221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1177868
Chủ nghĩa “quý tộc trong giáo dục” sẽ xuất hiện tại Anh?
1
Article
null
Chủ nghĩa “quý tộc trong giáo dục” sẽ xuất hiện tại Anh?
,

Việc trường đại học Cambridge, một trường đại học danh tiếng trên thế giới và đứng thứ hai tại Anh, ngày 16/3 công bố sẽ nâng điểm chuẩn xét nhập học bắt đầu từ năm 2010, đã làm dấy lên mối lo ngại về xuất hiện chủ nghĩa “quý tộc trong giáo dục mới” sẽ xuất hiện tại Anh, gây tranh cãi về vấn đề bình đẳng cơ hội.

Một số người đã lên tiếng chỉ trích quyết định thay đổi chính sách xét tuyển của trường Đại học Cambridge. Những người này cho rằng như thế có lợi cho các trường học tư và bất lợi cho các trường công.

Đại học Cambridge cho biết kể từ năm học 2010, tại vòng sơ loại của nhà trường, những học sinh có 3 điểm A (điểm giỏi) sẽ không đủ tiêu chuẩn để xem xét nữa. Thay vào đó, phải có ít nhất là một điểm A* (điểm giỏi xuất sắc, điểm từ 90% trở lên). Đại học đứng đầu Anh và thứ nhì thế giới Oxford và các trường đại học hàng đầu của Anh dự kiến cũng sẽ thay đổi tiêu chí xét tuyển của mình.

Năm 2007, trường Đại học Cambridge đã nhận 57% học sinh từ các trường công. Các trường đại học hàng đầu của Anh cho rằng họ ngày càng khó khăn hơn trong việc phân biệt đâu là những em thực giỏi trong số quá nhiều học sinh được dự đoán sẽ có điểm học đạt loại giỏi thông thường. Năm 2008, Cambridge đã từ chối đơn xin học của 5500 học sinh đạt được 3 điểm giỏi thông thường ở bậc học As (dự bị đại học năm đầu). Cambridge thậm chí còn cho biết họ tiến tới sẽ chỉ xét học sinh phải có 2 trong tổng số 3 điểm đạt loại giỏi xuất sắc.

Khuôn viên trường Đại học Cambridge, một trong những trường đại học lâu đời và danh giá bậc nhất nước Anh.
Ảnh: www.studylanguages.org

Quyết định của Cambridge đưa ra đã bất chấp những lưu ý của cơ quan tư vấn của chính phủ cho rằng thang điểm mới không nên dùng làm điểm chuẩn xét tuyển cho đến khi điều này được kiểm chứng là quyết định hợp lý hay chưa.

Các trường tư hoan nghênh quyết định này của Cambridge trong khi các trường công và các chuyên gia giáo dục cho rằng biện pháp này đưa ra nhằm hạn chế cơ hội của học sinh tại các trường công vào các trường đại học hàng đầu của Anh.

Trường công ở Anh là trường chủ yếu dành cho con em những gia đình có thu nhập trung bình và thấp, các em được học miễn phí nhưng cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo ở đây kém hơn so với chất lượng của các trường tư - nơi thường tập trung con em các gia đình trung lưu trở lên. Học sinh đóng học phí nên cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo tốt hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, các trường đại học danh tiếng của Anh lựa chọn theo  tiêu chí như vậy sẽ hạn chế cơ hội để các học sinh nghèo có điều kiện phát triển tài năng của mình. Theo quan điểm của một số chuyên gia giáo dục thì tài năng của một con người còn cần đến tư chất, yếu tố thông minh, tư duy sáng tạo. Điểm học chỉ phản ánh một phần nào đó, học sinh trường tư do có điều kiện hơn nên điểm học sẽ tốt hơn, nhưng chưa chắc tư chất đã là những đứa trẻ tài năng mà các trường đại học danh tiếng cần tìm.

10 trường đại học hàng đầu của anh theo xếp loại năm 2008 gồm Oxford, Cambridge, Imperial College, London School of Economic, St Andrews, Uneversity College of London, Warwick, Bristol, Durham and King’s College London.

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,