ba Đình..." không viết hoa trong trường hợp này có sai lệch với "... Căn cứ địa Việt Bắc..." (Lịch sử 9 trang 111)   

Trang 134: "Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp..." sửa thành "... hàng chục nhóm nghĩa quân chống Pháp... "

Trang 135: "... Nghĩa quân phải chia nhỉ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động" sửa thành: "...phân tán vào dân để hoạt động"

- "...khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã" sửa thành: "...phong trào chấm dứt".

Trang 138: "Hình 69. Ga Hà Nội năm 1900" lặp lại "hình 98 trong Lịch sử 8, trang 139", giáo viên và học sinh không rõ tại sao lại có hình người và con dấu tròn trên góc trái.

Trang 139: Sai nhiều lỗi viết hoa "Nhà máy xi măng Hải Phòng" phải viết "Nhà máy Xi - măng Hải Phòng"; "xưởng đóng tàu Ba Son" nên viết "Xưởng Đóng tàu Ba Son"; "...nhà máy xe lửa Trường Thi" nên viết "... Nhà máy Xe lửa Trường Thi"...

Trang 142: "...mở công ti Đông Thành Xương" nên viết "...mở Công ti Đông Thành Xương"; "công ti Liên Thành" nên viết "Công ti Liên Thành".

Trang 144 -145: Bỏ ý về hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế vì đã học riêng khởi nghĩa Yên Thế.

Trang 146: "... toàn quyền Đông Dương tuyên bố" nên viết "... Toàn quyền Đông Dương tuyên bố".

- "...công ti than Tuyên Quang" nên viết "Công ti Than Tuyên Quang".

Trang 147: "... xưởng thuỷ tinh Chương Mĩ ở Hà Đông" nên viết "... Xưởng Thuỷ tinh Chương Mĩ (Hà Đông)"; "... công ti xà phòng Quảng Hưng Long ở Hà Nội" nên viết "Công ti Xà - phòng Quảng Hưng Long (Hà Nội)"; "... nhà in Lê văn Phúc ở Hà Nội" nên viết "... Nhà In Lê Văn Phúc (Hà Nội)" - để thống nhất với cách viết hoa "... Công ty cổ phần In Diên Hồng..." ở trang 160.

Trang 148 dòng 1dl: "Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, H., 1996, tr 24-25", để thống nhất nên sửa thành: "Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 24-25",

Trang 149: "...Hội đã tiến hành một số cuộc bạo động như tấn công vào các đồn binh của Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái...". Ở đây ghi tên địa danh tỉnh lẫn lộn với huyện.

- "Cuối cùng, Việt Nam Quang phục hội tan rã sau đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai vào năm 1916" sửa thành: "Năm 1916, sau đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai, Việt Nam Quang phục hội chấm dứt hoạt động."

Trang 150: "Nghĩa quân... kéo dài cuộc chiến đấu được sáu tháng thì tan rã" nên sửa thành "... kéo dài cuộc chiến đấu được sáu tháng thì chấm dứt" .

Trang 152: "... công nhân nhà máy sàng Kế Bào" sửa thành "... công nhân Nhà máy Sàng Kế Bào"; "... công nhân mỏ than Hà Tu..." sửa thành "... công nhân Mỏ Than Hà Tu..."; "... công nhân mỏ bôxít Cao Bằng..." sửa thành"... công nhân Mỏ Bô - xít Cao Bằng..."; "mỏ than Phấn Mễ..." sửa thành "Mỏ Than Phấn Mễ..."

Trang 153, 154: lặp lại hầu như nguyên văn sách Lịch sử 8, trang 148, 149 và thêm những sai sót ngay ở tiểu mục: "Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911- 1918). Từ 1911 đến 1918, Bác Hồ chưa sử dụng tên Nguyễn Ái Quốc.

-Khẳng định "Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890.... trong một gia đình trí thức yêu nước..." là có phần sai lệch với Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam :"Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày".

-Chỉ giới thiệu tên quê hương của Hồ Chí Minh theo địa danh hiện nay là chưa đủ (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) .

 

-"... từ rất sớm Nguyễn Tất Thành đã có chí đánh đuổi thực dân..." nên sửa thành: "... từ rất sớm, Nguyễn Tất Thành đã có chí đánh đuổi thực dân..." (thêm dấu phảy).

 

-"Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước" phải sửa thành -"Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng, Sài Gòn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước".

 

- Đoạn sử viết về hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong hai năm 1917-1918 ở Pháp là không chân thực: "... Người viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam".

 

Cụ thể, Nguyễn Tất Thành đã viết bài báo nào? tranh thủ diễn đàn nào, cuộc mít-tinh nào?

 

Hãy nghe Hồ Chí Minh kể về những hoạt động của Người trong giai đoạn sau năm 1918, trong bài "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin": "Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri... Tôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười chỉ theo cảm tính... Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy ... tỏ đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức...".

Năm 1919, khi đưa Yêu sách của nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chưa thành thạo Pháp văn, Người còn phải nhờ cậy một luật sư người Việt đang sống ở Pa-ri giúp đỡ. Sau khi đọc Luận cương Lê-nin, chuẩn bị tham gia Đại Hội Tua, Người vẫn "chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ của mình".

Vì lẽ trên, tôi nghĩ đoạn sử về Nguyễn Tất Thành phải viết lại.

- Lỗi chính tả: "Hội những người Việt Nam yêu nước"  nên viết "Hội Những người Việt Nam yêu nước".

- Lối diễn đạt "...Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan..." quá suồng sã và thiếu tôn kính. Nên diễn đạt theo sách Ngữ văn: "song thân của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan ".

- Tiếp nối Lịch sử 8, soạn giả Lịch sử 11, nhiều lần đặt anh thanh niên "Nguyễn Ái Quốc" lên trên dân tộc, đồng bào: "có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào"; "... tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc; "...trở về giúp đồng bào mình";...

- "... Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau..." sửa thành "Từ 1911 đến 1917"

Trang 154: "Khoảng cuối năm 1917" sửa thành "Cuối năm 1917".

Trang 155: Tiểu mục "Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX - trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp" nên sửa thành "Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX - trước khi thực dân Pháp xâm lược"

- Nên thống nhất viết hoa "Triều đình nhà Nguyễn"; "Triều đình Huế".

Có thể nói Lịch sử 11, mắc nhiều lỗi viết hoa và dùng từ.

  • Thanh Huyền - Văn Hiến

**************************

Ho ten: Chí Minh
Dia chi: Hà Nội

Một số lỗi chính tả mà tác giả bài báo nêu ra theo tôi chưa thỏa đáng. Ví dụ: xi măng, từ này giờ đã Việt hóa, có ai viết xi-măng nữa, hay xà phòng cũng vậy. Một số cách dùng từ khác nhau như "trà trộn/phân tán" là do quan điểm của người viết, không thể nói đấy là lỗi được.

Ho ten: Jacky Le
Dia chi: Shanghai - China 

Tác giả bài báo đã quá cẩn trọng tới việc dùng từ của cuốn sách. Không cần phải quá khắt khe như vậy. Ví dụ như câu "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" đọc toàn toàn dễ hiểu. Chỉnh sửa của tác giả bài báo đọc có lẽ còn tối nghĩa hơn "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây".

Còn rất nhiều điểm mà nhà báo này quá khắt khe, nhưng nói chung, cũng có khá nhiều điểm cuốn Lịch sử 11 cần phải đính chính lại. Dù sao, cũng rất cám ơn tác giả bài báo đã bỏ thời gian đọc và phân tích cuốn sách để góp ý cho Nhà Xuất bản.

Ho ten: Phạm Vũ Hưng
Dia chi: 417 - Phan Thiết - Tuyên Quang

Cháu là học sinh lớp 11. Thật sự cháu thấy môn sử quá nặng nề, cô giáo bảo rất nhiều bài ngày xưa học 2 đến 3 tiết thì bây giờ rút lại thành một tiết khiến cô và học sinh học bài theo kiểu: học cho đủ chương trình.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;